Lại chuyện mặt sân, đá rắn làm HAGL chìm sâu vào thất bại

Hôm qua, sau khi thua SLNA 0-2, HLV Nguyễn Quốc Tuấn cho rằng lý do phần vì mặt sân khách xấu

Hôm qua, sau khi thua SLNA 0-2, HLV Nguyễn Quốc Tuấn cho rằng lý do phần vì mặt sân khách xấu, các cầu thủ của ông bị đá rát và vì HAGL mỏng nhân sự...

Lại chuyện mặt sân, đá rắn làm HAGL chìm sâu vào thất bại

Đúng rồi. Luôn phải có lý do nào đó khiến một CLB thất bại. Nếu mọi thứ ổn hết, hẳn họ đã phải thắng, hoặc ít nhất có 1 điểm. Và nếu kể thêm một lý do mới đây được HLV Võ Đình Tân của Khánh Hòa nói, thì HAGL còn kém CLB Sài Gòn về độ quái và mềm dẻo trong lối chơi.

Đấy có thể là một ý kiến khác, đáng tham khảo cho HLV Nguyễn Quốc Tuấn, bởi dù sao Khánh Hòa cũng mới thắng HAGL 2-0 ngay trên SVĐ Pleiku rồi sau đó hòa 0-0 khi đón tiếp Sài Gòn FC.

Với HAGL, lý do mặt sân xấu, dẫn tới đội chơi không tốt rồi thua rất hay được đem ra chia sẻ. HLV Graechen trong những lần cùng CLB phố Núi thất bại cũng thường vận lý do này.

Chuyện HAGL bế tắc vì bị đối thủ đá rát, đá rắn cũng được nhắc tới rất nhiều. Nhưng nên nhớ, chính người HAGL cũng chỉ có thể dùng từ "đá rát, đá rắn" chứ lối đá của đối phương không hề thô bạo hay phạm luật quá nhiều.

Đó là cách đá hoàn toàn bình thường mỗi khi một CLB gặp đối thủ thích phô diễn kỹ thuật. Và đương nhiên HAGL phải hiểu, mọi đối thủ gặp họ sẽ đều thi đấu kiểu vậy.

Lại chuyện mặt sân, đá rắn làm HAGL chìm sâu vào thất bại - Ảnh 2.

HAGL có trận thua thứ 3 liên tiếp vì sân xấu, đối phương đá rát?

Vẫn biết mặt cỏ V-League có nơi tốt, nơi xấu nhưng HAGL chẳng phải Man United, họa hoằn lắm mới phải đến "ruộng khoai" của một CLB Nga lạ lẫm để đá Europa League. HAGL đã chơi ở V-League quá lâu và chẳng lạ gì SVĐ của SLNA.

Vì thế, có thật sự hợp lý không khi sau một trận thua, HAGL đem mặt sân ra đổ lỗi cho thất bại? Chẳng lẽ cầu thủ chuyên nghiệp là chỉ biết đá trên một mặt sân, giống mặt sân ở trung tâm tập luyện của mình?

Sẽ là quá nếu so sánh lối chơi kĩ thuật - ban chuyền ngắn của HAGL với Barca. Có thể so sánh gần hơn chút nữa là Thái Lan. ĐT Việt Nam dưới thời Miura từng có một trận đấu cực thô bạo trên sân đối phương, hòng phá lối đá của chủ nhà.

Thế nhưng trận đó, Thái Lan vẫn thắng 1-0. Trước người Thái, ĐT Việt Nam không ít lần xác định đá rát, đá rắn để khắc chế lối chơi. Nhưng sự thông minh của từng cầu thủ đối phương, sự mềm dẻo trong chiến thuật... gần như luôn khiến người Thái chiến thắng.

Còn nhớ ở trận lượt về vòng loại World Cup 2018 trên Mỹ Đình, đội chủ nhà cũng đá rát, làm Thái Lan đôi chút bối rối. Nhưng ở phút 29, phang, Thawikan tung cú sút xa hiểm hóc và người Thái mở tỷ số trận đấu.

Kể từ đấy, chơi rát nhưng ĐT Việt Nam mới chính là những người dần mất tinh thần và phải chạy theo đối thủ.

Từ những cấp độ trung bình tới cao hơn, bóng đá thế giới không thiếu các ví dụ thành công của lối đá kĩ thuật, ban chuyền ngắn, trong thời mà bóng đá hiện đại, của chiến thuật, của thể lực, ngoại hình... vẫn phổ biến hơn.

Song để thành công như thế, HAGL nên hành động nhiều hơn là chỉ biết đổ lỗi cho thất bại.

Theo Trí Thức Trẻ


ĐT Việt Nam

HAGL

HLV Nguyễn Quốc Tuấn


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.