- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Chuyên gia pháp lý người Nhật nói về bài đọc 'Bé xách đỡ mẹ' gây tranh cãi: Đừng bắt trẻ thơ nhìn vạn vật bằng con mắt của người lớn
Anh Hirota Fushihara - một người Nhật sinh sống và làm việc tại Việt Nam nhiều năm, đã đưa ra quan điểm khác biệt về bài đọc "Bé xách đỡ mẹ" bị cho là mang ý nghĩa tiêu cực, phản giáo dục trong sách Tiếng Việt CNGD. Anh cho hay, người lớn không nên áp đặt tư duy đạo đức không phù hợp với trẻ nhỏ.
Anh Hirota Fushihara - một người Nhật sinh sống và làm việc tại Việt Nam nhiều năm, đã đưa ra quan điểm khác biệt về bài đọc "Bé xách đỡ mẹ" bị cho là mang ý nghĩa tiêu cực, phản giáo dục trong sách Tiếng Việt CNGD. Anh cho hay, người lớn không nên áp đặt tư duy đạo đức không phù hợp với trẻ nhỏ.
Chương trình Công nghệ Giáo dục của GS Hồ Ngọc Đại được thí điểm năm 1978 tại Trường Thực nghiệm (Hà Nội), sau đó được mở rộng ra các tỉnh thành trên cả nước. Riêng bộ sách Tiếng Việt 1 Giáo dục Công nghệ đã và đang được giảng dạy cho 800.000 học sinh tại 50 trường học.
Sau khi được trường học phổ biến về bộ sách mới, nhiều phụ huynh đã thử tìm hiểu xem 3 cuốn sách mới này có gì khác so với phiên bản trước đó. Nhiều người vô cùng bức xúc khi phát hiện trong sách chứa nhiều nội dung mà đến bản thân người lớn còn cảm thấy khó hiểu, chứ chưa nói đến các cháu mới chập chững đi học. Theo quan điểm cá nhân, họ đánh giá những câu chuyện trong sách không mang tính giáo dục và nhiều bài học vô nghĩa, dùng từ ngữ hết sức... chợ búa.
Đặc biệt, trong quyển Tiếng Việt lớp 1- tập 2 có nhiều bài học ẩn hiện những thói hư tật xấu như tọc mạch, xu nịnh, nói dối, châm biếm, thậm chí là khôn ranh, ma mãnh. Trong bài học "Bé xách đỡ mẹ", thấy mẹ đi ì ạch vì mang nhiều túi, thay vì xách giúp mẹ, bé đã nảy ra ý tưởng cực "khôn khéo": "Có cách, mẹ ạ! Mẹ bế bé, bé xách hộ mẹ".
Bài đọc "Bé xách đỡ mẹ" ẩn hiện ý nghĩa tiêu cực. Ảnh: Facebook.
Trước nhiều ý kiến cho rằng việc trả lời mẹ như trên thể hiện em bé rất khôn ngoan và láu lỉnh, thậm chí là "chơi" lại ý đồ nhờ vả của người mẹ. Một nhóm độc giả khác lại đưa ra quan điểm hoàn toàn khác biệt. Anh Hirota Fushihara - một người Nhật sinh sống và làm việc tại Việt Nam, đã thẳng thắn trình bày ý kiến cá nhân liên quan đến bài học này.
Ngày 7/9, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với anh Hirota Fushihara.
Thưa anh, nhiều người, kể cả phụ huynh lẫn giáo viên sau khi đọc bài đọc "Bé xách đỡ mẹ" trong sách Tiếng Việt Công nghệ giáo dục của GS Hồ Ngọc Đại, đều có suy nghĩ về việc đứa bé trong câu chuyện khá "khôn khéo". Anh nghĩ thế nào về vấn đề này?
Trước hết xin lưu ý rằng tôi tạm thời tách câu chuyện về giáo trình Tiếng Việt Công nghệ giáo dục, tôi chỉ xem xét về riêng nội dung bài học này, để chúng ta nhìn nhận về giá trị của giáo dục ở một góc độ khác.
Chúng ta lâu nay hiểu rằng một bài viết trong giáo trình phải thể hiện một giá trị quan, hay giáo lý, hay những ý niệm sống phải gương theo. Và chúng ta lâu nay tin rằng khi các em đọc bài viết trong giáo trình, các em cứ đọc giáo lý đó rồi lưu trữ luôn lẽ phải đó trong đầu óc. Thế coi như là các em sẽ trở thành người của giáo lý, tuân theo lẽ phải đó. Và trong bài kiểm tra, các em cứ viết ra những điều đó y như mình đã lưu trong đầu óc, y như lời dặn của giáo viên rồi thì sẽ được điểm cao.
Cách giáo dục như vậy cũng tốt trong một xã hội khép kín, trong một xã hội cùng hệ ý thức văn hóa và ở đó già trẻ đều chia sẻ một tư duy, nhận thức và thói quen. Nhưng, dù muốn hay không, chúng ta phải nghe, phải biết và tiếp nhận những góc nhìn, quan điểm, giá trị quan mà chúng ta chưa bao giờ biết. Lúc này chúng ta phải có đầu óc tư duy, khả năng phân tích để phân loại, sàng lọc, và lựa chọn những cách tiếp cận phù hợp cho các tình huống.
