- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Đã có bài thi Ngữ văn bị điểm liệt
Có thí sinh đã đạt điểm 8,75 nhưng cũng có thí sinh đã bị điểm liệt bài thi môn văn. Hầu hết thí sinh đều đạt điểm tối đa ở câu hỏi về thấu cảm ở phần đọc hiểu vốn gây tranh cãi trong dư luận mấy ngày qua.
Đề thi văn có sự phân hóa rất rõ
Tại buổi làm việc với đoàn kiểm tra của Bộ GD-ĐT do Thứ trưởng Bùi Văn Ga dẫn đầu chiều ngày 29/6, cô Lê Thị Vân Hường, tổ trưởng tổ chấm thi tự luận, ban chấm thi sở GD-ĐT tỉnh Hưng Yên cho biết, việc chấm thi tự môn Ngữ văn tại tỉnh Hưng Yên được tiến hành từ ngày 26/6, tới nay đã bước sang ngày thứ 3.
Tỉnh Hưng Yên huy động 72 cán bộ chấm thi tự luận và 8 cán bộ chấm kiểm tra theo đúng quy chế. Mỗi ngày, mỗi cán bộ chấm thi chấm 30 bài thi tự luận theo quy định 2 vòng độc lập. Việc chấm thi sẽ được thực hiện cuốn chiếu để đẩy nhanh tiến độ.
Theo nhận định của cô Hường, đã có những bài thí sinh đạt điểm cao, ở mức 8,75. Tuy nhiên, một số thí sinh đã bị điểm liệt (dưới 1).
"Số điểm liệt thì không nhiều. Chủ yếu là do các em không viết được hoặc chỉ viết vài ba dòng" - cô Hường cho biết.
Cán bộ chấm thi môn Ngữ văn tại tỉnh Hưng Yên. Ảnh: Lê Văn. |
Trong khi đó, cô Lưu Thị Tuyết Minh, tổ trưởng tổ chấm thi tự luận số 4 cho hay mức điểm phổ biến của thí sinh trong bài thi môn Ngữ văn những ngày chấm vừa qua phổ biến từ 4-6 điểm.
Mức điểm cao nhất tại tổ của cô Minh là 8,75, chưa có thí sinh nào bị điểm liệt nhưng đã có những thí sinh bị điểm 1,25. Những thí sinh bị mức điểm này chủ yếu là do viết ít, ý thức làm bài chưa cao.
Cô Hường cho biết thêm: "Câu số 2 phần đọc hiểu, trả lời định nghĩa về thấu cảm, hầu hết thí sinh đều làm được điểm tối đa".
Theo báo cáo của Sở GD-ĐT tỉnh Hưng Yên, năm nay, toàn tỉnh có 11.282 bài thi môn Ngữ văn. Tính đến sáng ngày 29/6 đã chấm được 40% số bài và dự kiến hoàn thành việc chấm bài thi môn tự luận vào sáng 3/7.
Chấm xong sớm các bài thi trắc nghiệm
Theo ông Nguyễn Văn Phê, Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Hưng Yên, đối với các bài thi trắc nghiệm, năm nay, cả tỉnh có 11.549 bài thi môn toán, 5.673 bài thi môn KHTN, 8.225 bài thi môn KHXH, 10359 bài thi môn ngoại ngữ.
Đến sáng ngày 29/6, ban chấm thi sở GD-ĐT tỉnh Hưng Yên đã hoàn thành việc quét bài thi trắc nghiệm, gửi đĩa CD về Bộ GD-ĐT (trước thời hạn 2 ngày theo quy định của Bộ).
"Dự kiến tới ngày 2/7 tỉnh Hưng Yên sẽ hoàn thành việc chấm các bài thi trắc nghiệm, trước hạn 1 ngày" - ông Phê cho biết.
Thứ trưởng Bùi Văn Ga (phải) trao đổi với cán bộ tổ xử lý bài trắc nghiệm ban chấm thi sở GD-ĐT tỉnh Hưng Yên. Ảnh: Lê Văn. |
Trong khi đó, cô Nguyễn Thị Lệ Xuân, tổ trưởng tổ xử lý bài thi trắc nghiệm của ban chấm thi Sở GD-ĐT tỉnh Hưng Yên cho biết, tới chiều ngày 29/6, tổ đang tiến hành kiểm dò các sai sót trong phiếu trả lời trắc nghiệm của thí sinh.
"Nhiều nhất là những sai sót liên quan tới việc tô số báo danh hoặc tô mã đề bị sai hoặc tô mờ. Cho tới thời điểm chiều 29/6, vẫn chưa phát hiện sai sót liên quan tới bài làm của thí sinh" - bà Xuân cho hay.
Trao đổi tại buổi làm việc, ông Trần Văn Nghĩa, Phó Cục trưởng Cục quản lý chất lượng giáo dục cho biết, lỗi liên quan tới số báo danh và mã đề đều là những lỗi logic, phần mềm máy tính sẽ phát hiện được ngay và việc điều chỉnh khá đơn giản.
Phần mất nhiều thời gian nhất, theo ông Nghĩa chính là phần sai sót trong bài làm của thí sinh với 2 lỗi cơ bản: Một là thí sinh tô mờ quá khiến máy không "bắt" được. Hai là học sinh tẩy xóa không hết khiến máy bắt thành 2 đáp án. Theo ông Nghĩa, các trường hợp này phải dò kiểm rất cẩn thận và có thể mất nhiều thời gian hơn.
“Trường hợp xóa một đáp án thì cán bộ xử lý dò bằng mắt thường có thể thấy được ngay. Còn trường hợp cả 2 đáp án tô mờ như nhau thì thí sinh coi như ‘ăn gian’ và câu hỏi đó sẽ không được tính điểm” – ông Nghĩa cho hay.
Theo VietNamNet
-
Tin giáo dục09/02/2020Ghi nhận đến chiều ngày 8/2, trên cả nước đã có 63 tỉnh, thành thông báo cho học sinh các cấp được nghỉ thêm 1 tuần nữa để phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt tờ trình của Sở GD&ĐT Hà Nội, theo đó học sinh các cấp sẽ được nghỉ tới hết ngày 16/2 để phòng dịch do virus corona gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Tính đến 15h ngày 7/2 đã có 35 tỉnh/thành phố kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh thêm để phòng, chống dịch bệnh nCoV.
-
Tin giáo dục07/02/2020Học sinh các cấp tại Hà Nội có thể được nghỉ tiếp 1 tuần nữa và đến 17/2 sẽ quay trở lại trường học.
-
Tin giáo dục06/02/2020Chiều 6/2, ông Nguyễn Thành Trung, Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết học sinh trên địa bàn thành phố nghỉ đến ngày 16/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020So với kế hoạch ban đầu, các trường đại học đã lùi lịch học lại 2 tuần và dự kiến sinh viên quay trở lại trường vào ngày 17/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020Sở GD&ĐT TP.HCM đề nghị cho toàn bộ học sinh thành phố nghỉ đến ngày 16/2 để phòng chống dịch nCoV.
-
Tin giáo dục06/02/2020Tỉnh Quảng Ngãi cho học sinh nghỉ đến ngày 16/2. Đây là tỉnh đầu tiên kéo dài lịch nghỉ cho học sinh thêm một tuần.