- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Tiết lộ ban đầu về điểm chuẩn đại học 2016
Mặt bằng điểm thi năm nay không chênh lệch nhiều so với năm trước. Nhiều dự báo điểm chuẩn ĐH sẽ giảm nhẹ, tuy nhiên ngưỡng điểm đầu vào (điểm sàn) ĐH sẽ không thấp hơn 15 điểm?
Nhận định ban đầu của các chuyên gia tuyển sinh sau khi điểm thi của các cụm được công bố: Mặt bằng điểm thi năm nay không chênh lệch nhiều so với năm trước. Nhiều dự báo điểm chuẩn ĐH sẽ giảm nhẹ, tuy nhiên ngưỡng điểm đầu vào (điểm sàn) ĐH sẽ không thấp hơn 15 điểm?
Hết "mưa" điểm 10
Thống kê từ dữ liệu điểm thi của Bộ GD-ĐT cho thấy, môn Toán có 825.560 thí sinh dự thi thì chỉ có 8 thí sinh đạt điểm 10 tuyệt đối. Số thí sinh đạt 9,75 môn này cũng chỉ có 22 em. Trong khi có đến gần 15.000 thí sinh có bài thi môn Toán bị điểm liệt (từ 1 trở xuống).
Điểm trung bình môn Toán cả nước dừng ở con số 4,45. Tổng số thí sinh có điểm thi dưới trung bình (dưới 5) là 474.069 thí sinh. Tổng số thí sinh có điểm thi từ 5-7 điểm là 277.529 thí sinh.
Thí sinh xem lại bài thi (Ảnh: Lê Văn) |
Ở nhiều cụm thi trên cả nước khái quát môn Toán ít điểm cao, nhiều điểm liệt. Cụ thể cụm thi Trường ĐH Sài Gòn, cụm thi Sóc Trăng, cụm thi Bà Rịa - Vũng Tàu do Trường ĐH Tôn Đức Thắng chủ trì, cụm Tây Ninh do Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM chủ trì, cụm Trà Vinh ...Điểm thi môn Toán tại các cụm Hậu Giang, Bạc Liêu và Cần Thơ cũng trong tình trạng tương tự.
Tại các cụm thi do Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, Trường ĐH Khoa học tự nhiên, Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐHQG TP.HCM)chủ trì cũng chỉ có khoảng 50% thí sinh có điểm thi môn Toán đạt từ 5 trở lên.
Theo thống kê điểm thi môn Văn, Ngoại ngữ, Sinh học, Lịch sử từ các cụm thi cho thấy, điểm bài thi các môn không nhiều điểm cao, chủ yếu điểm trung bình.
Riêng môn Lịch sử điểm liệt lại rất nhiều. Trong số các môn thi tại cụm thi do Trường ĐH Sài Gòn chủ trì, môn Lịch sử có nhiều bài điểm liệt nhất. Cụm này có đến 106 thí sinh bị điểm liệt. Chỉ có 261 thí sinh đạt từ 5 điểm trở lên.
Các cụm thi có điểm thi môn Lịch sử đạt điểm trung bình chiếm nhiều gồm: cụm Cần Thơ, Bạc Liêu, Hậu Giang, Trà Vinh, Tây Ninh... Môn Địa lý, Hóa học, Vật lý điểm có nhỉnh hơn nhưng ghi nhận từ các cụm thi cho thấy điểm thi có sự phân hóa rõ. Điểm tuyệt đối chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Ông Nguyễn Phong Điền - Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Bách khoa Hà Nội cho biết, ở cụm thi này không có thí sinh nào đạt điểm tối đa, không có môn thi nào có điểm 10 tròn, kể cả Toán. Đánh giá chung của ông Điền về kết quả thi của thí sinh là điểm cao (9, 10 điểm) giảm so với năm 2015, nhưng điểm quá thấp cũng giảm, phổ điểm các môn tập trung ở mốc 4-7 điểm. Các môn Vật lý, Hóa, Địa có phổ điểm cao nhất, tập trung trong 6-7 điểm.