Để đi đến sự lựa chọn đó, việc thảo luận, phản biện lẫn nhau, giữa bạn bè, giữa học sinh và thầy cô, giữa con cái và cha mẹ sẽ góp phần nâng cao tư duy của mỗi người. Đó là một quá trình cần thiết để các em giành được những lẽ phải, những tiêu chuẩn đáng tin cậy, kiến tạo những ý tưởng mới sau một hành trình thử thách quá trình tư duy, được mài đi mài lại chính bằng khối óc của các em.
Chẳng hạn chúng ta đã bấy lâu này luôn coi trọng khái niệm "NGOAN". Nghe lời bố mẹ là tốt nên cho là "NGOAN", những gì người lớn cho là đúng mà trẻ em làm y hệt mới là "NGOAN". Ngược lại là "HƯ". Những yêu cầu đặt ra cho trẻ em như "hiếu thảo" cũng vậy. Đúng, hiếu thảo không phải là xấu, nhưng từ "hiếu thảo" để thiên biến vạn hóa mọi hành vi lại là không đúng. "Hiếu thảo" là vấn đề của xúc cảm, là sự quan tâm và yêu thương dành cho nhau được nuôi dưỡng từ môi trường sống và sự quan sát xung quanh, nếu bố mẹ "hiếu thảo" với ông bà thì có lý gì con lại không "hiếu thảo" với cha mẹ. Vậy nên "hiếu thảo" không phải dạy mà ra.
Từ đó, bài "Bé xách đỡ mẹ" phải nên hiểu rằng đây không phải là một bài thể hiện một giáo lý, lẽ phải nhất định để các em gương theo. Đây được coi là một tư liệu để nuôi và phát triển tư duy theo nhiều góc nhìn của các em. Khi đọc bài, người chỉ huy lớp học – giáo viên hoàn toàn có thể thiết kế lớp học dưới dạng trao đổi ý kiến về từng ứng xử của nhân vật mẹ và con.
Đơn giản nếu bé chỉ mong được mẹ bế mình lên vì muốn được nũng nịu và muốn được mẹ chiều chuộng, hay đơn giản hơn là bé đi mệt và đã mỏi chân. Nhưng bé cũng thương mẹ, bé chỉ hiểu được rằng người cầm đồ vật là người vất vả, vì rõ ràng dù được mẹ bế nhưng tay bé cũng mệt. Nhìn dưới góc độ đó, thì vẫn có thể hiểu đây là câu chuyện của một em bé đáng yêu.
Tôi chỉ muốn nói rằng, đừng bắt trẻ thơ nhìn vạn vật bằng con mắt của người lớn. Nên tạo cho trẻ những cơ hội được nói ra chính kiến, phát kiến của bản thân với bất kỳ sự việc, sự vật gì xảy ra trong cuộc sống. Với ý nghĩa đó, giáo trình chỉ nên coi là học liệu của tư duy, không phải USB lưu trữ sẵn tư duy để copy sang đầu óc các em. Và giáo viên phải là người tạo ra được bầu không khí cho sự trao đổi để tạo ra tư duy đó.
Anh có nghĩ rằng trước khi rèn luyện tư duy phản biện cho trẻ con thì vẫn cần dạy trẻ về sự lễ phép và đạo đức, tình yêu trước?
Những thứ đó bố mẹ và xã hội của người lớn sẽ tự dung dưỡng và trẻ em sẽ hiểu, sẽ cảm hóa. Giống như câu chuyện về "hiếu thảo" tôi đã nói. Khi xã hội của người lớn không có lễ phép, không có đạo đức, không có tình yêu nước thì thử hỏi sao dạy lý thuyết cho trẻ con được. Các bạn thường hay nói lý thuyết học không có ý nghĩa gì, thực tiễn mới là quan trọng. Tôi chưa bao giờ thấy câu này đúng cho đến khi nhận được câu hỏi này, quả thật có trường hợp hiếm hoi áp dụng được câu nói này.
Theo anh, độ tuổi nào nên bắt đầu cho bé tham gia vào những buổi thảo luận, phản biện vấn đề và từ đó gia đình sẽ hướng bé đến cách mà họ cho là đúng đắn nhất trong việc phát triển nhân cách?
Một vài nghiên cứu khoa học cho rằng trẻ có tư duy logic từ trước khi biết nói, còn tư duy phản biện thì phụ thuộc nhiều vào khả năng ngôn ngữ, vì vậy tôi cho rằng khi trẻ em có thể giao tiếp là đã có tư duy phản biện. Như tôi đã nói, tư duy phản biện là tư duy tự có, mọi cái mới trên trái đất này đều từ phản biện, từ sự không thỏa mãn với cái cũ để tạo ra. Cái đó không cần ai dạy, chỉ cần có môi trường, nó sẽ tự nhiên phát huy.
