- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
"Thí sinh có thể yên tâm về độ đồng đều của 24 mã đề thi"
Trao đổi với VietNamNet, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho biết: Đề thi của kỳ thi THPT quốc gia 2017 đã được xây dựng theo một quy trình chặt chẽ. Do đó, thí sinh có thể hoàn toàn yên tâm về mức đồ đồng đều của 24 mã đề của đề thi năm nay.
- Phóng viên: Xin ông cho biết, tới thời điểm hiện tại, công tác chuẩn bị đã được tổ chức như thế nào để sẵn sàng cho kỳ thi THPT quốc gia?
- Thứ trưởng Bùi Văn Ga: Qua kiểm tra các địa phương thì thấy rằng các địa phương vào cuộc nghiêm túc, quán triệt sâu sắc chỉ thị số 10 của Thủ tướng Chính phủ, huy động tất cả nguồn lực tốt nhất tổ chức kỳ thi chu đáo.
Các ban ngành ở các địa phương, sự phối hợp của các trường ĐH cũng diễn ra rất suôn sẻ.
Vì vậy, chúng ta có thể dự đoán được kỳ thi năm nay sẽ diễn ra rất nhẹ nhàng bởi vì thí sinh thi ngay tại địa phương, ngay tại trường mình đang học.
- Năm nay, với việc chuyển sang phương thức thi trắc nghiệm, vấn đề được dư luận quan tâm nhất chính là chất lượng đề thi. Xin ông cho biết, việc xây dựng đề thi cho kỳ thi năm nay đã được thực hiện như thế nào và chúng ta có thể hoàn toàn yên tâm về chất lượng đề thi hay không?
- Khác với mọi năm thì năm nay ngoài môn Ngữ văn thì tất cả các môn khác đều thi bằng phương pháp trắc nghiệm khách quan. Đề thi theo phương pháp trắc nghiệm khách quan này được xây dựng theo một quy trình rất nghiêm ngặt.
Sau khi công bố phương án thi THPT quốc gia năm nay thì Bộ đã thành lập tổ biên soạn ngân hàng câu hỏi thi, huy động lực lượng giáo viên của các trường ĐH, giáo viên các trường phổ thông có nhiều kinh nghiệm để soạn ngân hàng câu hỏi.
Ngân hàng câu hỏi này sau đó được thử nghiệm ở nhiều địa phương khác nhau để tuyển chọn những câu hỏi phù hợp theo một ma trận đề thi phù hợp với mức độ khó dễ khác nhau.
Cho đến nay ngân hàng đề thi đã được hoàn thiện và chuyển cho Ban đề thi của Bộ để chọn lựa những câu hỏi theo ma trận đề thi để thành đề thi chính thức cho kỳ thi THPT quốc gia năm nay.
Có thể nói chưa năm nào đề thi được chuẩn bị chu đáo như kỳ thi năm nay để đảm bảo đề thi có độ đồng đều, chuẩn cho 24 mã đề thi trong mỗi phòng thi. Vì vậy thí sinh có thể hoàn toàn yên tâm về mức độ đồng đều của đề thi.
Một điểm nữa đề thi năm nay có 60% thuộc về lĩnh vực cơ bản cho nên thí sinh chỉ cần học nắm vững kiến thức lớp 12 có thể làm được phần cơ bản này. 40% còn lại để phân loại giúp các trường ĐH có thể tuyển chọn được những thí sinh vào học tại trường mình.
Mức độ khó dễ của đề thi được bố trí từ dễ tới khó vì vậy thí sinh vào phòng thi có thể làm ngay từ câu đầu tiên mà không phải truy tìm trong đề thi những câu hỏi dễ để làm giúp các em tiết kiệm được thời gian.
