Thầy cô bị đánh bầm dập vì vận động học sinh tới trường

Hàng trăm học sinh ở thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh nghỉ học. Thầy, cô giáo đến nhà vận động cho trẻ đi học, bị dội nước rửa cá lên đầu, có người bị ném đá phải đi khâu mấy mũi.

Hàng trăm học sinh ở thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh nghỉ học. Thầy, cô giáo đến nhà vận động cho trẻ đi học, bị dội nước rửa cá lên đầu, có người bị ném đá phải đi khâu mấy mũi.

Theo quy hoạch, toàn xã Kỳ Lợi (Thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh) có 1.235 hộ dân thuộc diện phải di dời lên khu tái định cư, nhường đất cho dự án Formosa (Khu kinh tế Vũng Áng).

Hạn đến ngày 30/3/2015, toàn bộ hộ dân phải di dời đến nơi ở mới, được quy hoạch, xây dựng hệ thống trường học có đủ trường mầm non, tiểu học, THCS. Tuy nhiên, hiện còn 158 hộ gia đình ở thôn Đông Yên không chịu rời đi vì không thỏa thuận được việc bồi thường giải phóng mặt bằng.

Thay co bi danh bam dap vi van dong hoc sinh toi truong hinh anh 1

Học sinh hai năm nay không được đến trường. Ảnh: Tiền Phong.

Ông Nguyễn Hữu Sum, Trưởng phòng Giáo dục Thị xã Kỳ Anh cho biết, ban đầu có 142 học sinh không đến trường, sau một năm chỉ có 24 em được gia đình cho đến lớp. 118 học sinh còn lại đến nay đã tròn 2 năm nghỉ học, trong đó có 37 học sinh THCS, 81 học sinh tiểu học.

"Phòng GD&ĐT Thị xã Kỳ Anh vừa làm tờ trình gửi Sở GD&ĐT tỉnh Hà Tĩnh xin tạm dừng cử giáo viên, hiệu phó các trường đến từng nhà dân vận động vì giải pháp này không đem lại hiệu quả và được lãnh đạo Sở chấp thuận", ông Sum nói.

Tuy nhiên, hè này, phòng giáo dục vẫn tiếp tục cử người đến vận động. Nếu học sinh đồng ý đến trường, đơn vị sẽ cử giáo viên ôn tập lại vì nghỉ học 2 năm các em quên khá nhiều kiến thức. Những em nghỉ khi còn học lớp 6 nay phải lên lớp 7 chứ không thể học lớp 9 như các bạn.

Cũng theo ông Sum, khi thấy người dân kiên quyết không di dời lên khu tái định cư, phòng giáo dục bố trí 3 xe buýt hàng ngày sẽ đưa đón học sinh đi học, đảm bảo trên xe có nhân viên y tế, lực lượng an ninh, nước uống.

“Từ nhà đến trường khoảng 20 km, đi xe buýt chỉ mất 20-25 phút tuy nhiên phụ huynh vẫn đóng sập cửa khi thấy giáo viên đến vận động”, ông Sum nói.

Theo tìm hiểu của PV, sau khi đa số người dân xã Kỳ Lợi di dời lên khu tái định cư, Trường tiểu học Kỳ Lợi đã bị đập bỏ. Hiện chỉ còn Trường THCS đang giảng dạy 8 lớp THCS và 5 lớp tiểu học.

Theo Tiền Phong


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.