- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Tranh cãi viết i hay y diễn ra trong nhiều thập kỷ
Theo TS Trịnh Thu Tuyết, cách viết i hay y ngoài sự thuận lợi, còn phụ thuộc vào yếu tố văn hóa, thẩm mỹ.
Mới đây dự thảo quy định mới về chính tả thu hút sự quan tâm của dư luận. Theo GS Nguyễn Minh Thuyết - Tổng chủ biên chương trình sách giáo khoa mới, quy định về viết chữ "i" hay "y" sau các phụ âm: h, k, l, m, s, t trong những âm tiết không có phụ âm cuối, dự thảo quy định mới vẫn theo quy định đã có từ năm 1980 của Bộ GD&ĐT để tránh làm xáo trộn một thói quen đã hình thành sau gần 40 năm áp dụng.
Ví dụ: Viết là "bác sĩ", không viết "bác sỹ"; viết là "tỉ lệ", chứ không viết là "tỷ lệ"...
Tuy nhiên, từ quy định năm 1980 đến nay, cách viết chữ i hay y có nhiều ý kiến khác nhau. Zing.vn có cuộc trò chuyện cùng TS Trịnh Thu Tuyết - nguyên giáo viên Ngữ văn, trường THPT Chu Văn An - về dự thảo mới cùng cách viết chữ "i" và "y".
TS Trịnh Thu Tuyết - nguyên giáo viên Ngữ văn trường THPT Chu Văn An, Hà Nội. Ảnh: NVCC. |
- Thưa TS Trịnh Thu Tuyết, về dự thảo chuẩn chính tả mới vừa được chia sẻ trong thời gian qua, bà có đồng tình với những quan điểm trong dự thảo hay không?
- Việc thay đổi nào cũng mong hướng tới sự hợp lý, thống nhất hơn, tuy nhiên thế nào là hợp lý thì cần suy xét trong rất nhiều tiêu chí, từ tính khoa học của ngữ âm học tới tâm lý và văn hoá cộng đồng.
- Xã hội hiện vẫn có những quan điểm khác nhau trong cách sử dụng “i” hay “y”. Vậy theo bà cách viết của hai từ này như thế nào là đúng thưa bà?
- Cách viết "i" hoặc "y" khi âm /i/ đứng làm âm chính trong âm tiết mở (không có âm cuối vần) sau các phụ âm /h, k, l, m, s, t/ đã được quan tâm từ nhiều năm nay với những quan niệm trái chiều xuất phát từ hai tiêu chí chính.
Nếu nghiêng về góc độ ngữ âm học, người ta cho rằng cho rằng cả hai chữ i ngắn và y dài trong các trường hợp trên đều ghi âm /i/, bản chất không có gì khác nhau cả nên nhập hai cách viết đó làm một.
Tuy nhiên, nếu nghiêng về tâm thế văn hoá, nhiều người lại cho rằng nên tôn trọng những quy ước đã trở thành quy chuẩn cho chính tả phổ thông, đề nghị duy trì sự phân biệt "i" và "y".
Trước đó chúng ta có một số quy định về chính tả trong sách giáo khoa cải cách giáo dục ban hành ngày 30/11/1980 (gọi tắt là Quy định 1980), do Thứ trưởng Bộ Giáo dục Võ Thuần Nho và Phó Chủ nhiệm UBKHXH Phạm Huy Thông ký.
Văn bản này (không ghi số) quy định như sau: "Riêng trường hợp các âm tiết có nguyên âm i ở cuối thì viết thống nhất bằng i, trừ uy, như duy, tuy, quy,...; thí dụ: Kì dị, lí trí, mĩ vị.
Chú ý: i hoặc y đứng một mình hoặc đứng đầu âm tiết vẫn viết theo thói quen cũ, thí dụ: ý nghĩa, y tế, ỉ eo, im, yêu"..
Sau Quy định từ năm 1980 đến tận bây giờ vẫn tồn tại cách viết khác nhau giữa i và y. Hiện tại, dự thảo về chuẩn chính tả trong chương trình giáo dục phổ thông mới trở lại với Quy định năm 1980 này.
