- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
'Hai câu hỏi trong đề thi Giáo dục công dân chưa chặt chẽ'
Hoàng Đình Quang, người tốt nghiệp xuất sắc khoa Luật, ĐH Ngoại thương, cho rằng 2 câu hỏi trong đề thi Giáo dục công dân THPT quốc gia khiến học sinh khó có đáp án trả lời đúng.
Hoàng Đình Quang, người tốt nghiệp xuất sắc khoa Luật, ĐH Ngoại thương, cho rằng 2 câu hỏi trong đề thi Giáo dục công dân THPT quốc gia khiến học sinh khó có đáp án trả lời đúng.
Năm nay, lần đầu tiên Bộ GD&ĐT đưa Giáo dục công dân vào kỳ thi dùng để xét tốt nghiệp và tuyển sinh đại học, cao đẳng dưới hình thức trắc nghiệm.
Chia sẻ bài viết với Zing.vn, Hoàng Đình Quang - thủ khoa đầu ra, tốt nghiệp xuất sắc khoa Luật (ngành Luật thương mại quốc tế và Kinh tế đối ngoại) của Đại học Ngoại thương - cho rằng hai câu trắc nghiệm trong đề thi Giáo dục công dân chưa chặt chẽ.
Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả.
Hoàng Đình Quang, thủ khoa đầu ra ĐH Ngoại thương Hà Nội. Ảnh: NVCC.
Hai đáp án đúng trong một câu trắc nghiệm?
Câu 115 mã đề 305 có nội dung như sau:
"Phát hiện anh C đã tung tin đồn thất thiệt về chị T trên mạng xã hội nên chị chị B kể lại việc này với chị T. Sau khi yêu cầu anh C gỡ bỏ thông tin sai lệch về mình không được, chị T rất bực mình. Thương bạn, chị B đã tung tin cả nhà anh C nhiễm HIV khiến gia đình anh C bị kỳ thị còn anh C bị trầm cảm. Chị B đã vi phạm pháp luật nào dưới đây:
A. Kỷ luật
B. Hành chính
C. Hình sự
D. Dân sự
Đáp án của Bộ GD&ĐT là C: Hình sự.
Tuy nhiên, đáp án B: Hành chính có thể cũng đúng.
Câu 115 mã đề 305 đề thi Giáo dục công dân THPT quốc gia 2017. Ảnh chụp màn hình.
Do chưa biết cụ thể hành vi tung tin của B như thế nào, mức độ thiệt hại do hành vi đó gây ra cho C và gia đình C ra sao, có đơn yêu cầu khởi tố hình sự của bị hại không, chúng ta khó xác định được B đã vi phạm pháp luật hành chính hay pháp luật hình sự.
Trong trường hợp một, chị B vi phạm pháp luật hành chính. B có thể bị xử phạt vi phạm hành chính bởi hành vi “tung tin cả nhà anh C bị nhiễm HIV” với hình thức cảnh cáo hoặc phạt tiền với mức phạt từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng do vi phạm điểm a, khoản 1, điều 5, Nghị định số 167/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình.
Trường hợp hai, chị B vi phạm pháp luật hình sự, nếu hành vi “tung tin” của B là nghiêm trọng và gây hậu quả nghiêm trọng cho C và gia đình C.
Cụ thể là vi phạm “Tội vu khống” được quy định tại điều 122 Bộ luật Hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009 với hình phạt tù từ 1 năm đến 7 năm với tình tiết định khung “vu khống nhiều người” theo điểm c, khoản 2, Điều 122 Bộ luật Hình sự.
B chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi có đơn yêu cầu khởi tố hình sự của C hoặc của gia đình C, nếu không thì chỉ bị xử phạt hành chính mà thôi.
Như vậy, trong một câu hỏi của môn Giáo dục công dân có thể có tới 2 đáp án đúng.
Câu hỏi chưa rõ ràng
Tiếp theo, câu 119 mã đề 301, nêu: Chị T nhặt được công văn mật do giám đốc B làm rơi trên đường về nhà nên mở ra xem rồi nhờ anh P in sao để đăng tải lên mạng xã hội. Nội dung này được anh K chia sẻ trên trang tin cá nhân. Những ai dưới đây đã vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín?
A. Chị T và anh P.
B. Giám đốc B, chị T và anh P.
C. Giám đốc B, chị T, anh P và anh K.
D. Giám đốc B và chị T.
Đáp án của Bộ GD&ĐT là B: Giám đốc B, chị T và anh P.
Tuy nhiên, ở đề bài, định nghĩa “công văn mật” là gì cũng gây khó khăn cho học sinh.
Câu 119 mã đề 301 . Ảnh chụp màn hình.
Đề thi chưa cung cấp thông tin để trả lời những câu hỏi sau: Đây là công văn mật ở nội bộ doanh nghiệp hay tài liệu mật thuộc về bí mật Nhà nước? Việc giám đốc B làm rơi là do vô ý hay cẩu thả? Anh P có biết tài liệu mà chị T nhờ in sao là công văn mật hay không?
Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín được giới thiệu tại Bài 6: Công dân với các quyền tự do cơ bản trong sách Giáo dục công dân lớp 12. Vì vậy, quyền này chỉ được giới thiệu dưới góc độ quyền của công dân với thư tín, điện thoại, điện tín của mình mà thôi.
Đáp án của Bộ GD&ĐT gây ra nhiều băn khoăn.
Thứ nhất, giả sử công văn mật thuộc về cá nhân giám đốc B thì Giám đốc B là người “bị vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín” chứ không phải là người vi phạm.
Thứ hai, giả sử công văn mật thuộc về người khác và giám đốc B vô ý hoặc do yếu tố khách quan nào đó làm rơi, thì B cũng không phải người vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
Thứ ba, anh K biết đây là công văn mật mà vẫn chia sẻ công khai lên Facebook thì cũng có thể vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
Vì vậy, việc đưa một câu hỏi mơ hồ như vậy sẽ gây nhiều khó khăn cho chính học sinh, thậm chí là những người làm việc trong lĩnh vực pháp lý khi đọc câu hỏi này.
Đề thi Giáo dục công dân cần dễ hiểu, chính xác
Những vấn đề pháp lý vốn phức tạp, đa dạng và gây nhiều tranh luận, thậm chí giữa chính những người áp dụng, vận dụng và thực hành pháp luật.
Vì vậy, việc đưa ra các vấn đề không rõ ràng, tình huống phức tạp, không đảm bảo mức độ chính xác dưới góc độ pháp lý sẽ làm giảm hiệu quả giảng dạy môn Giáo dục công dân và làm giảm hiệu quả tuyên truyền và giáo dục kiến thức pháp luật căn bản cho học sinh.
Những kiến thức pháp luật được giảng dạy và đưa vào đề thi cần phải đủ đơn giản, phổ thông, dễ hiểu, chính xác, cô đọng để học sinh có thể hiểu rõ, hiểu cặn kẽ, làm bài thi tốt và áp dụng được trong đời sống.
Năm nay, lần đầu tiên Bộ GD&ĐT đưa Giáo dục công dân vào kỳ thi dùng để xét tốt nghiệp và tuyển sinh đại học, cao đẳng dưới hình thức trắc nghiệm.
Chia sẻ bài viết với Zing.vn, Hoàng Đình Quang - thủ khoa đầu ra, tốt nghiệp xuất sắc khoa Luật (ngành Luật thương mại quốc tế và Kinh tế đối ngoại) của Đại học Ngoại thương - cho rằng hai câu trắc nghiệm trong đề thi Giáo dục công dân chưa chặt chẽ.
Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả.
Hoàng Đình Quang, thủ khoa đầu ra ĐH Ngoại thương Hà Nội. Ảnh: NVCC.
Hai đáp án đúng trong một câu trắc nghiệm?
Câu 115 mã đề 305 có nội dung như sau:
"Phát hiện anh C đã tung tin đồn thất thiệt về chị T trên mạng xã hội nên chị chị B kể lại việc này với chị T. Sau khi yêu cầu anh C gỡ bỏ thông tin sai lệch về mình không được, chị T rất bực mình. Thương bạn, chị B đã tung tin cả nhà anh C nhiễm HIV khiến gia đình anh C bị kỳ thị còn anh C bị trầm cảm. Chị B đã vi phạm pháp luật nào dưới đây:
A. Kỷ luật
B. Hành chính
C. Hình sự
D. Dân sự
Đáp án của Bộ GD&ĐT là C: Hình sự.
Tuy nhiên, đáp án B: Hành chính có thể cũng đúng.
Câu 115 mã đề 305 đề thi Giáo dục công dân THPT quốc gia 2017. Ảnh chụp màn hình.
Do chưa biết cụ thể hành vi tung tin của B như thế nào, mức độ thiệt hại do hành vi đó gây ra cho C và gia đình C ra sao, có đơn yêu cầu khởi tố hình sự của bị hại không, chúng ta khó xác định được B đã vi phạm pháp luật hành chính hay pháp luật hình sự.
Trong trường hợp một, chị B vi phạm pháp luật hành chính. B có thể bị xử phạt vi phạm hành chính bởi hành vi “tung tin cả nhà anh C bị nhiễm HIV” với hình thức cảnh cáo hoặc phạt tiền với mức phạt từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng do vi phạm điểm a, khoản 1, điều 5, Nghị định số 167/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình.
Trường hợp hai, chị B vi phạm pháp luật hình sự, nếu hành vi “tung tin” của B là nghiêm trọng và gây hậu quả nghiêm trọng cho C và gia đình C.
Cụ thể là vi phạm “Tội vu khống” được quy định tại điều 122 Bộ luật Hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009 với hình phạt tù từ 1 năm đến 7 năm với tình tiết định khung “vu khống nhiều người” theo điểm c, khoản 2, Điều 122 Bộ luật Hình sự.
B chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi có đơn yêu cầu khởi tố hình sự của C hoặc của gia đình C, nếu không thì chỉ bị xử phạt hành chính mà thôi.
Như vậy, trong một câu hỏi của môn Giáo dục công dân có thể có tới 2 đáp án đúng.
Câu hỏi chưa rõ ràng
Tiếp theo, câu 119 mã đề 301, nêu: Chị T nhặt được công văn mật do giám đốc B làm rơi trên đường về nhà nên mở ra xem rồi nhờ anh P in sao để đăng tải lên mạng xã hội. Nội dung này được anh K chia sẻ trên trang tin cá nhân. Những ai dưới đây đã vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín?
A. Chị T và anh P.
B. Giám đốc B, chị T và anh P.
C. Giám đốc B, chị T, anh P và anh K.
D. Giám đốc B và chị T.
Đáp án của Bộ GD&ĐT là B: Giám đốc B, chị T và anh P.
Tuy nhiên, ở đề bài, định nghĩa “công văn mật” là gì cũng gây khó khăn cho học sinh.
Câu 119 mã đề 301 . Ảnh chụp màn hình.
Đề thi chưa cung cấp thông tin để trả lời những câu hỏi sau: Đây là công văn mật ở nội bộ doanh nghiệp hay tài liệu mật thuộc về bí mật Nhà nước? Việc giám đốc B làm rơi là do vô ý hay cẩu thả? Anh P có biết tài liệu mà chị T nhờ in sao là công văn mật hay không?
Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín được giới thiệu tại Bài 6: Công dân với các quyền tự do cơ bản trong sách Giáo dục công dân lớp 12. Vì vậy, quyền này chỉ được giới thiệu dưới góc độ quyền của công dân với thư tín, điện thoại, điện tín của mình mà thôi.
Đáp án của Bộ GD&ĐT gây ra nhiều băn khoăn.
Thứ nhất, giả sử công văn mật thuộc về cá nhân giám đốc B thì Giám đốc B là người “bị vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín” chứ không phải là người vi phạm.
Thứ hai, giả sử công văn mật thuộc về người khác và giám đốc B vô ý hoặc do yếu tố khách quan nào đó làm rơi, thì B cũng không phải người vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
Thứ ba, anh K biết đây là công văn mật mà vẫn chia sẻ công khai lên Facebook thì cũng có thể vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
Vì vậy, việc đưa một câu hỏi mơ hồ như vậy sẽ gây nhiều khó khăn cho chính học sinh, thậm chí là những người làm việc trong lĩnh vực pháp lý khi đọc câu hỏi này.
Đề thi Giáo dục công dân cần dễ hiểu, chính xác
Những vấn đề pháp lý vốn phức tạp, đa dạng và gây nhiều tranh luận, thậm chí giữa chính những người áp dụng, vận dụng và thực hành pháp luật.
Vì vậy, việc đưa ra các vấn đề không rõ ràng, tình huống phức tạp, không đảm bảo mức độ chính xác dưới góc độ pháp lý sẽ làm giảm hiệu quả giảng dạy môn Giáo dục công dân và làm giảm hiệu quả tuyên truyền và giáo dục kiến thức pháp luật căn bản cho học sinh.
Những kiến thức pháp luật được giảng dạy và đưa vào đề thi cần phải đủ đơn giản, phổ thông, dễ hiểu, chính xác, cô đọng để học sinh có thể hiểu rõ, hiểu cặn kẽ, làm bài thi tốt và áp dụng được trong đời sống.
Theo Zing
-
Tin giáo dục09/02/2020Ghi nhận đến chiều ngày 8/2, trên cả nước đã có 63 tỉnh, thành thông báo cho học sinh các cấp được nghỉ thêm 1 tuần nữa để phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt tờ trình của Sở GD&ĐT Hà Nội, theo đó học sinh các cấp sẽ được nghỉ tới hết ngày 16/2 để phòng dịch do virus corona gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Tính đến 15h ngày 7/2 đã có 35 tỉnh/thành phố kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh thêm để phòng, chống dịch bệnh nCoV.
-
Tin giáo dục07/02/2020Học sinh các cấp tại Hà Nội có thể được nghỉ tiếp 1 tuần nữa và đến 17/2 sẽ quay trở lại trường học.
-
Tin giáo dục06/02/2020Chiều 6/2, ông Nguyễn Thành Trung, Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết học sinh trên địa bàn thành phố nghỉ đến ngày 16/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020So với kế hoạch ban đầu, các trường đại học đã lùi lịch học lại 2 tuần và dự kiến sinh viên quay trở lại trường vào ngày 17/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020Sở GD&ĐT TP.HCM đề nghị cho toàn bộ học sinh thành phố nghỉ đến ngày 16/2 để phòng chống dịch nCoV.
-
Tin giáo dục06/02/2020Tỉnh Quảng Ngãi cho học sinh nghỉ đến ngày 16/2. Đây là tỉnh đầu tiên kéo dài lịch nghỉ cho học sinh thêm một tuần.