Ông Nguyễn Văn Long, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Giao thông vận tải cho biết, trong tổng số 6.751 thí sinh dự thi môn Toán, số đạt điểm trên trung bình là 5.590 em, 46 thí sinh có điểm từ 1 trở xuống và có 2 thí sinh đạt điểm tối đa. Môn Vật lý cũng có mặt bằng kết quả thi khá cao với 4.238/4.702 thí sinh dự thi được điểm từ trung bình trở lên, chỉ 1 thí sinh bị điểm liệt.
Ít điểm cao, đại học sẽ dễ tuyển
Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM Đỗ Văn Dũng, đơn vị chủ trì cụm thi tỉnh Bình Thuận cho biết, nhìn chung điểm năm nay đẹp hơn năm trước vì độ phân hóa cao hơn, điểm thấp hơn. Năm ngoái mức điểm từ 7-8 nhiều quá nên các trường khó chọn nhưng năm nay phổ điểm là 5-6 điểm, mức 7-8 điểm ít hơn nên các trường sẽ dễ tuyển hơn.
Tổ trưởng chấm thi tổ toán cụm thi của Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM Ngô Thiện cho rằng, điểm thi năm nay có sự phân hóa rõ ràng về trình độ thí sinh. Năm ngoái, thí sinh ở 3 mức trung bình - trung bình khá - khá không phân định được rõ ràng vì mức điểm tập trung 6 - 7.
Năm nay đề phân loại tốt hơn, thí sinh có học lực trung bình chỉ đạt được 4 - 4,5 điểm môn Toán, trung bình khá 5 - 5,5 điểm và khá từ 6 - 6,5 điểm. Ở phân đoạn điểm cao hơn đề cũng có sự phân hóa chi tiết hơn, thí sinh giỏi cũng có các mức điểm khác nhau từ 7 đến trên 8, nhưng từ 9 - 10 thì phải xuất sắc mới đạt được.
Phó trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM Trương Tiến Sĩ nhận định, với phổ điểm năm nay thì ở mức điểm càng cao số thí sinh đạt được càng giảm so với năm ngoái.
Theo ông Sĩ, chỉ tính riêng tổ hợp (Toán, Lý, Hóa) cũng thấy rõ hiện tượng sụt giảm điểm so với năm ngoái. Năm nay mỗi môn phổ điểm trung bình đều thấp hơn từ 1 - 1,5 điểm, nếu tính tổng 3 môn sẽ giảm từ 2 - 3 điểm.
Trao đổi với VietNamNet, Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho biết, mức độ phân hóa của đề thi năm nay khá tốt. Về phổ điểm, có thể hình dung: bài thi ở dải điểm cao như 9,10 giảm vì điểm năm nay chia nhỏ hơn nên khoảng cách phân bố nhỏ hơn nên phổ điểm không bị dốc ở phần điểm cao. Năm nay, ở các trường tốp trên tuyển sinh sẽ dễ hơn. Mọi năm nhiều em cùng ngưỡng điểm, cùng kết quả phải dùng đến tiêu chí phụ để tuyển - thì năm nay các trường không phải sử dụng đến tiêu chí phụ trong xét tuyển.
Điểm sàn ĐH sẽ giảm?
PGS-TS Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM cho biết, năm ngoái rất nhiều bài thi đạt 7 điểm nhưng năm nay điểm 5 là chủ yếu. Như vậy, đề thi năm nay phân hóa hơn, phổ điểm chắc chắn sẽ thấp hơn. Bên cạnh đó, năm nay số lượng TS tham dự kỳ thi THPT quốc gia giảm gần 20% so với năm ngoái, trong đó số thí sinh thi để xét tuyển ĐH, CĐ giảm xuống.
“Điều này sẽ dẫn đến ngưỡng điểm sàn xét tuyển có khả năng sẽ giảm. Mức giảm tối thiểu có thể lên tới 1 điểm so với năm ngoái”, ông Dũng dự đoán.
Ảnh Lê Văn |
Trong khi đó, ông Nguyễn Khắc Khiêm, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Hàng hải cho hay, mặt bằng điểm năm nay của thí sinh Hải Phòng không chênh lệch so với năm 2015. Dự đoán điểm sàn xét tuyển đại học năm nay sẽ ở mức 15 điểm - tương đương như năm 2015.
