- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Đối phó với "gian lận công nghệ cao" của sĩ tử kỳ thi THPT Quốc gia 2018 ra sao?
Năm nay công tác coi thi sẽ đặc biệt quan tâm tới ngăn chặn, phát hiện các trường hợp thí sinh gian lận thi cử bằng thiết bị công nghệ cao.
Chuẩn bị cho kỳ thi THPT Quốc gia 2018, Bộ GD&ĐT cho biết, sẽ tập trung nâng cao các biện pháp để đảm bảo kỳ thi diễn ra an toàn, nghiêm túc. Đặc biệt, năm nay công tác coi thi sẽ đặc biệt quan tâm tới ngăn chặn, phát hiện các trường hợp thí sinh gian lận thi cử bằng thiết bị công nghệ cao.
Thiết bị gian lận ngày càng hiện đại
Trong những năm gần đây, mỗi khi bước vào kỳ thi THPT Quốc gia lại “nóng” chuyện đối phó với gian lận thi cử thông qua nhiều hình thức khác nhau. Nếu như trước đây, thí sinh sử dụng hình thức đơn giản là “phao thi”, tuy nhiên sau vụ việc gian lận thi cử ở Trường THPT Dân lập Đồi Ngô (huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang) năm 2012 đã xảy ra hiện tượng thí sinh ngang nhiên chép bài của nhau, đi lại trong phòng thi trong sự làm ngơ của chính giám thị phòng thi khiến cho các kỳ thi tiếp theo đặc biệt nâng cao công tác phòng chống gian lận thi cử.
Có thể thấy, hiện tượng thí sinh mang tài liệu vào phòng thi hầu như bất lực không sử dụng được vì giám thị coi thi chặt, nhiều trường hợp bị đình chỉ thi. Thế nhưng, các trường hợp thí sinh mang thiết bị có chức năng ghi âm, ghi hình, thu - truyền tài liệu, hình ảnh với bên ngoài với mục đích gian lận thi cử vẫn xảy ra. Cán bộ coi thi đã phát hiện các trường hợp thí sinh gian lận thi cử bằng thiết bị điện tử công nghệ cao, được ngụy trang hết sức tinh vi, rất khó phát hiện.
Kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018 được đặc biệt quan tâm tới phòng chống gian lận thi cử. Ảnh minh họa: Q.Anh
Chia sẻ về vấn đề này, ông Nguyễn Huy Bằng, Chánh Thanh tra Bộ GD&ĐT cho biết, các thiết bị thông minh sử dụng để gian lận thi cử hiện nay có thể ngụy trang bằng nhiều cách: Có thể là vỏ máy tính cầm tay nhưng bên trong là thiết bị ghi âm, ghi hình; cải trang qua thẻ ATM, hoặc tai nghe rất nhỏ, khó phát hiện. Ông Bằng cũng cho hay, ở kỳ thi năm 2017, đã phát hiện thí sinh sử dụng tai nghe nhỏ xíu như hạt đỗ, phải dùng nam châm hút ra.
Cũng theo ông Bằng, dù thiết bị để sử dụng với mục đích gian lận thi cử ngày càng hiện đại, nhỏ gọn... Nhưng nếu sử dụng trong phòng thi, thí sinh có dấu hiệu bất thường. Chẳng hạn như máy tính cầm tay, nếu sử dụng bình thường, đúng chức năng, thí sinh chỉ cần để trên bàn; nhưng nếu là thiết bị ngụy trang, có thể chụp ảnh thì phải cầm nâng cao lên. Nếu sử dụng thiết bị tai nghe không dây truyền tin, thí sinh phải đọc lẩm nhẩm, nếu giám thị quan sát kĩ có thể thấy ngay bất thường...
Giám thị cũng bị... giám sát
Để phòng, chống gian lận thi cử bằng thiết bị công nghệ cao, ông Nguyễn Huy Bằng cho biết: “Vai trò số một vẫn là ở đội ngũ giám thị. Việc tập huấn kĩ cho đội ngũ này cũng được Bộ đặc biệt quan tâm. Ngay trước khi thi, các điểm thi cần lưu ý, hướng dẫn giám thị về điều này. Giám thị một mặt quán triệt đến thí sinh thực hiện nghiêm túc các quy định, một mặt kiểm soát để thí sinh không mang vật dụng trái phép vào phòng thi. Kỳ thi năm nay sẽ có lực lượng giám sát chính giám thị, khi cần thiết, các giám sát sẽ kiến nghị Điểm trưởng thay đổi giám thị”.
