Hậu vệ Abidal (Barca) & Cuộc chiến với căn bệnh ung thư gan

Abidal đã 10 tháng không chơi bóng. Nhưng mới đây, hậu vệ người Pháp này đã nói: “Tôi sẽ cố gắng và hy vọng trở lại sân sớm. Tuy nhiên, tôi không muốn trở lại một cách vội vàng vì căn bệnh gan rất nguy hiểm. Có thể đứng đây và nói chuyện với các bạn lúc này đã là may mắn lắm rồi”.

Abidal đã 10 tháng không chơi bóng. Nhưng mới đây, hậu vệ người Pháp này đã nói: “Tôi sẽ cố gắng và hy vọng trở lại sân sớm. Tuy nhiên, tôi không muốn trở lại một cách vội vàng vì căn bệnh gan rất nguy hiểm. Có thể đứng đây và nói chuyện với các bạn lúc này đã là may mắn lắm rồi”.

Hậu vệ Abidal (Barca) & Cuộc chiến với căn bệnh ung thư gan


U GAN RẤT NGUY HIỂM
Đúng như Eric Abidal nói, với căn bệnh ung thư gan tồi tệ, nếu không được phát hiện sớm, nếu không được theo dõi điều trị thì lúc này hậu vệ người Pháp đã ở thiên đường. Giờ Abidal tạm thoát khỏi lưỡi hái tử thần nhưng anh vẫn phải cẩn thận với lưỡi hái tử thần.

Cơn ác mộng với lá gan của Abidal bắt đầu từ tháng 3/2011. Trong buổi kiểm tra sức khỏe tổng quát định kỳ của Barcelona, các bác sĩ đã phát hiện những dấu hiệu cho thấy Abidal bị u gan. May mắn là các bác sĩ cho biết khối u của Abidal là ác tính nhưng may mà phát hiện sớm nên vẫn có thể cứu vãn được.

Bệnh án của Abidal ghi: “Ung thư tế bào gan (HCC: hepatocellular carcinoma)”. Đây là loại ung thư gan phổ biến nhất và thường gặp nhất trong các loại ung thư gan. Nguyên nhân nào khiến gan của Abidal bị ung thư? Bác sĩ Josep Fuster Obregon cho biết chứng ung thư gan của Abidal là dạng nguyên phát, nghĩa là khối u xuất phát đầu tiên từ gan chứ không phải di căn từ cơ quan khác chứ nếu di căn thì mọi chuyện có thể tồi tệ hơn nữa.

Ngày 17/3/2011, chỉ 2 ngày sau khi xác định u gan ác tính, Abidal lên bàn mổ để các bác sĩ tiến hành cắt bỏ khối u gan. Ca phẫu thuật kéo dài 3 tiếng do bác sĩ Josep Fuster Obregon tiến hành được đánh giá là thành công tốt đẹp.

4 tuần sau khi Abidal tiến hành phẫu thuật, cầu thủ này lại ra sân tập luyện bình thường. Đến ngày 4/5/2011, Abidal đã trở lại thi đấu trận đầu tiên khi vào thay Puyol phút 91 trong trận Siêu kinh điển với Real Madrid, anh cũng góp mặt trọn vẹn trong 90 phút trận chung kết Champions League với M.U năm đó. Ai cũng ngỡ rằng anh đã hoàn toàn đánh bại ung thư gan.

Mùa bóng sau đó, Abidal tiếp tục là trụ cột của đội. Trong mùa bóng 2011/12, anh chơi 22 trận tại La Liga, 6 trận tại Champions League, 4 trận tại Cúp nhà Vua. Lẽ ra Abidal còn có thể đóng góp nhiều hơn nếu như đến tháng 3/2012, anh không phải dừng lại để phẫu thuật gan tiếp.

CUỘC CHIẾN CAM GO
Ngày 15/3/2012, tức đúng 1 năm sau khi bác sĩ xác định Abidal bị u gan ác tính, anh phải tiến hành phẫu thuật gan lần 2. Nếu lần trước Abidal phải cắt bỏ u gan thì lần này anh được ghép gan từ Gerrard, một người em họ. Bác sĩ phẫu thuật Garcia-Valdecasas tuyên bố trong cuộc họp báo sau đó: “Abidal có trở lại thi đấu không à? Tôi không trả lời được vì cái này tùy thuộc vào cậu ấy.

Với một người bình thường thì sau 3 - 6 tháng có thể làm việc được nhưng Abidal cần phải thận trọng hơn nếu muốn quay trở lại sân cỏ. Trong khoảng 3-6 tháng tới rất quan trọng vì nó là khoảng thời gian để cơ thể có thể chấp nhận phần gan ghép. Nếu không có phản ứng nghiêm trọng thì Abidal sẽ bước qua được cửa ải khó khăn nhất”

Rất may là cơ thể Abidal không từ chối phần gan được ghép và đến tháng 5/2012, anh đã xuất viện. Abidal có thể tập luyện lại nhưng để trở lại sân bóng là một quãng đường xa. Các bác sĩ sẽ còn theo dõi hoạt động của gan Abidal sát sao và chỉ cho anh trở lại sân cỏ khi đạt trạng thái an toàn.