Thứ trưởng Bùi Văn Ga khẳng định thí sinh có thể yên tâm với mức độ đồng đều của 24 mã đề của đề thi THPT quốc gia năm nay. Ảnh: Lê Văn. |
- Năm nay việc tổ chức thi được giao cho các địa phương. Làm thế nào để đảm bảo kỳ thi sẽ diễn ra thực sự công bằng khi sự lỏng, chặt ở mỗi địa phương, thậm chí là mỗi khu vực ở từng địa phương là khác nhau?
- Vấn đề về kỹ thuật tổ chức và phương thức tổ chức kỳ thi năm nay khác rất nhiều so với những năm mà địa phương tổ chức kỳ thi THPT không.
Năm nay kỳ thi ngoài mục đích dùng kết quả để xét tốt nghiệp THPT còn dùng kết quả để xét tuyển ĐH, CĐ. Vì vậy, mức độ yêu cầu về tính công bằng, nghiêm túc của kỳ thi cao hơn rất nhiều.
Thứ nhất về giải pháp kỹ thuật mỗi thí sinh trong 1 phòng thi sẽ có 1 mã đề thi riêng. Như vậy, các cháu cũng khó có thể nhìn nhau trong thời gian làm bài thi trắc nghiêm.
Thứ 2, mỗi phòng thi Bộ đã bố trí 1 giám thị của các trường ĐH và 1 giám thị là giáo viên phổ thông. Giáo viên phổ thông không được làm giám thị tại nơi có học sinh trường mình. Giám thị ĐH được tăng cường để phối hợp với Sở tổ chức kỳ thi nghiêm túc.
Giám thị trường ĐH hoạt động rất độc lập và họ biết kết quả này sẽ được sử dụng cho việc xét tuyển vào các trường ĐH nên họ sẽ làm việc hết sức nghiêm túc.
Chấm thi năm nay sẽ được thực hiện hoàn toàn bằng máy quét, sau đó máy tính thực hiện nên giảm sự can thiệp chủ quan của quan người.
Bên cạnh đó, theo quy chế thí sinh có thể mang theo thiết bị ghi âm ghi hình không có chức năng phát âm phát hình tại chỗ để có thể ghi nhận những tiêu cực của kỳ thi phản ánh với những người có trách nhiệm để xử lý.
Cuối cùng, thanh tra năm nay cũng không có cắm chốt mà thanh tra lưu động, không báo chốt. Thanh tra có thể đến bất cứ điểm thi nào để kiêm tra phát hiện những sai phạm để xử lý.
Tất cả những điều đó sẽ đảm bảo cho kỳ thi năm nay nghiêm túc, an toàn, kết quả trung thực khách quan để một mặt chúng ta có thể xét tốt nghiệp THPT mặt khác có thể dùng để xét tuyển ĐH, CĐ.
- Đã 3 năm tổ chức kỳ thi THPT quốc gia với 2 mục đích, nhưng mỗi năm đều có sự thay đổi so với năm trước. Liệu đến khi nào việc thi cử này được ổn định?
- Khi mà chúng ta thực hiện công tác đổi mới thi THPT quốc gia và tuyển sinh ĐH, CĐ thì Bộ GD-ĐT cũng đã cân nhắc rất kỹ về lộ trình thực hiện đổi mới để không gây sốc đối với xã hội.
Bởi vì thí sinh đã chuẩn bị trước rất lâu, 3-4 năm về trước để thi năm nay. Do đó nếu chúng ta thay đổi đột ngột thì nó sẽ gây hoang mang lo lắng với thí sinh và xã hội. Vì vậy, Bộ đã thực hiện lộ trình đổi mới 3 năm.
Năm đầu tiên chúng ta tổ chức 2 loại cụm thi, năm tiếp theo chúng ta tổ chức thi ở các địa phương khác nhau và năm nay thí sinh được thi ngay ở nơi mình đang học với 1 cụm thi duy nhất, không có phân biệt 2 loại cụm thi do trường ĐH hay địa phương chủ trì.
