- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Đọc lưu loát nhưng… không hiểu!
Chương trình học với một bộ sách giáo khoa bắt buộc sử dụng thống nhất khiến việc giảng dạy được xem như quá trình cố định, thường lệ nên học sinh tập trung vào đọc hơn đọc hiểu.
Chương trình học với một bộ sách giáo khoa bắt buộc sử dụng thống nhất khiến việc giảng dạy được xem như quá trình cố định, thường lệ nên học sinh tập trung vào đọc hơn đọc hiểu.
PGS.TS Hoàng Thị Tuyết - giảng viên khoa Giáo dục tiểu học, ĐH Sư phạm TP.HCM - cùng nhóm nghiên cứu vừa tổ chức hội thảo báo cáo nghiệm thu công trình khoa học với đề tài: “Xây dựng mô hình dạy đọc tiếng Việt ở tiểu học theo cách tiếp cận năng lực”. Hội thảo đã thu hút rất nhiều giáo viên (GV) tại TP.HCM tham dự.
Kỹ năng đọc hiểu tiếng Việt ở mức độ thấp
Nhiều chuyên gia giáo dục chỉ ra rằng học sinh (HS) hiện nay nhìn chung đọc to, lưu loát nhưng yếu trong đọc hiểu và ít hứng thú học đọc.
Theo nghiên cứu của PGS.TS Hoàng Thị Tuyết và cộng sự, 226 HS thuộc 3 trường tiểu học Võ Trường Toản (quận 10), Quang Trung (quận 12), Tân Túc (huyện Bình Chánh) được chia ra 2 nhóm: nhóm đối chứng (114 HS) và nhóm thực nghiệm (112 HS).
Kết quả khảo sát trước khi tiến hành thực nghiệm cho thấy HS cả 2 nhóm có khả năng đọc trôi chảy và kỹ năng đọc hiểu đơn giản nhưng hầu hết đều gặp khó trong các kỹ năng đọc hiểu cao hơn.
Đặc biệt, hiểu để thể hiện thông qua viết nhìn chung rất thấp. Đa số HS tham gia khảo sát có tốc độ đọc trung bình vượt gần gấp đôi chuẩn đọc quy định của chương trình dạy đọc tiếng Việt tiểu học.
Thế nhưng, kỹ năng đọc hiểu của các em nhìn chung đạt mức độ thấp, đặc biệt rất thấp ở kỹ năng tổng hợp đơn giản, suy luận và diễn đạt thể hiện được từ đọc hiểu.
Học sinh tiểu học vẫn chủ yếu được rèn khả năng đọc lưu loát mà chưa chú trọng vào việc hiểu bài.
Nhằm tăng cường khả năng đọc hiểu, nhóm nghiên cứu đã đề xuất các giải pháp như: đơn vị quản lý chuyên môn tạo điều kiện để GV tiếp cận lối giảng dạy trực tiếp trong đọc hiểu cho HS, lồng ghép hoạt động viết thể hiện sau khi đọc vào tiết tập đọc.
Đồng thời, thay đổi hoàn toàn về ngữ liệu kiểm tra đọc, nghĩa là cần dùng ngữ liệu bài đọc mới cho cả kiểm tra đọc trôi chảy lẫn đọc hiểu. Hiện nay, các đề kiểm tra đọc trôi chảy vẫn cho HS sử dụng lại các bài đã học trong sách giáo khoa, trong khi đề kiểm tra đọc hiểu thì sử dụng ngữ liệu bài đọc mới.
Ngoài ra, cần kiểm tra bài cũ theo hướng mở với những câu hỏi, bài tập khuyến khích HS diễn đạt lại thông tin từ bài đã học theo cách diễn giải, minh chứng hay suy luận, mở rộng, giải quyết vấn đề; tránh lối kiểm tra đọc lớn các đoạn và lần lượt hỏi các câu hỏi trong sách giáo khoa.
Tiến bộ với dạy học thực nghiệm
Hầu hết GV tiểu học tham gia hội thảo nêu trên đều tâm đắc với mô hình dạy đọc có hướng dẫn - mô hình workshop (dạy đọc tương tác, hợp tác và phân hóa bao gồm 3 mô hình nhỏ: đọc chia sẻ, đọc có hướng dẫn, đọc độc lập, từng được nhiều quốc gia trên thế giới thực hiện) cho phù hợp với ngữ cảnh, văn hóa giáo dục và xã hội Việt Nam mà PGS.TS Hoàng Thị Tuyết cùng cộng sự xây dựng, biên soạn.
Công cụ tác động chủ yếu là các giáo án biên soạn theo cách tiếp cận năng lực. Các kỹ năng của HS mà giáo án tác động là: đọc trôi chảy, hiểu nghĩa của từ, đọc hiểu và viết thể hiện hiểu sau khi đọc.