Với họ, điều quan trọng nhất không phải là Abidal khi nào ra sân mà phải giữ được mạng sống của anh. Còn giờ, nhiệm vụ của Abidal là tuân thủ chế độ tập luyện, sinh hoạt theo bác sĩ và cầu nguyện để có cơ hội ra sân sớm.

Tiến sĩ y khoa Bùi Xuân Trường  (Khoa tiêu - Viêm gan bệnh viện đa khoa quốc tế VINMEC):
“Người Việt nên cẩn thận với bệnh gan”

Gan là tạng đặc lớn nhất trong cơ thể người, nằm lệch về phía bên phải ở nửa trên ổ bụng và ngăn cách với lồng ngực bởi cơ hoành. Trọng lượng trung bình của gan người trưởng thành vào khoảng 1,2-1,6kg.

Nhậu nhẹt là nguyên nhân chính dẫn đến các bệnh về gan



Gan đảm nhiệm nhiều chức năng sinh lý của cơ thể như: tạo máu (chủ yếu ở thời kỳ bào thai và sơ sinh), tạo mật, khử độc, tổng hợp đường glucose và dự trữ glycogen cho cơ thể, tổng hợp protein, tổng hợp một số yếu tố đông máu, chuyển hóa mỡ (lipid), chuyển hóa rượu, chuyển hóa thuốc (nhiều loại thuốc chuyển hóa qua gan). Chính vì vậy khi bị suy chức năng gan nặng có thể dẫn đến tử vong.

Hàng năm thế giới phát hiện được thêm khoảng 600.000 bệnh nhân ung thư tế bào gan mới mắc và 650.000 bệnh nhân tử vong vì ung thư gan, trong đó 75-80% thuộc các nước châu Á. Rất đáng tiếc, Việt Nam nằm trong các nước có tỷ lệ ung thư gan cao nhất thế giới.

Thói quen nhậu nhẹt, uống rượu bia bừa bãi, không có định mức như của người Việt là nguyên nhân chính dẫn đến các bệnh liên quan đến gan. Mặt khác, việc uống thuốc Tây tùy tiện, không theo kê đơn của bác sỹ mà chỉ dựa trên kinh nghiệm và thói quen phi chuyên môn cũng khiến gan bị tổn thương, ngộ độc và suy yếu.

Những người như thế nào sẽ thuộc nhóm bệnh nhân cần theo dõi và sàng lọc chẩn đoán ung thư tế bào gan định kỳ?
1. Nam giới người châu Á, bao gồm cả Việt Nam, từ 40 tuổi trở lên
2. Nữ giới người châu Á, bao gồm cả Việt Nam, từ 50 tuổi trở lên
3. Người có bệnh lý do nhiễm vi-rút viêm gan B mạn tính
4. Người có bệnh lý do nhiễm vi-rút viêm gan C mạn tính
5. Người có tiền sử người thân trong gia đình (ông, bà, bố, mẹ, anh chị em ruột) bị ung thư gan
6. Bệnh lý xơ gan do bất kể nguyên nhân nào: vi-rút viêm gan, do rượu, do rối loạn chuyển hóa...
7. Sống trong vùng có tỷ lệ bị nhiễm độc một số yếu tố có nguy cơ gây ung thư gan cao như Aflatoxin...
8. Thời gian gần đây một số nghiên cứu y học cho thấy bệnh nhân bị đái tháo đường type-II, hút thuốc lá, gan nhiễm mỡ nặng hay béo phì cũng nên khám sàng lọc định kỳ.

Để tránh hiểm họa gan, bác sỹ Bùi Xuân Trường khuyên người dân cần tiến hành kiểm tra định kỳ để sàng lọc ung thư tế bào gan và phương pháp sàng lọc, vì những lý do sau:

Để đạt hiệu quả tốt trong điều trị ung thư tế bào gan đòi hỏi phải có sự kết hợp và gắn kết của nhiều chuyên ngành y học, y tế: dịch tễ học, khám đa khoa, chuyên khoa, chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm, mô bệnh học, phẫu thuật, ung thư và truyền thông y tế.

Mục tiêu của điều trị ung thư gan, cũng như các bệnh ung thư khác, là loại bỏ tổ chức ung thư, kéo dài tuổi đời sau điều trị và đảm bảo chất lượng cuộc sống sau điều trị cho người bệnh. Giảm thiểu tối đa gánh nặng kinh phí cho người bệnh, gia đình người bệnh và cho xã hội.

Để đạt được mục tiêu này thì việc phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm và giai đoạn rất sớm có vai trò ý nghĩa quyết định.

Ung thư tế bào gan dù được điều trị đúng và điều trị ở giai đoạn sớm hay rất sớm thì vẫn có khả năng bị tái phát.

Thời gian làm xét nghiệm và kiểm tra định kỳ trung bình là 6 tháng/1 lần. Tuy nhiên ở bệnh nhân có bệnh lý gan mãn tính (đặc biệt là do vi-rút viêm gan B, viêm gan C), xơ gan có nhân xơ tái sinh cần được theo dõi sát hơn và khoảng cách theo dõi nên là 3 tháng/1 lần.
Theo Bongdaplus


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.