- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Cử nhân Ngoại thương thi vào ĐH Lâm nghiệp học trồng nấm
Tốt nghiệp loại khá ngành Quản trị kinh doanh Trường ĐH Ngoại thương, Trịnh Huy Minh vẫn quyết định thi lại đại học rồi nộp đơn vào Trường Lâm nghiệp để học kiến thức về trồng trọt.
Trịnh Duy Minh quyết định thi lại đại học để vào học tại Trường Lâm nghiệp mặc dù đã tốt nghiệp Trường ĐH Ngoại thương. Ảnh: Lê Văn. |
Minh là một thí sinh khá đặc biệt của Trường Đại học Lâm nghiệp trong đợt xét tuyển đại học năm nay.
Vừa tốt nghiệp loại khá ngành Quản trị Kinh doanh của Trường ĐH Ngoại thương vào tháng 6, Minh vẫn quyết định tham dự kỳ thi THPT 2016 để lấy kết quả xét tuyển vào Trường ĐH Lâm nghiệp.
Vào ngày nộp hồ sơ xét tuyển, với tổng điểm 3 môn là 21,7 điểm, cao hơn mức điểm chuẩn năm ngoái của trường gần 7 điểm, Minh đã quyết định nộp Giấy chứng nhận kết quả thi cho trường để xác nhận nhập học.
Lý giải về lựa chọn khá bất ngờ của mình, chàng trai quê Thanh Hóa giải thích, Minh muốn vào Trường Lâm nghiệp để học những kiến thức căn bản canh tác nông nghiệp, phục vụ cho công việc hiện tại cũng như kế hoạch tương lai của mình.
Hiện tại, mặc dù mới ra trường, song Minh đã tự gây dựng cho mình một trang trại trồng nấm với diện tích khoảng 2.000 mét vuông tại huyện Ba Vì, Hà Nội.
Từ tháng 8 năm ngoái, khi đang là sinh viên năm thứ 4, theo giới thiệu của một người bạn, Minh lặn lội từ Hà Nội lên Ba Vì để học trồng nấm. Thế rồi Minh thuê luôn mảnh đất gần cơ sở của người hướng dẫn để vừa học vừa thực hành luôn.
Tới nay, Minh đã thu hoạch vụ nấm đầu tiên. Với diện tích trồng khoảng 1.000 mét vuông, Minh đã thu hoạch được 8 tạ nấm, thu về khoản tiền 40 triệu đồng. "Nếu trừ tiền thuê đất cũng như nhân công, giống, nguyên liệu số tiền lãi em còn lại khoảng 20 triệu đồng" - Minh cho hay.
Theo Minh, chi phí tốn kém nhất là tiền thuê đất mất khoảng 12 triệu một năm, còn lại tiền thuê nhân công không mất nhiều vì chủ yếu Minh đều tự làm, từ việc chăm sóc cho tới toàn bộ khâu thu hoạch nấm. "Em chỉ thuê nhân công vào một số thời điểm cần thiết, khoảng 1-2 ngày" - Minh nói thêm.
Minh cho biết, mặc dù vẫn có lãi, song vụ nấm đầu tiên của em thực tế là "mất mùa" bởi sản lượng nấm đáng ra phải được gấp đôi như vậy. Nguyên nhân chính là do Minh đã trồng nấm sai thời điểm và những kiến thức về kỹ thuật trồng và chăm sóc chưa thực sự thành thục.
Đây là lý do chính khiến Minh quyết định thi lại đại học, nộp đơn vào Trường ĐH Lâm nghiệp để học những kiến thức căn bản nhất về kỹ thuật gieo trồng. "Quá trình trồng vụ nấm đầu tiên khiến em nhận ra rằng để làm công việc này, cần phải có kiến thức cơ bản thì mới có hiệu quả" - Minh giải thích.
Gần một năm qua là quãng thời gian khá vất vả của Minh khi vừa phải kết thúc chương trình học tại Trường ĐH Ngoại thương để tốt nghiệp, vừa phải mày mò để chăm lo cho vụ nấm đầu tiên và vẫn phải ôn tập để thi lại đại học.
Từng là học sinh chuyên Hóa, Trường THPT Chuyên Lam Sơn nhưng trong lần thi lại đại học này, Minh không thi môn Hóa mà thi 3 môn Toán, Sinh, Anh.
Minh giải thích, sau 4 năm học đại học, kiến thức phổ thông đã hao hụt đi nhiều, vì vậy em quyết định chọn môn Sinh vừa gần với chuyên ngành lựa chọn vừa để nhờ mẹ ôn tập giúp. Mẹ của Minh là giáo viên môn Sinh học của Trường Lam Sơn, nay đã nghỉ hưu.