Cách thức thi thì trước đây chúng ta thi theo tự luận 1 số bài thì bây giờ thi đa số theo hình thức trắc nghiệm. Chúng ta tổ chức tổ chức theo bài thi KHTN, KHXH trong đó có nhiều môn nhờ thế rút ngắn được thời gian thi. Thay vì 4 ngày như trước đây giờ đây chỉ còn 2 ngày rưỡi thôi.
Tất cả những đổi mới như vậy giúp làm giảm áp lực cho xã hội và thí sinh đồng thời làm cho kỳ thi trở nên nhẹ nhàng hơn.
Cho tới nay phải nói sau 3 năm thực hiện đổi mới thi THPT quốc gia và tuyển sinh ĐH, CĐ thì có thể nói mục tiêu của đổi mới gần như chúng ta đã đạt được. Vì vậy, những năm tiếp theo với những kinh nghiệm và kết quả chúng ta đạt được trong năm 2017 này sẽ không có nhiều sự thay đổi nữa.
Thứ trưởng Bùi Văn Ga trao đổi với Báo VietNamNet trước kỳ thi THPT quốc gia 2017. |
- Ông có lời khuyên nào cho hơn 800 nghìn thí sinh cả nước trước thềm kỳ thi quan trọng này?
Đối với thí sinh năm nay chúng ta thi theo hình thức trắc nghiệm đa số các môn nên đề thi sẽ bao quát toàn bộ chương trình. Vì vậy, các em cần phải hệ thống lại tất cả kiến thức mà các em học được trong chương trình lớp 12.
Thứ hai, kỷ luật trường thi rất nghiêm ngặt, không có bất cứ gian lận nào không bị phát hiện. Do đó các em phải chấp hành nghiêm chỉnh kỷ luật trường thi. Tuyệt đối không đem vào trường thi những dụng cụ không được phép.
Cụ thể nhất là điện thoại di động. Năm nào cũng có nhiều em bị đình chỉ thi vì mang điện thoại vào phòng thi. Do đó thí sinh dứt khoát phải không được mang theo điện thoại di động vào phòng thi.
Các em không phải bận tậm lo lắng gì nhiều về các thủ tục đặc biệt là thủ tục quy định, xét tuyển ĐH, CĐ về sau.
Nếu bây giờ các em thi đạt kết quả tốt thì chắc chắn các em sẽ đậu vào các trường ĐH, các ngành nghề mà các em mong muốn. Trong lúc này các em nên tập trung để làm bài thi tốt nhất.
Theo VietNamNet
-
Tin giáo dục09/02/2020Ghi nhận đến chiều ngày 8/2, trên cả nước đã có 63 tỉnh, thành thông báo cho học sinh các cấp được nghỉ thêm 1 tuần nữa để phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt tờ trình của Sở GD&ĐT Hà Nội, theo đó học sinh các cấp sẽ được nghỉ tới hết ngày 16/2 để phòng dịch do virus corona gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Tính đến 15h ngày 7/2 đã có 35 tỉnh/thành phố kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh thêm để phòng, chống dịch bệnh nCoV.
-
Tin giáo dục07/02/2020Học sinh các cấp tại Hà Nội có thể được nghỉ tiếp 1 tuần nữa và đến 17/2 sẽ quay trở lại trường học.
-
Tin giáo dục06/02/2020Chiều 6/2, ông Nguyễn Thành Trung, Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết học sinh trên địa bàn thành phố nghỉ đến ngày 16/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020So với kế hoạch ban đầu, các trường đại học đã lùi lịch học lại 2 tuần và dự kiến sinh viên quay trở lại trường vào ngày 17/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020Sở GD&ĐT TP.HCM đề nghị cho toàn bộ học sinh thành phố nghỉ đến ngày 16/2 để phòng chống dịch nCoV.
-
Tin giáo dục06/02/2020Tỉnh Quảng Ngãi cho học sinh nghỉ đến ngày 16/2. Đây là tỉnh đầu tiên kéo dài lịch nghỉ cho học sinh thêm một tuần.