- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Nữ sinh gọi hội đánh bạn: Câu chuyện phía sau khiến ta phải rùng mình
"Khi ngôn ngữ bất lực thì bạo lực lên ngôi", câu ca dao thời hiện đại đã phản ánh đầy đủ sự thống trị của những… cú đấm trong cách giới trẻ giải quyết mâu thuẫn.
"Khi ngôn ngữ bất lực thì bạo lực lên ngôi", câu ca dao thời hiện đại đã phản ánh đầy đủ sự thống trị của những… cú đấm trong cách giới trẻ giải quyết mâu thuẫn.
1. Suốt mấy ngày qua, cư dân mạng bàn tán xôn xao câu chuyện về một nữ sinh đại học Sư Phạm, chuyên ngành Giáo dục tiểu học, kéo theo 7 cậu bạn đến hỏi tội một bạn nữ khác.
Xuất phát từ một mâu thuẫn trên mạng xã hội Facebook, cô gái nhỏ nhắn, xinh xắn đã quyết định dằn mặt đối thủ bằng những cú đấm, cú đạp đầy quyết đoán.
Nhìn cách cô nữ sinh Sư phạm "tung chưởng", cá nhân tôi cho rằng đây không phải là một hành động bột phát theo kiểu "khi ngôn ngữ bất lực thì bạo lực lên ngôi".
Việc cô chủ động kéo theo đám bạn nam đã chứng
minh rất rõ ý đồ dằn mặt đối phương bằng bạo lực chắc chắn đã hình thành
từ trước. Dăm ba câu cãi nhau trong lúc mặt đối mặt chỉ là một cái cớ.
Có 3 điều thật sự rất đáng sợ ở đây. Thứ nhất: Cô gái đã hành xử theo một phong cách côn đồ… rất chuyên nghiệp. Tức là gọi hội, hất nước vào mặt đối phương và ra đòn. Giống hệt mô típ của những bộ phim Mỹ mà chúng ta thường xem.
Thứ hai: Cô đang được đào tạo trong môi trường Sư phạm. Thật không thể tưởng tượng nổi nếu hành vi côn đồ của cô nàng này không tình cờ được quay lại, ai biết được trong tương lai, con cái của chúng ta có do chính cô gái này dạy hay không?
Và liệu cô sẽ dạy những mầm non tương lai điều gì?
Thứ ba, cũng là điều quan trọng nhất: Cô gái đại diện cho một lớp trẻ, với ngoại hình được trau chuốt mỹ miều, nhưng những tri thức cơ bản nhất của một con người văn minh thì tuyệt đối bằng 0.
2.
Thử lên Youtube search từ khóa: "Nữ sinh đánh nhau", tôi cam đoan các
bạn sẽ phải mất nguyên một buổi chiều để xem hết hàng chục, thậm chí
hàng trăm đoạn clip ghi lại cảnh những nữ sinh vừa biết cách đánh nhau,
vừa rất thuần thục kỹ năng... sỉ nhục đối phương.
Việc đến cả những cô gái vốn đại diện cho cái đẹp của tạo hóa cũng nảy sinh xu hướng chọn bạo lực để giải quyết mâu thuẫn đã phác họa rất cơ bản bức tranh của xã hội hiện đại: Một bức tranh nhuốm màu bạo lực.
Câu hỏi đặt ra: Tại sao giới trẻ ưa chọn bạo lực để giải quyết mọi chuyện?
Có
lẽ đã đến lúc chúng ta đặt câu hỏi cho hệ thống giáo dục phải
chăng đã quá tập trung chạy theo thành tích, tô đẹp các bản báo cáo mà
quên mất nhiệm vụ cốt lõi là dạy cho các em học sinh trở thành những con
người có ích cho xã hội.
Tại sao một đất nước với tỷ lệ tốt nghiệp luôn cao chót vót mà học sinh ra đường luôn chọn nắm đấm tư duy thay cho trí óc? Bạo lực lẽ ra phải thuộc về những kẻ ít học, bị chèn ép quá nhiều sinh ra bức xúc, phản kháng, chứ không nên là lựa chọn hàng đầu của giới trẻ.
Những người có thói quen dùng nắm đấm thường là những người lười biếng trong suy nghĩ, hạn hẹp trong tâm hồn và đặc biệt là dễ bị kích động. Trong tương lai, liệu bạn sẽ thành công bằng cách nào nếu đầu bạn chưa kịp nghĩ thì tay đã hành động?
Sự thiếu thốn về môi trường giải trí lành mạnh cũng là một trong những yếu tố thúc đẩy bạo lực gia tăng.
Hãy thử điểm danh nhanh những xu hướng giải trí đang thu hút giới trẻ: Hóng các vụ đánh nhau đăng lên mạng kiếm like, uống rượu ăn tiền, đi quẩy trên bar, sàn, cắm mặt vào điện thoại…
Những CLB tiếng Anh, thư viện, hiệu sách thì luôn chỉ lác đác tập trung những nhóm nhỏ. Họ trở nên lạc lõng giữa một xã hội quay cuồng những trò giải trí sành điệu.
Nhưng giải trí khiến con người lười suy nghĩ hơn, có xu hướng chọn những thứ dễ dàng và khi xuất hiện một yếu tố trái ý họ, ý thức đầu tiên là phản kháng.
Nhưng vì trong đầu không có ngôn ngữ thích hợp để tự bảo vệ chính kiến của mình, họ chọn nắm đấm. Chúng ta đang sống trong một thời đại bùng nổ của những nắm đấm.
Theo Thế giới trẻ
-
Tin giáo dục09/02/2020Ghi nhận đến chiều ngày 8/2, trên cả nước đã có 63 tỉnh, thành thông báo cho học sinh các cấp được nghỉ thêm 1 tuần nữa để phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt tờ trình của Sở GD&ĐT Hà Nội, theo đó học sinh các cấp sẽ được nghỉ tới hết ngày 16/2 để phòng dịch do virus corona gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Tính đến 15h ngày 7/2 đã có 35 tỉnh/thành phố kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh thêm để phòng, chống dịch bệnh nCoV.
-
Tin giáo dục07/02/2020Học sinh các cấp tại Hà Nội có thể được nghỉ tiếp 1 tuần nữa và đến 17/2 sẽ quay trở lại trường học.
-
Tin giáo dục06/02/2020Chiều 6/2, ông Nguyễn Thành Trung, Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết học sinh trên địa bàn thành phố nghỉ đến ngày 16/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020So với kế hoạch ban đầu, các trường đại học đã lùi lịch học lại 2 tuần và dự kiến sinh viên quay trở lại trường vào ngày 17/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020Sở GD&ĐT TP.HCM đề nghị cho toàn bộ học sinh thành phố nghỉ đến ngày 16/2 để phòng chống dịch nCoV.
-
Tin giáo dục06/02/2020Tỉnh Quảng Ngãi cho học sinh nghỉ đến ngày 16/2. Đây là tỉnh đầu tiên kéo dài lịch nghỉ cho học sinh thêm một tuần.