Trịnh Duy Minh nói rằng, em không nghĩ việc lựa chọn Trường ĐH Ngoại thương là sai lầm. Ảnh: Lê Văn. |
Tôi hỏi Minh rằng, sau 4 năm học hành vất vả ở một trường ĐH khá có tiếng hiện nay và có tấm bằng loại khá nhưng em lại phải thi lại đại học để bắt đầu học trồng nấm từ đầu thì có phải là phí phạm mất 4 năm hay không? Minh cười và thừa nhận, đúng là lúc lựa chọn trường ĐH cách đây 4 năm, em cũng chưa định hướng rõ ràng nghề nghiệp cho mình.
"Thời điểm đó em cũng chưa biết Trường Ngoại thương là gì, chỉ thấy nhiều người chọn trường đó nên mình cũng chọn. Thêm nữa, lúc đó sức khỏe em cũng yếu, không thể lựa chọn theo ngành xây dựng của bố nên quyết định học một ngành kinh tế" - Minh giải thích.
Tuy vậy, chàng trai sinh năm 1993 cũng khẳng định rằng, chưa bao giờ nghĩ là mình lựa chọn sai. Bởi lẽ, "có 4 năm học ngành Quản trị kinh doanh thì em mới có thể có nghĩ tới việc tự xây dựng một trang trại nấm của mình. Nếu như em học một trường kỹ thuật nào đó như Bách khoa thì em sẽ không nghĩ tới việc này" - Minh nói.
"Em không muốn đi xin việc với tấm bằng của Trường ĐH Ngoại thương mà đi trồng nấm vì muốn được làm một công việc tự do và chính mình làm chủ" - Minh nói thêm và giải thích, đó là điều mà em có được được trong thời gian học tại Trường Ngoại thương.
Minh nói rằng, em lựa chọn ngành Công nghệ sinh học bởi lẽ kế hoạch của em không chỉ dừng lại ở việc trồng nấm. "Nấm chỉ là khởi đầu. Sau này, em muốn đi sâu vào những vấn đề khác liên quan tới ươm tạo các giống cây trồng" - Minh giải thích.
Hiện tại, Minh vừa bắt tay vào vụ nấm thứ 2 của mình và cũng đã chuẩn bị sẵn sàng cho việc theo học chuyên ngành Công nghệ sinh học tại Trường ĐH Lâm nghiệp. Vừa phải theo học một chuyên ngành mới vừa phải một mình chăm lo cho trang trại nấm mà sắp tới Minh sẽ mở rộng quy mô, công việc của chàng trai 9x sắp tới sẽ khá vất vả.
Thế nhưng, Minh cho biết, em vẫn đang tranh thủ thời gian rảnh rỗi lúc chưa phải dành nhiều thời gian chăm sóc nấm để đi học thêm tiếng Anh. "Em dự định sẽ tìm kiếm một học bổng nào đó có liên quan tới ngành công nghệ sinh học để đi học phục vụ cho công việc sau này" - Minh nói.
Chàng trai vóc người nhỏ bé hẳn là có nhiều dự định và cả những hoài bão cho tương lai của mình. Những hoài bão ấy có thể thành hiện thực, có thể không. Minh có thể thành công, cũng có thể thất bại. Song điều đáng quý ở chàng cử nhân Ngoại thương là em dám ước mơ và quyết tâm để thực hiện nó.
-
Tin giáo dục09/02/2020Ghi nhận đến chiều ngày 8/2, trên cả nước đã có 63 tỉnh, thành thông báo cho học sinh các cấp được nghỉ thêm 1 tuần nữa để phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt tờ trình của Sở GD&ĐT Hà Nội, theo đó học sinh các cấp sẽ được nghỉ tới hết ngày 16/2 để phòng dịch do virus corona gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Tính đến 15h ngày 7/2 đã có 35 tỉnh/thành phố kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh thêm để phòng, chống dịch bệnh nCoV.
-
Tin giáo dục07/02/2020Học sinh các cấp tại Hà Nội có thể được nghỉ tiếp 1 tuần nữa và đến 17/2 sẽ quay trở lại trường học.
-
Tin giáo dục06/02/2020Chiều 6/2, ông Nguyễn Thành Trung, Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết học sinh trên địa bàn thành phố nghỉ đến ngày 16/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020So với kế hoạch ban đầu, các trường đại học đã lùi lịch học lại 2 tuần và dự kiến sinh viên quay trở lại trường vào ngày 17/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020Sở GD&ĐT TP.HCM đề nghị cho toàn bộ học sinh thành phố nghỉ đến ngày 16/2 để phòng chống dịch nCoV.
-
Tin giáo dục06/02/2020Tỉnh Quảng Ngãi cho học sinh nghỉ đến ngày 16/2. Đây là tỉnh đầu tiên kéo dài lịch nghỉ cho học sinh thêm một tuần.