- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Giáo viên bị kỷ luật vì dạy thêm: Đừng coi chúng tôi như tội phạm
“Đừng coi những giáo viên dạy thêm là tội phạm. Rình rập, tố giác... giáo viên dạy thêm? Thật đau lòng..."
Vừa qua, theo báo cáo của Sở GD&ĐT TP. HCM, dạy thêm học thêm về cơ bản có thể phân chia thành 2 dạng. Dạng 1: Xuất phát từ nhu cầu của phụ huynh, học sinh và giáo viên.
Dạng 2: Không xuất phát từ nhu cầu chính đáng của phụ huynh, học sinh. Đây là dạy thêm học thêm biến tướng gây không ít khó khăn cho học sinh và phụ huynh. Tuy nhiên, tỷ lệ của dạng này chỉ chiếm khoảng 10%.
Vì thế, Sở GD&ĐT TP. Hồ Chí Minh cho biết sẽ kiên quyết trong việc cấm dạy thêm, học thêm cả trong và ngoài nhà trường, nếu phát hiện giáo viên dạy thêm sai quy định sẽ kỷ luật nặng.
Sự việc cô giáo đầu tiên ở TP. Hồ Chí Minh bị kỷ luật cắt thi đua cả năm học vì dạy thêm đang khiến dư luận trở nên “nóng” hơn bao giờ hết.
Lớp dạy thêm (ảnh: Zing.vn) |
Liên quan đến vấn đề này, cô giáo Lương Thúy Minh - giáo viên tiểu học trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh cho hay: “Theo tôi được biết, ngoài cô Đ.T.T.N ở trường Tiểu học Bành Văn Trân bị cắt thi đua cả năm học 2016 – 2017 thì vừa qua còn có thêm 2 giáo viên nữa tại trường THCS Lý Thường Kiệt (TP. Hồ Chí Minh) cũng bị phát hiện thuê địa điểm để dạy thêm môn Toán. Tôi cũng được biết, hiện trường này đang họp hội đồng kỷ luật để có biện pháp xử lý với hai giáo viên này.
Dù sao đi nữa, tôi cũng không đồng tình với chuyện đi "bắt" thầy, cô giáo dạy thêm như kiểu bắt tội phạm. Đừng coi những giáo viên dạy thêm là tội phạm. Bởi lẽ, chúng tôi lao động bằng mồ hôi, công sức của mình cơ mà?
Rình rập, soi mói, tố giác... giáo viên dạy thêm? Xã hội đang xem giáo viên như tội phạm truy nã đặc biệt nguy hiểm hay sao? Thật quá đau lòng, chúng tôi cũng chỉ dạy kiến thức theo nhu cầu của phụ huynh để các em trở thành người tốt hơn mà thôi. Xin đừng xem chúng tôi là một thứ xấu xa, cặn bã của xã hội như thế.
Ở bậc tiểu học thì có thể các em chưa thực sự cần thiết phải học thêm nhưng ở cấp THCS thì học thêm là nhu cầu có thực của các phụ huynh học sinh. Bởi lẽ, ở cấp THCS các em phải đối diện với những kỳ thi có tính chất quan trọng. Nhất là hiện nay hai kỳ thi tốt nghiệp và đại học đã được gộp thành kỳ thi THPT quốc gia.
Đồng tình với quan điểm trên, chị Mai Bích Phương (phụ huynh có con đang học tại Tiểu học Bình Hòa, quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh) cho hay: “Với vấn đề này chúng ta hãy nhìn bằng con mắt công bằng một chút với các giáo viên. Hãy đánh giá năng lực giáo viên qua chất lượng giảng dạy.
Mọi người nghĩ học sinh các trường nổi tiếng như: THPT chuyên Mạc Đĩnh Chi, chuyên Nguyễn Thượng Hiền, chuyên Gia Định... và vô số những trường chuyên khác học sinh học giỏi đều nhờ tự học, tự nghiên cứu hay sao?
Thử hỏi, nếu không các giáo viên kèm thêm, các con có học được như thế không? Theo quan điểm của tôi, không nên cấm dạy thêm. Để giải quyết những giáo viên dạy thêm tràn lan, dạy thêm biến tướng Sở GD&ĐT nên thành lập đường dây nóng ở mỗi trường, mỗi Phòng giáo dục để phụ huynh phản ánh giáo viên dạy thêm tiêu cực.
Còn lại khi phụ huynh và học sinh có nhu cầu thì giáo viên được phép dạy. Là mẹ của hai con nên tôi biết, thực tế phụ huynh có nhu cầu cho con đi học thêm.
Bởi lẽ, hiện nay chương trình giáo dục của chúng ta đang quá nặng. Con tôi bây giờ có muốn học thêm cũng không có tìm được chỗ dạy vì giáo viên đều sợ "bị bắt" khi đang dạy thêm. Rồi lại kiểm điểm, kỷ luật nữa.
Với cái lượng kiến thức khổng lồ trong khi trên lớp học thì chỉ vỏn vẹn được vài tiết gói gọn 1 tiết trong 45 phút, học sinh nào mà không đi học thêm sao mà làm được tất cả bài tập trong SGK chứ nói gì tới bài tập nâng cao”.
-
Tin giáo dục09/02/2020Ghi nhận đến chiều ngày 8/2, trên cả nước đã có 63 tỉnh, thành thông báo cho học sinh các cấp được nghỉ thêm 1 tuần nữa để phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt tờ trình của Sở GD&ĐT Hà Nội, theo đó học sinh các cấp sẽ được nghỉ tới hết ngày 16/2 để phòng dịch do virus corona gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Tính đến 15h ngày 7/2 đã có 35 tỉnh/thành phố kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh thêm để phòng, chống dịch bệnh nCoV.
-
Tin giáo dục07/02/2020Học sinh các cấp tại Hà Nội có thể được nghỉ tiếp 1 tuần nữa và đến 17/2 sẽ quay trở lại trường học.
-
Tin giáo dục06/02/2020Chiều 6/2, ông Nguyễn Thành Trung, Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết học sinh trên địa bàn thành phố nghỉ đến ngày 16/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020So với kế hoạch ban đầu, các trường đại học đã lùi lịch học lại 2 tuần và dự kiến sinh viên quay trở lại trường vào ngày 17/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020Sở GD&ĐT TP.HCM đề nghị cho toàn bộ học sinh thành phố nghỉ đến ngày 16/2 để phòng chống dịch nCoV.
-
Tin giáo dục06/02/2020Tỉnh Quảng Ngãi cho học sinh nghỉ đến ngày 16/2. Đây là tỉnh đầu tiên kéo dài lịch nghỉ cho học sinh thêm một tuần.