- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Ép trò thuộc văn mẫu khác nào dạy trẻ giả dối
"Việc giáo viên ép trẻ học thuộc văn mẫu, chẳng khác gì dạy trẻ sự giả dối, hình thức" - Tiến sĩ giáo dục Vũ Thu Hương (ĐHSP Hà Nội) trăn trở.
Học thuộc văn mẫu triệt tiêu sự sáng tạo ở trẻ |
Việc học sinh tiểu học học thuộc văn mẫu trước mỗi kỳ thi vẫn tồn tại
ở không ít trường học khiến nhiều phụ huynh và giáo viên “kêu trời”.
Bởi, cách học này triệt tiêu sự sáng tạo ở trẻ và khiến đầu óc trẻ trở
nên trì trệ.
PGS.TS Nguyễn Hoàng Anh (trường ĐH Ngoại thương Hà
Nội) đau lòng cho biết: Hậu quả là tôi phải hướng dẫn rất nhiều sinh
viên không thể viết được chữ nào nếu không tìm được cái gì để chép, vì
không có ý tưởng nào trong đầu.
Tiến sĩ Vũ Thu Hương cũng cho
biết: Khi tôi yêu cầu sinh viên đọc sách rồi trình bày lại thì các em
ngồi chơi và không có kỹ năng đọc. Các em chỉ thụ động chờ nghe cô giáo
giảng. Học thuộc theo văn mẫu đã biến các em thành những người thiếu chủ
động, không muốn động não.
Rõ ràng, việc học thuộc văn mẫu gây ra rất nhiều hệ lụy đến học sinh. Cô giáo Phạm Mai Hoa (Trường THCS Mỹ Phúc, Nam Định) cho biết, khi học thuộc, học sinh sẽ luôn rập khuôn theo cái có sẵn. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống hàng ngày của các em. Các em sẽ không có thói quen quan sát trong cuộc sống, không dám trải nghiệm những điều mới mẻ. Khi trưởng thành, các em sẽ khó khăn trong việc hòa nhập cuộc sống.
Ép trẻ học thuộc văn mẫu là giáo viên đã dạy trẻ sự giả dối, hình thức. Ảnh minh họa |
Là người “dị ứng” với văn mẫu, ghét cảnh trẻ cầm bài văn dài về nhà học thuộc để đến lớp chép lại, Tiến sĩ Vũ Thu Hương bức xúc: Đối phó với áp lực thành ích như việc ép trẻ học thuộc văn mẫu, các giáo viên đã dạy trẻ sự giả dối, bao biện, hình thức. Những đứa trẻ được đào tạo kiểu này sau khi ra trường sẽ đối mặt với thực tế thế nào? Liệu chúng ta có thể hành xử đàng hoàng, nghiêm túc, chân thật, hay chỉ khôn lỏi, lợi dụng sự hớ hênh của người khác, che mặt mọi người vì lợi ích của bản thân?
"Đã đến lúc toàn ngành giáo dục cần đối diện với câu hỏi này. Liệu chúng ta đã hoàn thành sứ mệnh giáo dục con người hay chưa? Hay chúng ta chính là những kẻ tội phạm hủy hoại nhân cách tốt đẹp của những đứa trẻ? Có lẽ giáo dục nên đổi mới từ chính những điều quan trọng này hơn là việc mua thêm máy móc, dạy thêm tiếng Anh và tin học...", TS Vũ Thu Hương nói.
Theo Phụ nữ Việt Nam
-
Tin giáo dục09/02/2020Ghi nhận đến chiều ngày 8/2, trên cả nước đã có 63 tỉnh, thành thông báo cho học sinh các cấp được nghỉ thêm 1 tuần nữa để phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt tờ trình của Sở GD&ĐT Hà Nội, theo đó học sinh các cấp sẽ được nghỉ tới hết ngày 16/2 để phòng dịch do virus corona gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Tính đến 15h ngày 7/2 đã có 35 tỉnh/thành phố kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh thêm để phòng, chống dịch bệnh nCoV.
-
Tin giáo dục07/02/2020Học sinh các cấp tại Hà Nội có thể được nghỉ tiếp 1 tuần nữa và đến 17/2 sẽ quay trở lại trường học.
-
Tin giáo dục06/02/2020Chiều 6/2, ông Nguyễn Thành Trung, Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết học sinh trên địa bàn thành phố nghỉ đến ngày 16/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020So với kế hoạch ban đầu, các trường đại học đã lùi lịch học lại 2 tuần và dự kiến sinh viên quay trở lại trường vào ngày 17/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020Sở GD&ĐT TP.HCM đề nghị cho toàn bộ học sinh thành phố nghỉ đến ngày 16/2 để phòng chống dịch nCoV.
-
Tin giáo dục06/02/2020Tỉnh Quảng Ngãi cho học sinh nghỉ đến ngày 16/2. Đây là tỉnh đầu tiên kéo dài lịch nghỉ cho học sinh thêm một tuần.