Ngưỡng điểm sàn xét tuyển ĐH được Bộ GD-ĐT xác định năm 2015 là 15 điểm (là tổng điểm 3 môn không nhân hệ số dành cho thí sinh khu vực 3 và nhóm không ưu tiên). Các khối thi truyền thống như A, B, C và các tổ hợp môn thi có ít nhất từ hai môn tự nhiên (Toán, Lý, Hóa, Sinh) trở lên thì mức điểm trung bình thí sinh đạt được nằm trong khoảng 16-18. Các tổ hợp gồm môn Toán kết hợp với các môn xã hội hoặc môn Ngoại ngữ thì điểm thi trung bình ở mức 13-15.
Nhiều ĐH dự kiến điểm chuẩn giảm
Năm ngoái Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM nhận hồ sơ xét tuyển vào trường có tổng điểm 3 môn từ 18 trở lên. Tuy nhiên năm nay trường có thể chỉ đưa ra mức điểm sàn ở mức 17. Điểm chuẩn của trường dự kiến sẽ giảm từ 1 - 1,5 điểm tùy theo ngành. Năm ngoái, điểm chuẩn trường này nhân hệ số 2 môn chính, ngành có điểm chuẩn cao nhất 31,5 (công nghệ kỹ thuật cơ điện tử) và thấp nhất 22,75 (thiết kế thời trang).
Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM, dự đoán điểm chuẩn có thể giảm mạnh. Cụ thể điểm chuẩn các ngành 17 - 20 (năm ngoái) có thể giảm xuống 15 - 18 tùy ngành.
Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, cho rằng các ngành năm ngoái điểm chuẩn cao có khả năng giảm nhẹ. Riêng nhóm ngành Y dược điểm chuẩn được nhà trường sẽ không giảm. Nhà trường dự kiến điểm sàn xét tuyển sẽ vẫn giữ ở mức bằng năm ngoái (17 điểm).
Dự đoán, điểm trúng tuyển của các trường tốp trên và tốp dưới sẽ không thay đổi nhiều so với năm ngoái. Riêng nhóm trường giữa vốn có điểm chuẩn dao động từ 19-20 điểm thì khả năng điểm chuẩn sẽ có biến động, nhất là các ngành không phải nhóm tổ hợp môn truyền thống khả năng điểm sẽ giảm.
Dự kiến ngày 25-28/7 này, Hội đồng xác định ngưỡng điểm đầu vào sẽ họp tư vấn cho Bộ trưởng ngưỡng điểm xét tuyển vào ĐH. Với bậc CĐ thì theo quy chế năm nay thì những thí sinh tốt nghiệp THPT đủ điều kiện nộp hồ sơ xét tuyển vào các trường CĐ - nên không xác định ngưỡng xét tuyển CĐ như mọi năm.
-
Tin giáo dục09/02/2020Ghi nhận đến chiều ngày 8/2, trên cả nước đã có 63 tỉnh, thành thông báo cho học sinh các cấp được nghỉ thêm 1 tuần nữa để phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt tờ trình của Sở GD&ĐT Hà Nội, theo đó học sinh các cấp sẽ được nghỉ tới hết ngày 16/2 để phòng dịch do virus corona gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Tính đến 15h ngày 7/2 đã có 35 tỉnh/thành phố kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh thêm để phòng, chống dịch bệnh nCoV.
-
Tin giáo dục07/02/2020Học sinh các cấp tại Hà Nội có thể được nghỉ tiếp 1 tuần nữa và đến 17/2 sẽ quay trở lại trường học.
-
Tin giáo dục06/02/2020Chiều 6/2, ông Nguyễn Thành Trung, Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết học sinh trên địa bàn thành phố nghỉ đến ngày 16/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020So với kế hoạch ban đầu, các trường đại học đã lùi lịch học lại 2 tuần và dự kiến sinh viên quay trở lại trường vào ngày 17/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020Sở GD&ĐT TP.HCM đề nghị cho toàn bộ học sinh thành phố nghỉ đến ngày 16/2 để phòng chống dịch nCoV.
-
Tin giáo dục06/02/2020Tỉnh Quảng Ngãi cho học sinh nghỉ đến ngày 16/2. Đây là tỉnh đầu tiên kéo dài lịch nghỉ cho học sinh thêm một tuần.