- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Nỗi ám ảnh khi phải học và thi trường top theo ý bố mẹ
Vì bị áp lực phải học như vậy nên Minh Anh luôn phải nỗ lực cố gắng là học sinh giỏi. Nhất là phải học giỏi các môn phụ huynh thích và định hướng.
>>4 bài học mẹ nào có con vào lớp 1 cũng nên học mẹ Nhật Nam
Nhìn bề ngoài, những đứa trẻ này đã rất là con ngoan, trò giỏi vì biết nghe lời khi đang học ở các lớp chọn, trường top mà nhiều người mơ ước.
Thật sự, xét ở góc độ nào đó, chính bản thân những học sinh cấp 3 này cũng cảm thấy hài lòng với những gì mình đã đạt được. Bởi vì họ có sự tự tin với hành trang kiến thức có được từ môi trường học năng động, nhiều cơ hội để trải nghiệm.
Song các học sinh này lại không thực sự hạnh phúc và chúng luôn mang nỗi ám ảnh phải học, học và cố gắng học vì chính bố mẹ mình.
Mỗi năm đến những mùa thi cử nước sôi lửa bỏng như thế này, Minh Anh lại nhớ như in những ngày đã qua của mình. Dù đang học năm lớp 11 tại một trường có tên tuổi ở một quận trung tâm Hà Nội nhiều người mơ ước nhưng chẳng hiểu sao Minh Anh cứ bị căng thẳng.
'Mình thấy sao còn nhỏ nhiều cái thiệt thòi quá. Còn nhỏ là phải nghe lời bố mẹ hết. Bố mẹ quyết định, mong muốn sao thì mình phải nghe vậy. Lúc nào mình cũng mang nỗi ám ảnh là phải học, học cố, cố gắng học vì bố mẹ. Bởi họ kỳ vọng, ước muốn mình phải vào được trường top trên, trường chuyên nọ chọn kia' – Minh Anh nhớ lại.
Cũng theo cô học trò 17 tuổi này cho biết, cha mẹ của Minh Anh đang làm việc trong một cơ quan nhà nước lớn. Bởi thế họ bảo sau khi học xong phổ thông tại các trường Top, Minh Anh sẽ dễ dàng thi vào đại học ở một trường danh giá của thủ đô đúng chuyên ngành họ định hướng.
'Họ bảo, với sức học của mình những năm phổ thông, mình sẽ dễ thi vào trường đại học danh giá. Lúc ấy, cha mẹ mình sẽ cực mở mày, mở mặt và vui mừng. Để mình tiếp tục tỏa sáng, cha mình còn chủ động săn tìm thầy giỏi, có tiếng luyện thi hiệu quả và bắt mình học thiên về các môn khoa học tự nhiên lẫn Anh văn để sau này ra trường xin đúng việc họ đã để dành chỗ?'.
Vì bị áp lực phải học như vậy nên Minh Anh luôn phải nỗ lực cố gắng là học sinh giỏi. Nhất là phải học giỏi các môn phụ huynh thích và định hướng. Tuy nhiên, dù cố gắng đến đâu, Minh Anh cũng chưa bao giờ đứng trong Top 10 của lớp.
'Mỗi lần đi họp phụ huynh về, mình bị bố mắng té tát. Bố cứ bảo sao đầu tư như vậy mà vẫn học thua bạn này, bạn kia của mình. Rồi hết mắng, bố lại quay ra khuyên phải cố lên để mai ra trường còn xin được chỗ làm việc tốt', cô gái này đau khổ kể.
Vì luôn áp lực học hành nên suốt thời gian 2 năm cấp 3, Minh Anh chẳng có thời gian chơi và học các môn mình thích. Suốt ngày, cô bé chỉ biết cắm đầu đi học thêm ở nhà thầy, trung tâm Anh ngữ và học ngày học đêm, cả kể cuối tuần. Vì thế, Minh Anh lúc nào cũng chán ngán học, không có hứng thú để học.
Hiện, cô bạn này đang lo, nếu như cứ cái đà này, Minh Anh e ngại, sang năm cuối cấp kết quả học tập sẽ không thể bằng năm nay được.
'Dù mình luôn có áp lực phải học giỏi, phải tỏa sáng nhưng mình đã thấy mệt mỏi, chán nản lắm rồi. Nhiều khi mình cứ tự hỏi mình muốn gì và những kiến thức đã học, nhồi nhét thêm nhiều công thức toán, lý, hóa và cách giải bài cao siêu đã giúp gì cho mình? Tại sao mình không có thời gian học và làm những gì mình yêu thích? Tại sao mình không được sống theo ý mình mà phải sống theo ý cha mẹ?'.
Đến hè nhưng cô bạn tội nghiệp này vẫn chưa được nghỉ hè hoàn toàn như các bạn. Những ngày hè của Minh Anh là những ngày học thêm văn hóa và tiếng Anh túi bụi.
'Nghỉ hè rồi mà bố mẹ vẫn luôn đốc thúc mình đi học thêm để chuẩn bị cho năm cuối. Mình tỏ ý không nghe là bố mẹ sẽ buồn luôn. Bố mẹ đặt nhiều ước muốn lên mình quá. Nhưng mình sợ mình sẽ dần sợ học, ngán học và thui chột dần đam mê học hành vì chính họ đây', Minh Anh thở dài não nuột đầy ngao ngán.
-
Tin giáo dục09/02/2020Ghi nhận đến chiều ngày 8/2, trên cả nước đã có 63 tỉnh, thành thông báo cho học sinh các cấp được nghỉ thêm 1 tuần nữa để phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt tờ trình của Sở GD&ĐT Hà Nội, theo đó học sinh các cấp sẽ được nghỉ tới hết ngày 16/2 để phòng dịch do virus corona gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Tính đến 15h ngày 7/2 đã có 35 tỉnh/thành phố kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh thêm để phòng, chống dịch bệnh nCoV.
-
Tin giáo dục07/02/2020Học sinh các cấp tại Hà Nội có thể được nghỉ tiếp 1 tuần nữa và đến 17/2 sẽ quay trở lại trường học.
-
Tin giáo dục06/02/2020Chiều 6/2, ông Nguyễn Thành Trung, Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết học sinh trên địa bàn thành phố nghỉ đến ngày 16/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020So với kế hoạch ban đầu, các trường đại học đã lùi lịch học lại 2 tuần và dự kiến sinh viên quay trở lại trường vào ngày 17/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020Sở GD&ĐT TP.HCM đề nghị cho toàn bộ học sinh thành phố nghỉ đến ngày 16/2 để phòng chống dịch nCoV.
-
Tin giáo dục06/02/2020Tỉnh Quảng Ngãi cho học sinh nghỉ đến ngày 16/2. Đây là tỉnh đầu tiên kéo dài lịch nghỉ cho học sinh thêm một tuần.