Qua quá trình thực nghiệm 8 tháng của nhóm nghiên cứu, kết quả cho thấy kỹ năng hiểu nghĩa của từ, đọc hiểu, viết thể hiện hiểu sau khi đọc của HS tiểu học đã gia tăng tích cực với mức độ đáng kể. HS cũng thích đọc sách, thích nghe đọc và thích tiết tập đọc hơn trước.
Trong khi đó, những HS không tham gia thực nghiệm thể hiện sự tiến bộ ít hơn. Kết quả từ 3 trường tham gia cũng cho thấy qua quá trình đọc độc lập mở rộng, số HS tham gia đọc sách mỗi ngày ở trường tiểu học Tân Túc là 24/38 em, trường tiểu học Quang Trung là 38/38 em và trường tiểu học Võ Trường Toản là 33/36 em.
Tuy nhiên, các nhà giáo cũng bày tỏ nhiều trăn trở khi vấn đề đặt ra là hiện nay, không ít GV dạy học theo một quy trình, quy chuẩn có sẵn. Nếu có đổi mới thì liệu nhà trường, phụ huynh có chấp nhận?
Cô Phạm Thị Thùy - chuyên viên tiểu học Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Tân Bình - cho rằng GV cần có một hành lang pháp lý để yên tâm thực hiện những sáng kiến. Cô Thùy nêu thực trạng hiện nay, GV chủ yếu chỉ được tham gia hình thức bồi dưỡng thường xuyên ngắn ngủi và không có thời gian triển khai ý tưởng.
Trong khi đó, một bộ phận không nhỏ phụ huynh lại không hợp tác với nhà trường để cùng giáo dục con em trong việc đọc sách nói riêng và học tập nói chung.
Thích đọc sách cùng giáo viên
PGS.TS Hoàng Thị Tuyết - giảng viên khoa Giáo dục tiểu học, ĐH Sư phạm TP.HCM - cùng nhóm nghiên cứu vừa tổ chức hội thảo báo cáo nghiệm thu công trình khoa học với đề tài: “Xây dựng mô hình dạy đọc tiếng Việt ở tiểu học theo cách tiếp cận năng lực”. Hội thảo đã thu hút rất nhiều giáo viên (GV) tại TP.HCM tham dự.
Kỹ năng đọc hiểu tiếng Việt ở mức độ thấp
Nhiều chuyên gia giáo dục chỉ ra rằng học sinh (HS) hiện nay nhìn chung đọc to, lưu loát nhưng yếu trong đọc hiểu và ít hứng thú học đọc.
Theo nghiên cứu của PGS.TS Hoàng Thị Tuyết và cộng sự, 226 HS thuộc 3 trường tiểu học Võ Trường Toản (quận 10), Quang Trung (quận 12), Tân Túc (huyện Bình Chánh) được chia ra 2 nhóm: nhóm đối chứng (114 HS) và nhóm thực nghiệm (112 HS).
Kết quả khảo sát trước khi tiến hành thực nghiệm cho thấy HS cả 2 nhóm có khả năng đọc trôi chảy và kỹ năng đọc hiểu đơn giản nhưng hầu hết đều gặp khó trong các kỹ năng đọc hiểu cao hơn.
Đặc biệt, hiểu để thể hiện thông qua viết nhìn chung rất thấp. Đa số HS tham gia khảo sát có tốc độ đọc trung bình vượt gần gấp đôi chuẩn đọc quy định của chương trình dạy đọc tiếng Việt tiểu học.
Thế nhưng, kỹ năng đọc hiểu của các em nhìn chung đạt mức độ thấp, đặc biệt rất thấp ở kỹ năng tổng hợp đơn giản, suy luận và diễn đạt thể hiện được từ đọc hiểu.
Học sinh tiểu học vẫn chủ yếu được rèn khả năng đọc lưu loát mà chưa chú trọng vào việc hiểu bài.
Nhằm tăng cường khả năng đọc hiểu, nhóm nghiên cứu đã đề xuất các giải pháp như: đơn vị quản lý chuyên môn tạo điều kiện để GV tiếp cận lối giảng dạy trực tiếp trong đọc hiểu cho HS, lồng ghép hoạt động viết thể hiện sau khi đọc vào tiết tập đọc.
Đồng thời, thay đổi hoàn toàn về ngữ liệu kiểm tra đọc, nghĩa là cần dùng ngữ liệu bài đọc mới cho cả kiểm tra đọc trôi chảy lẫn đọc hiểu. Hiện nay, các đề kiểm tra đọc trôi chảy vẫn cho HS sử dụng lại các bài đã học trong sách giáo khoa, trong khi đề kiểm tra đọc hiểu thì sử dụng ngữ liệu bài đọc mới.
Ngoài ra, cần kiểm tra bài cũ theo hướng mở với những câu hỏi, bài tập khuyến khích HS diễn đạt lại thông tin từ bài đã học theo cách diễn giải, minh chứng hay suy luận, mở rộng, giải quyết vấn đề; tránh lối kiểm tra đọc lớn các đoạn và lần lượt hỏi các câu hỏi trong sách giáo khoa.