Vậy nên, nếu giảm thiểu được cách dạy một chiều và cách học y như lời dặn của giáo viên càng sớm càng tốt, áp dụng với những bậc học càng thấp càng tốt, thì đó là điều chúng ta cần làm.
Anh có từng đọc qua những ví dụ khác trong Bộ sách Tiếng Việt Công nghệ Giáo dục và anh nghĩ sao về những bài đọc được đưa ra trong sách, cũng như những câu thành ngữ "Vắt chanh bỏ vỏ" có phù hợp cho một học sinh tiểu học?
Giống như câu chuyện "Bé xách đỡ mẹ", bất kỳ bài học hay thành ngữ nào đều có thể trở thành học liệu cho việc rèn luyện được tư duy phản biện thì chúng ta nên khai thác. Tôi nhớ có ai đó đã nói rằng tư duy phản biện giúp trẻ có khả năng ghi nhớ tốt, nhanh chóng phát hiện và giải quyết vấn đề, và nâng chỉ số IQ. Một tư duy tốt như vậy, có lý gì mà chúng ta không tận dụng mọi chất liệu để tạo nên môi trường nuôi dưỡng nó.
Ngược lại, vì bạn hỏi đến bộ sách giáo khoa Tiếng Việt Công nghệ lớp 1 nên tôi cũng xin nói thêm. Những gì tôi trình bày trên đây không có ý ủng hộ việc cải cách, vì học liệu cho tư duy phản biện có ở mọi nơi, sách giáo khoa hiện tại có, trong đầu óc giáo viên có, cái bàn, cái ghế, cái bảng, viên phấn trong lớp học cũng có. Thế nghĩa là không nhất thiết phải thay sách giáo khoa. Tôi phân tích về giá trị nội dung của một bài học để các bạn đừng phê phán lệch hướng và bố mẹ hiểu hơn về cách dạy con, thầy cô hiểu hơn về cách tổ chức lớp học, chứ không đánh giá giá trị của cuốn sách.
Điều mà giáo dục Việt Nam cần không phải là một cuốn sách giáo khoa 4.0, cái các bạn cần là tự mình mài giũa tư duy, tìm ra sức mạnh sinh tồn trước những thử thách khó khăn và nêu tên mình gắn với những phát kiến mới lạ.
Bởi vậy, thay vì tốn công tốn sức tạo ra một cuốn sách với tầng tầng lớp lớp những phụ tải từ việc thay đổi giáo trình, nâng cao cơ sở vật chất, đầu tư giáo cụ, đào tạo giáo viên... thì chỉ cần thay đổi phương pháp dạy từ gia đình đến nhà trường, các bạn sẽ tạo ra những thế hệ trẻ em luôn tiên phong.
Anh Hirota Fushihara (quốc tịch Nhật Bản) đến Việt Nam lần đầu tiên từ năm 1993, sau đó trở về Nhật làm việc tại đài truyền hình NHK, phụ trách bản tin thời sự Việt Nam. Sau khi học xong chương trình Tiến sỹ thực hành pháp luật tại Nhật, năm 2008 anh Hirota trở lại Việt Nam làm đại diện cho một công ty tư vấn của Nhật Bản. Cho đến nay anh đã học tại ĐH Luật Hà Nội, Khóa đào tạo Luật sư – Học Viện Tư Pháp. Hiện anh là nghiên cứu sinh khoa Luật – ĐH Quốc gia Hà Nội. |
Theo Trí Thức Trẻ
-
Tin giáo dục09/02/2020Ghi nhận đến chiều ngày 8/2, trên cả nước đã có 63 tỉnh, thành thông báo cho học sinh các cấp được nghỉ thêm 1 tuần nữa để phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt tờ trình của Sở GD&ĐT Hà Nội, theo đó học sinh các cấp sẽ được nghỉ tới hết ngày 16/2 để phòng dịch do virus corona gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Tính đến 15h ngày 7/2 đã có 35 tỉnh/thành phố kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh thêm để phòng, chống dịch bệnh nCoV.
-
Tin giáo dục07/02/2020Học sinh các cấp tại Hà Nội có thể được nghỉ tiếp 1 tuần nữa và đến 17/2 sẽ quay trở lại trường học.
-
Tin giáo dục06/02/2020Chiều 6/2, ông Nguyễn Thành Trung, Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết học sinh trên địa bàn thành phố nghỉ đến ngày 16/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020So với kế hoạch ban đầu, các trường đại học đã lùi lịch học lại 2 tuần và dự kiến sinh viên quay trở lại trường vào ngày 17/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020Sở GD&ĐT TP.HCM đề nghị cho toàn bộ học sinh thành phố nghỉ đến ngày 16/2 để phòng chống dịch nCoV.
-
Tin giáo dục06/02/2020Tỉnh Quảng Ngãi cho học sinh nghỉ đến ngày 16/2. Đây là tỉnh đầu tiên kéo dài lịch nghỉ cho học sinh thêm một tuần.