Thưởng thức đặc sản Phú Thọ trong chuyến hành hương về Đất Tổ

Vùng đất tổ vua Hùng không chỉ mang linh thiêng hào khí ngàn năm mà còn là quê hương nhiều đặc sản nức tiếng.

Là con dân đất Việt, không ai có thể quên ngày giỗ tổ Hùng Vương 10/3 âm lịch. Vùng đất tổ vua Hùng không chỉ mang linh thiêng hào khí ngàn năm mà còn là quê hương nhiều đặc sản nức tiếng.

  1. Thịt chó Việt Trì

  

Dù là món ăn gây nhiều tranh cãi nhưng không thể phủ nhận thịt chó từ lâu đã được coi là đặc sản của không ít vùng miền. Nói về nơi chế biến thịt chó ngon "đầu bảng" ở miền Bắc không thể không nhắc tới thịt chó vùng Việt Trì, Phú Thọ. 
 
Thịt chó Việt Trì mềm, thơm, vị vừa vặn do kinh nghiệm và bí quyết chế biến đặc biệt của người dân vùng này. Vẫn là 7 món cơ bản nhưng ăn thịt chó tại Việt Trì mang tới trải nghiệm thích thú cho nhiều người.
 
2. Thịt chua
 
 
Cũng sử dụng nguyên liệu là thịt và thính giống như một vài món nem chua, nem nắm nhưng thịt chua Phú Thọ mang hương vị độc đáo khó qên hơn. Món ăn có nguồn gốc từ người Mường trên đất Thanh Sơn, sau được nhiều người ưa chuộng và phổ biến rộng rãi vì vị chua lạ miệng, cũng không kém phần thơm ngon. Du khách không chỉ tới thăm Phú Thọ mới có thể mua thịt chua về làm quà mà ngày nay, món đặc sản dân gian đã trở thành sản phẩm sản xuất đóng hộp số lượng lớn, có mặt ở nhiều tỉnh thành lớn chứng tỏ mức độ phổ biến và một lần nữa kiểm chứng cho hương vị độc đáo có một không hai của thịt chua Phú Thọ.
 
3. Bưởi Đoan Hùng
 
Đã từ lâu giống bưởi Đoan Hùng, Phú Thọ không chỉ nổi tiếng tại quê hương mà còn nức tiếng khắp Nam Bắc xa gần.
 
 
 
Bưởi Đoan Hùng nhỏ quả nhưng chắc ta, khi chín có màu vàng sáng, vỏ hơi héo, cùi mỏng, múi ráo, tôm mọng nước, màu trắng ngà, đặc trưng bởi hương vị thơm, ngon, ngọt, mát. Giống bưởi trồng ở Đoan Hùng ngon nổi tiếng vởi có sự bồi đắp phù sa sông Lô, sông Chảy cùng chính hương vị quê hương. Giống bưởi ở đây còn quý ở chỗ, có thể bảo quản được vài tháng đến nửa năm, khi bổ ra, ăn vẫn ngọt, ngon như thường.
 
4. Rêu đá Thanh Sơn
 
 
 
Rêu đá được bà con Thanh Sơn coi là món rau sạch và quý. Người miền xuôi lên đây, phải được đồng bào quý lắm mới có dịp thưởng thức. Muốn ăn rêu sạch, non phải chọn nơi nước suối chảy xiết, có nhiều tảng đá to (nơi rêu bám vào để phát triển). Đồng bào gọi là “bắt” rêu vì coi nó là một loại thực phẩm như cá hay cua suối. Rêu được “bắt” thành từng dây dài, tùy từng khúc suối sâu hay nông mà có màu xanh lục hay xanh non. Rêu được bỏ vào rổ, giặt qua nước suối nhằm loại bỏ cát hoặc chất bẩn, bỏ lên một tảng đá to, có mặt bằng phẳng rồi dùng một khúc gỗ to để đập. 
 
Rêu đá mang về được ướp gia vị rồi gói trong lá chuối hoặc lá rong đem nướng đến khi lớp lá bên ngoài chuyển màu đen thì rêu và gia vị bên trong cũng vừ chín tới. Mùi tỏi và hành quyện với mùi nồng nồng của rêu đá tạo nên một hương vị rất riêng biệt và khó quên. 
 
5. Dưa sắn
 
 
 
Vùng Thanh Sơn còn góp thêm màu sắc cho đặc sản Phú Thọ bằng món dưa sắn đặc sắc. Củ sắn (khoai mì) dù đem nướng, luộc hay hấp đều là món ăn dân dã được ưa thích. Nhưng ăn món dưa chua được chế biến từ lá sắn thì không phải ai cũng muốn thưởng thức vì hơi lạ miệng. Để loại bỏ độc tố trong lá sắn, người dân ở Phú Thọ đã đem muối thành món dưa. Cách thức đó chẳng những loại bỏ được độc tố trong lá sắn mà còn tạo hương vị chua chua, thanh mát, lạ miệng.

Theo Depplus


Đưa hôn nhân qua mùa... thất vọng
Thất vọng là một "liều thuốc độc" của hôn nhân. Nó không gây ra cái chết ngay lập tức mà từ từ ngấm vào cuộc hôn nhân và đến một ngày, nếu không phát hiện ra mà "chữa" kịp thời, hôn nhân sẽ tử vong…

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.