- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Mối duyên nợ giữa các “nhà leo núi” trường Ams với chung kết năm Olympia
Đã 4 lần học sinh trường THPT Hà Nội - Amsterdam lọt vào chung kết Đường lên đỉnh Olympia nhưng mới chỉ 1 lần duy nhất các bạn giành được vòng nguyệt quế vinh quang.
Cho tới thời điểm này, Phan Minh Đức là học sinh trường Ams đầu tiên và duy nhất giành được chiến thắng ở trận chung kết Đường lên đỉnh Olympia (năm thứ 10) |
Phan Minh Châu là học sinh trường Ams đầu tiên lọt vào vòng chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm 2000. Năm đó cũng là năm đầu tiên của chương trình Đường lên đỉnh Olympia. Ở Olympia năm thứ nhất, Trần Ngọc Minh (Trung học Phổ thông Chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm, Vĩnh Long) đã giành chức vô địch.
Còn Phan Minh Châu chỉ dừng lại ở vị trí số 3 đoàn leo núi nhưng Châu cũng mờ đầu cho mối duyên nợ “dai dẳng” giữa các học sinh THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam và Đường lên đỉnh Olympia.
Sau Minh Châu, nhiều học sinh khác của trường Ams đăng kí dự thi các mùa Đường lên đỉnh Olympia nhưng không ai đi được tới trận chung kết.
Phải đến 10 năm sau (2010), Phan Minh Đức, học sinh chuyên Lý của trường Ams mới giành được một vé vào chung kết Olympia. Đức được kì vọng rất nhiều và cậu đã đạt được chiếc vòng nguyệt quế làm thỏa lòng mong đợi của nhiều thế hệ học sinh trường Ams.
Trước câu hỏi “phải chăng có một mối quan hệ nào đó giữa Đức và anh Phan Minh Châu” khi cả hai đều có họ “Phan Minh”, Đức chia sẻ: “Rất nhiều người nghĩ vậy nhưng sự thật là mình và anh Châu không có họ hàng gì đâu. Mình chỉ có một cô em gái đang học lớp 9. Mình nghĩ đây là một sự trùng hợp khá thú vị”.
Minh Đức từng tâm sự: “Được vào chơi trận chung kết Olympia là niềm mơ ước lớn nhất của mình. Cho đến giờ, mình vẫn cảm thấy vui và đôi chút bất ngờ”.
Sau khi giành chức vô địch Oympia, Minh Đức nhận học bổng du học ngành Tài chính Kế toán của ĐH Swinburne, Úc. Sau khi tốt nghiệp đại học, anh ở lại đất nước chuột túi để tiếp tục học lên cao hơn và làm việc tại đây.
Sự thành công của Phan Minh Đức là tấm gương của nhiều thế hệ học sinh trường Ams. Các học sinh lứa sau Minh Đức tiếp tục đăng kí tham gia Đường lên đỉnh Olympia để thử sức mình.
Nhưng phải 6 năm sau, học sinh lớp chuyên Hóa học Lê Duy Báchmới một lần nữa mang cầu truyền hình trực tiếp của Đường lên đỉnh Olympia về với trường THPT Hà Nội – Amsterdam.
Duy Bách cho biết, từ cuối lớp 8 cậu đã nuôi dự định thi Olympia khi chứng kiến một cựu học sinh của trường THCS nơi Bách theo học tham gia thi cuộc thi nhưng không giành được thứ hạng cao.
Gia đình và thầy cô cũng rất ủng hộ Bách tham gia Đường lên đỉnh Olympia bởi vì em có thành tích học tập tốt, là một học sinh ưu tú, từng đạt giải nhiều giải thưởng học sinh giỏi. Do vậy, Bách được kì vọng rất cao.
Tuy vậy, trước 3 đối thủ quá mạnh, Duy Bách đã thua. Người giành chức vô địch Olympia mùa thứ 16 là Hồ Đắc Thanh Chương đến từ Huế. Chương và Bách là những người bạn. Do vậy, cho dù thua cuộc, Bách vẫn dành cho Chương những lời chúc mừng và nhận xét rằng chiến thắng của Chương là xứng đáng.
Một năm sau khi Lê Duy Bách bước chân vào trận chung kết Olympia, lại thêm một nam sinh khác của ngôi trường này mang giành được tấm vé quý giá, đó là Phạm Huy Hoàng.
Phạm Huy Hoàng là người thứ 4 mang cầu truyền hình trực tiếp của Đường lên đỉnh Olympia về với trường THPT Hà Nội - Amsterdam |
Dường như, khoảng cách giữa những lần khán giả trường THPT Hà Nội - Amsterdam phải chờ đợi để được đón cầu truyền hình ngày càng ngắn lại, từ 10 năm, tới 6 năm và bây giờ chỉ 1 năm.
Ngày Chủ nhật 27/8 tới đây, Phạm Huy Hoàng sẽ thi đấu với Phan Đăng Nhật Minh (Trung học Phổ thông Hải Lăng, Quảng Trị); Hà Việt Hoàng (Trung học Phổ thông Sóc Sơn, Hà Nội); Phạm Thọ Quốc Long (Trung học Phổ thông Chuyên Trần Hưng Đạo, Bình Thuận) để xem ai là người xứng đáng với chiếc vòng nguyệt quế Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 17.
Nhiều học sinh trường Hà Nội - Amsterdam hi vọng Huy Hoàng sẽ giành được vòng nguyệt quế, để thắt chặt thêm mối duyên nợ thú vị giữa các học sinh ưu tú của ngôi trường này và chương trình Đường lên đỉnh Olympia.
Theo Mai Châm (Dân Trí)
-
Tin giáo dục09/02/2020Ghi nhận đến chiều ngày 8/2, trên cả nước đã có 63 tỉnh, thành thông báo cho học sinh các cấp được nghỉ thêm 1 tuần nữa để phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt tờ trình của Sở GD&ĐT Hà Nội, theo đó học sinh các cấp sẽ được nghỉ tới hết ngày 16/2 để phòng dịch do virus corona gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Tính đến 15h ngày 7/2 đã có 35 tỉnh/thành phố kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh thêm để phòng, chống dịch bệnh nCoV.
-
Tin giáo dục07/02/2020Học sinh các cấp tại Hà Nội có thể được nghỉ tiếp 1 tuần nữa và đến 17/2 sẽ quay trở lại trường học.
-
Tin giáo dục06/02/2020Chiều 6/2, ông Nguyễn Thành Trung, Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết học sinh trên địa bàn thành phố nghỉ đến ngày 16/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020So với kế hoạch ban đầu, các trường đại học đã lùi lịch học lại 2 tuần và dự kiến sinh viên quay trở lại trường vào ngày 17/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020Sở GD&ĐT TP.HCM đề nghị cho toàn bộ học sinh thành phố nghỉ đến ngày 16/2 để phòng chống dịch nCoV.
-
Tin giáo dục06/02/2020Tỉnh Quảng Ngãi cho học sinh nghỉ đến ngày 16/2. Đây là tỉnh đầu tiên kéo dài lịch nghỉ cho học sinh thêm một tuần.