Tiến bộ với dạy học thực nghiệm
Hầu hết GV tiểu học tham gia hội thảo nêu trên đều tâm đắc với mô hình dạy đọc có hướng dẫn - mô hình workshop (dạy đọc tương tác, hợp tác và phân hóa bao gồm 3 mô hình nhỏ: đọc chia sẻ, đọc có hướng dẫn, đọc độc lập, từng được nhiều quốc gia trên thế giới thực hiện) cho phù hợp với ngữ cảnh, văn hóa giáo dục và xã hội Việt Nam mà PGS.TS Hoàng Thị Tuyết cùng cộng sự xây dựng, biên soạn.
Công cụ tác động chủ yếu là các giáo án biên soạn theo cách tiếp cận năng lực. Các kỹ năng của HS mà giáo án tác động là: đọc trôi chảy, hiểu nghĩa của từ, đọc hiểu và viết thể hiện hiểu sau khi đọc.
Qua quá trình thực nghiệm 8 tháng của nhóm nghiên cứu, kết quả cho thấy kỹ năng hiểu nghĩa của từ, đọc hiểu, viết thể hiện hiểu sau khi đọc của HS tiểu học đã gia tăng tích cực với mức độ đáng kể. HS cũng thích đọc sách, thích nghe đọc và thích tiết tập đọc hơn trước.
Trong khi đó, những HS không tham gia thực nghiệm thể hiện sự tiến bộ ít hơn. Kết quả từ 3 trường tham gia cũng cho thấy qua quá trình đọc độc lập mở rộng, số HS tham gia đọc sách mỗi ngày ở trường tiểu học Tân Túc là 24/38 em, trường tiểu học Quang Trung là 38/38 em và trường tiểu học Võ Trường Toản là 33/36 em.
Tuy nhiên, các nhà giáo cũng bày tỏ nhiều trăn trở khi vấn đề đặt ra là hiện nay, không ít GV dạy học theo một quy trình, quy chuẩn có sẵn. Nếu có đổi mới thì liệu nhà trường, phụ huynh có chấp nhận?
Cô Phạm Thị Thùy - chuyên viên tiểu học Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Tân Bình - cho rằng GV cần có một hành lang pháp lý để yên tâm thực hiện những sáng kiến. Cô Thùy nêu thực trạng hiện nay, GV chủ yếu chỉ được tham gia hình thức bồi dưỡng thường xuyên ngắn ngủi và không có thời gian triển khai ý tưởng.
Trong khi đó, một bộ phận không nhỏ phụ huynh lại không hợp tác với nhà trường để cùng giáo dục con em trong việc đọc sách nói riêng và học tập nói chung.
Thích đọc sách cùng giáo viên
Theo các GV tại 3 trường tiểu học tham gia thực nghiệm, HS rất thích
tiết đọc chia sẻ, thích nghe thầy cô đọc các câu chuyện, thích dự đoán
diễn biến tiếp theo sẽ như thế nào. HS cũng tập trung suy nghĩ nhiều hơn
trong việc tìm kiếm ý nghĩa của mỗi câu chuyện. Có tới 95,61% HS chọn thích và rất thích khi được hỏi “em thích nghe cô giáo đọc sách và trò chuyện cùng em về sách?”. |
Theo Người lao động
-
Tin giáo dục09/02/2020Ghi nhận đến chiều ngày 8/2, trên cả nước đã có 63 tỉnh, thành thông báo cho học sinh các cấp được nghỉ thêm 1 tuần nữa để phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt tờ trình của Sở GD&ĐT Hà Nội, theo đó học sinh các cấp sẽ được nghỉ tới hết ngày 16/2 để phòng dịch do virus corona gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Tính đến 15h ngày 7/2 đã có 35 tỉnh/thành phố kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh thêm để phòng, chống dịch bệnh nCoV.
-
Tin giáo dục07/02/2020Học sinh các cấp tại Hà Nội có thể được nghỉ tiếp 1 tuần nữa và đến 17/2 sẽ quay trở lại trường học.
-
Tin giáo dục06/02/2020Chiều 6/2, ông Nguyễn Thành Trung, Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết học sinh trên địa bàn thành phố nghỉ đến ngày 16/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020So với kế hoạch ban đầu, các trường đại học đã lùi lịch học lại 2 tuần và dự kiến sinh viên quay trở lại trường vào ngày 17/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020Sở GD&ĐT TP.HCM đề nghị cho toàn bộ học sinh thành phố nghỉ đến ngày 16/2 để phòng chống dịch nCoV.
-
Tin giáo dục06/02/2020Tỉnh Quảng Ngãi cho học sinh nghỉ đến ngày 16/2. Đây là tỉnh đầu tiên kéo dài lịch nghỉ cho học sinh thêm một tuần.