- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Chàng thủ khoa 'phù phiếm'
Từ một chàng trai 22 tuổi chưa từng biết đến ra nước ngoài, đi máy bay, địa điểm xa nhất mà em từng đặt chân đến là Đà Lạt, Vũng Tàu, chỉ sau một năm, Nguyễn Hoàng An đã bước ra khỏi “vùng an toàn” của mình với 5 chuyến đi tới Hàn Quốc, Nhật Bản, Brunei, Campuchia, và tới đây là Mỹ.
Tất cả những chuyến đi mà Hoàng An tham gia đều là những cơ hội giao lưu, trao đổi văn hóa được tài trở bởi các tổ chức trong và ngoài nước.
Nguyễn Hoàng An, sinh năm 1994 là thủ khoa đầu ra của khoa Quan hệ quốc tế, Trường ĐH Ngoại ngữ Tin học TP.HCM. Ảnh: NVCC |
Suốt 4 năm chỉ tập trung học tập và tham gia các hoạt động của trường, địa phương, Hoàng An tốt nghiệp thủ khoa đầu ra của khoa Quan hệ quốc tế, Trường ĐH Ngoại ngữ Tin học TP.HCM và là một trong 45 thủ khoa đầu ra của thành phố năm đó.
Chưa hài lòng với kết quả này, An cảm thấy mình vẫn đang quá “an toàn”. Em khao khát được bước chân ra khỏi biên giới đất nước, nhưng điều kiện gia đình không cho phép. Chính vì thế, bằng tất cả kiến thức, kỹ năng tích lũy, An tìm đến những chuyến đi được tài trợ dành cho những bạn trẻ xuất sắc và năng động.
Tháng 6/2016 là lần đầu tiên An xuất ngoại trong chương trình trao đổi ASEAN - Trung Quốc được tổ chức tại Campuchia cùng với 10 quốc gia Đông Nam Á khác về chủ đề giáo dục.
Ngày cuối cùng ở Campuchia cũng là ngày em nhận tin được đi Hàn Quốc trong chương trình 2016 ASEAN-Korea Youth Network Workshop với chủ đề bảo tồn biển.
Hoàng An chủ động kết nối với bạn bè quốc tế. Ảnh: NVCC |
Sau chuyến đi 5 ngày ở Hàn Quốc, cậu tiếp tục là một trong 20 bạn trẻ được chọn cho chương trình Jennesys 10 ngày ở Nhật Bản. Vừa trở về từ Nhật Bản, Đại sứ quán Mỹ gửi email thông báo An là 1 trong 5 đại biểu tham dự diễn đàn Generation Green được tổ chức tại Brunei.
Để đến được với những cơ hội giao lưu, học hỏi quý báu này, Hoàng An đã chứng minh sự năng động và nhiệt huyết của mình bằng các hoạt động trước đó mà em từng tham gia như: chương trình Siêu Thủ lĩnh của VTV6, triển lãm gây quỹ cho nạn nhân chất độc màu da cam, mùa hè xanh, ASEAN Citizens …
Hiện tại công việc chính của An là làm truyền thông trong lĩnh vực giải trí. Tuy nhiên, mới đây em vừa tham gia vào một vị trí hoàn toàn mới - trở thành dẫn chương trình của “Top 10 Billboard”, Đài Phát thanh TP. Hồ Chí Minh. An coi vị trí này là một thử thách mới cho bản thân và làm cuộc sống của em trở nên thú vị hơn.
Đi nhiều để bớt sự vị kỉ
Xây dựng nền kinh tế bền vững, thân thiện với môi trường là chủ đề trong chuyến đi Brunei. Ảnh: NVCC |
Trong chuyến đi Brunei, An cảm thấy bất ngờ vì đất nước và người dân nơi đây khác với những gì mình hình dung. Ấn tượng lớn nhất của An về đất nước này là sự thân thiện và cởi mở mặc dù người dân đa số theo đạo Hồi.