Tôi nghĩ rằng ngoài sự thuận lợi, ngôn ngữ còn có tính văn hoá, thẩm mỹ. Trải qua thời gian, mỗi từ ngữ tiếng Việt khi viết đều đã tạo ra những ấn tượng thị giác quen thuộc, từ đó còn tạo những ấn tượng thẩm mỹ và có sự phân biệt khá tinh tế trong sắc thái biểu cảm (người ta có thể cảm thấy viết "công ty" trang trọng hơn "công ti" chẳng hạn...).
Vì thế, cần có quy định hướng tới quy chuẩn, nhưng không phải chỉ nhằm mục đích thống nhất cách viết cho giản đơn, giảm thiểu sự lộn xộn trong chính tả phổ thông mà vẫn nên tôn trọng tâm thế của văn hoá truyền thống, đó là sự phân biệt tương đối ranh giới viết "i" với các từ thuần Việt (lí nhí, kì kèo, bì bõm, ti tiện...) và viết "y" với các từ Hán Việt hy vọng, ký kết, công ty, mỹ phẩm...).
- Với những quy định về việc viết tên riêng Việt Nam và tên riêng nước ngoài trong dự thảo có gây khó khăn cho học sinh khi đọc hay không?
- Quy định này sẽ giúp tạo sự thống nhất cho chính tả và cả chính âm tiếng Việt; cũng không gây khó khăn cho học sinh ngày này khi các em được trang bị kiến tức ngoại ngữ từ cấp tiểu học.
- Vị trí đặt dấu thanh được quy định đặt vào âm chính. Ví dụ từ hoà (trong tiếng "hoà", dấu thanh đặt trên âm chính "a" vì "o" chỉ là âm đệm). Tuy nhiên hiện tại thói quen vẫn viết là hòa (dấu thanh thường đặt ở giữa). Điều này có gây khó khăn cho người viết khi phải tư duy về âm chính, âm phụ không?
- Quy định đặt dấu thanh trên âm chính là quy định hợp lý, tạo sự thống nhất và tính thẩm mỹ cho chính tả tiếng Việt.
Kiến thức vê ngữ âm, sự nhận diện âm chính, âm đệm, âm cuối vần..., các em đã được học từ nhỏ, và nó cũng hình thành ngay trong ấn tượng thị giác. Vì thế, việc thực hiện quy định đặt dấu thanh sẽ không làm khó cho các em.
Theo Zing
-
Tin giáo dục09/02/2020Ghi nhận đến chiều ngày 8/2, trên cả nước đã có 63 tỉnh, thành thông báo cho học sinh các cấp được nghỉ thêm 1 tuần nữa để phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt tờ trình của Sở GD&ĐT Hà Nội, theo đó học sinh các cấp sẽ được nghỉ tới hết ngày 16/2 để phòng dịch do virus corona gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Tính đến 15h ngày 7/2 đã có 35 tỉnh/thành phố kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh thêm để phòng, chống dịch bệnh nCoV.
-
Tin giáo dục07/02/2020Học sinh các cấp tại Hà Nội có thể được nghỉ tiếp 1 tuần nữa và đến 17/2 sẽ quay trở lại trường học.
-
Tin giáo dục06/02/2020Chiều 6/2, ông Nguyễn Thành Trung, Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết học sinh trên địa bàn thành phố nghỉ đến ngày 16/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020So với kế hoạch ban đầu, các trường đại học đã lùi lịch học lại 2 tuần và dự kiến sinh viên quay trở lại trường vào ngày 17/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020Sở GD&ĐT TP.HCM đề nghị cho toàn bộ học sinh thành phố nghỉ đến ngày 16/2 để phòng chống dịch nCoV.
-
Tin giáo dục06/02/2020Tỉnh Quảng Ngãi cho học sinh nghỉ đến ngày 16/2. Đây là tỉnh đầu tiên kéo dài lịch nghỉ cho học sinh thêm một tuần.