Theo quy định của Bộ GD&ĐT, trước khi vào phòng thi, giám thị cần quán triệt các thí sinh về những vật dụng có thể và không thể mang vào phòng thi. Nếu thấy thí sinh nào có dấu hiệu đặc biệt, giám thị lập biên bản và mời ra ngoài, tránh làm ảnh hưởng tới cả phòng thi. Ngoài mang vật dụng trái phép vào phòng thi, trường hợp đưa đề thi ra ngoài phòng thi hoặc nhận bài giải từ ngoài vào phòng thi cũng là hành vi vi phạm quy chế thi. Bên cạnh đó, Bộ cũng quy định, Trưởng điểm thi đảm bảo các phương tiện thu, phát thông tin cá nhân (nếu có) của tất cả những người làm nhiệm vụ tại điểm thi phải được lưu giữ tại phòng trực của điểm thi.
Về công tác thanh tra, điểm mới trong công tác thanh tra kỳ thi THPT Quốc gia 2018 là mỗi hội đồng thi có 2 cán bộ thanh tra do Giám đốc Sở GD&ĐT trưng tập (một của địa phương, một của trường đại học phối hợp). Như vậy cả nước có hơn 4.000 cán bộ thanh tra cắm chốt tại tất cả các điểm thi. Bên cạnh thanh tra cắm chốt, Sở GD&ĐT thành lập các đoàn thanh tra lưu động của Sở và Bộ. Ở các khu vực khó khăn hoặc chỗ nào phát sinh vấn đề, thanh tra lưu động sẵn sàng đến hỗ trợ thanh tra cắm chốt.
Bộ GD&ĐT cho biết thêm, Bộ đã tập huấn cho lãnh đạo Sở GD&ĐT 63 tỉnh, thành phố thành lập các đoàn thanh tra cả 3 khâu: Chuẩn bị thi, coi thi, chấm thi. Ngoài ra, Bộ đã phối hợp với PA83 về việc ngăn chặn gian lận trong thi cử. Tăng cường công tác tuyên truyền để tránh gian lận cho cả giám thị và thí sinh. Hiện nay, đề thi đã sẵn sàng, công tác bảo mật đề thi được đặc biệt quan tâm, các địa phương đã có phương án cụ thể, khả thi nhằm bảo mật tuyệt đối đề thi ở tất cả các khâu.
Bộ GD&ĐT cho biết, tại kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018, cả nước có 925.792 thí sinh đăng ký dự thi, trong đó 879.705 thí sinh dự thi để được xét tốt nghiệp THPT; 688.466 thí sinh tham gia xét tuyển vào ĐH, CĐ. Cả nước có 2.144 điểm thi với 39.689 phòng thi và hơn 45.000 cán bộ, giảng viên ĐH, CĐ được điều động tham gia phối hợp với các địa phương để tổ chức thi. |
Theo GĐXH
-
Tin giáo dục09/02/2020Ghi nhận đến chiều ngày 8/2, trên cả nước đã có 63 tỉnh, thành thông báo cho học sinh các cấp được nghỉ thêm 1 tuần nữa để phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt tờ trình của Sở GD&ĐT Hà Nội, theo đó học sinh các cấp sẽ được nghỉ tới hết ngày 16/2 để phòng dịch do virus corona gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Tính đến 15h ngày 7/2 đã có 35 tỉnh/thành phố kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh thêm để phòng, chống dịch bệnh nCoV.
-
Tin giáo dục07/02/2020Học sinh các cấp tại Hà Nội có thể được nghỉ tiếp 1 tuần nữa và đến 17/2 sẽ quay trở lại trường học.
-
Tin giáo dục06/02/2020Chiều 6/2, ông Nguyễn Thành Trung, Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết học sinh trên địa bàn thành phố nghỉ đến ngày 16/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020So với kế hoạch ban đầu, các trường đại học đã lùi lịch học lại 2 tuần và dự kiến sinh viên quay trở lại trường vào ngày 17/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020Sở GD&ĐT TP.HCM đề nghị cho toàn bộ học sinh thành phố nghỉ đến ngày 16/2 để phòng chống dịch nCoV.
-
Tin giáo dục06/02/2020Tỉnh Quảng Ngãi cho học sinh nghỉ đến ngày 16/2. Đây là tỉnh đầu tiên kéo dài lịch nghỉ cho học sinh thêm một tuần.