“Em vẫn nghĩ Brunei là một quốc gia cực đoan, khép mình. Tuy nhiên, khi đến em mới biết đây là một đất nước rất quy củ, đoàn kết. Đứng đầu đất nước là nhà Vua. Người Brunei rất kính trọng, tin tưởng tuyệt đối nhà Vua và hoàng gia. Tuy là một nước Hồi giáo nhưng người dân rất thân thiện, đáng yêu và sẵn lòng giúp đỡ. Phụ nữ ở đây trùm khăn bên ngoài nhưng bên trong là những trang phục rất thời thượng, thậm chí là gợi cảm”.
“Brunei là một quốc gia giàu có và đang công nghiệp hóa, nhưng họ có rất nhiều mảng xanh, không khí sạch sẽ, giao thông quy củ. Em bất ngờ khi giữa lòng thủ đô có một thác nước rất đẹp và sạch” – Hoàng An chia sẻ.
Hoàng An tại Osaka, Nhật Bản. Ảnh: NVCC |
Giống như Brunei, người Nhật Bản không sử dụng tiếng Anh nhiều nhưng sẵn sàng giúp đỡ người lạ. “Một lần bọn em vào siêu thị tìm mua một loại kẹo, có một cụ bà dù không nói được tiếng Anh nhưng sẵn sàng bỏ việc mình đang làm để tìm món đồ giúp em”.
An kể, đường phố ở Nhật Bản rất sạch sẽ mặc dù trên đường không hề có thùng rác vì người dân giữ rác để mang về nhà. “An ninh ở Nhật cũng rất tốt. Bạn có thể để xe đạp bên lề đường ở một nơi rất xa nhà, rồi đi về mà cũng không có ai lấy. Ở Nhật Bản, em cảm thấy an toàn, người dân thân thiện mặc dù áp lực trong công việc của họ rất lớn”.
Hoàng An đại diện thanh niên Đông Nam Á phát biểu trước các đại sứ và báo chí Hàn Quốc. Ảnh: NVCC |
Ngược lại, ở Campuchia, cuộc sống của người dân rất khó khăn. “Mặc dù khách sạn nơi em ở rất sang trọng nhưng chỉ cần bước ra ngoài khách sạn thôi, thì cuộc sống của người dân nơi đây giống như những vùng xa xôi nhất của Việt Nam”.
“Mọi thứ có mệnh giá trong 1 đô la. Câu chuyện minh chứng rõ nhất cho sự nghèo khổ của họ là trong chuyến đi xuồng trên hồ Tonle Sap. Họ chạy xuồng đến chỗ rất nắng thì chạy chậm lại để tụi em muốn đi nhanh và tránh nắng thì phải trả thêm tiền. Mặc dù thấy khá khó chịu trong tình huống này nhưng em cũng thấy rất tội nghiệp cho họ. Ở trên hồ này em còn gặp những đồng hương người Việt Nam tạm gọi là chưa có danh phận ở đây. Họ nghèo khổ và phải đi xin tiền của khách du lịch”.
An nói, sự chênh lệch giữa những quốc gia mà cậu đi qua giúp cậu có một cái nhìn bớt sự vị kỉ trong con người mình, thấy mình bao dung và cởi mở hơn. “Em cảm thấy con người mình suy nghĩ sâu xa hơn và sẵn sàng tiếp nhận sự khác biệt về văn hóa. Đó là một trong những vốn quý mà em có được trong 4 chuyến đi này”.
Đừng tự giới hạn bản thân
Chia sẻ bí quyết thuyết phục được hội đồng tuyển chọn của những chương trình này, Hoàng An nói, công việc hiện tại của em không liên quan nhiều đến những chuyến đi này. Tuy nhiên, em luôn cố gắng thể hiện vai trò của truyền thông trong cả 4 chủ đề. “Em nghĩ rằng truyền thông là cách tốt nhất để thay đổi nhận thức của con người”.
Một yếu tố tiên quyết khác là “các bạn phải tin ở chính mình, đừng tự giới hạn bản thân”. “Động lực của các bạn có thể từ những điều rất nhỏ như là được đi máy bay, được ra nước ngoài… nhưng hãy tin vào chính mình.
“Khi đăng ký vào một chương trình, theo kinh nghiệm của em, họ không muốn thấy một ứng viên thể hiện quá nhiều những gì mình làm đc, mà họ còn muốn thấy một bạn trẻ đang có những thách thức chưa giải quyết được, hoặc những khó khăn đang gặp phải”.
“Ví dụ như em muốn thay đổi thành kiến của cộng đồng về những người bị bệnh Down, muốn đưa họ tiếp cận với thế giới bình thường, nhưng em chưa biết mình phải làm gì để kêu gọi, tiếp cận cộng đồng… và em cần sự giúp đỡ của họ”.
Đó cũng là lý do An được chọn cho chương trình huấn luyện kéo dài một tuần tới đây tại Mỹ.
Một mục tiêu khác nữa của An là khuyến khích mọi người sống xanh qua những chương trình truyền hình, những dự án truyền thông, những sản phẩm tái chế hữu ích….
Dự án Kho báu rác - biến bãi rác thành khu vườn - mà An và nhóm của mình thực hiện khi tham gia chương trình Siêu Thủ Lĩnh của VTV6. Ảnh: NVCC |
Không ngần ngại chia sẻ về ước mơ của mình, An nói, trong tương lai gần, em đặt mục tiêu đi du học. Xa hơn, em muốn có một doanh nghiệp riêng về truyền thông để hỗ trợ các bạn trẻ làm “start-up” nhưng không có nhiều kinh phí để làm truyền thông.
Điều cuối cùng mà An nhắn nhủ: “Bây giờ các bạn trẻ hay nhìn mặt mà bắt hình dong. Bản thân em cũng hay bị phán xét nhìn ăn chơi như thế thì không biết có làm được gì cho cộng đồng hay không. Công việc của em là làm việc trong giới giải trí, làm việc cùng những nghệ sĩ và thường bị đánh giá là hào nhoáng, phù phiếm, tuy nhiên không phải vì thế mà những bạn trẻ như em không biết cống hiến cho cộng đồng”.
Theo VietNamNet
-
Tin giáo dục09/02/2020Ghi nhận đến chiều ngày 8/2, trên cả nước đã có 63 tỉnh, thành thông báo cho học sinh các cấp được nghỉ thêm 1 tuần nữa để phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt tờ trình của Sở GD&ĐT Hà Nội, theo đó học sinh các cấp sẽ được nghỉ tới hết ngày 16/2 để phòng dịch do virus corona gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Tính đến 15h ngày 7/2 đã có 35 tỉnh/thành phố kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh thêm để phòng, chống dịch bệnh nCoV.
-
Tin giáo dục07/02/2020Học sinh các cấp tại Hà Nội có thể được nghỉ tiếp 1 tuần nữa và đến 17/2 sẽ quay trở lại trường học.
-
Tin giáo dục06/02/2020Chiều 6/2, ông Nguyễn Thành Trung, Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết học sinh trên địa bàn thành phố nghỉ đến ngày 16/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020So với kế hoạch ban đầu, các trường đại học đã lùi lịch học lại 2 tuần và dự kiến sinh viên quay trở lại trường vào ngày 17/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020Sở GD&ĐT TP.HCM đề nghị cho toàn bộ học sinh thành phố nghỉ đến ngày 16/2 để phòng chống dịch nCoV.
-
Tin giáo dục06/02/2020Tỉnh Quảng Ngãi cho học sinh nghỉ đến ngày 16/2. Đây là tỉnh đầu tiên kéo dài lịch nghỉ cho học sinh thêm một tuần.