Mỗi lần về nhà mẹ đẻ ở, chưa quá 3 ngày tôi đều bị bà đuổi về với chồng, lý do bà đưa ra khiến tôi không thể không đồng tình

Quy tắc “không quá 3 ngày” được mẹ đẻ áp dụng triệt để không ngờ lại đem lại cuộc hôn nhân mỹ mãn cho cô con gái.

Trong hôn nhân thường thấy một cảnh tượng thế này: Mỗi khi vợ chồng cãi nhau, người vợ sẽ giận dỗi thu dọn đồ đạc bỏ về nhà bố mẹ đẻ tránh trú một thời gian. Có khi ở dầm ở dề đến cả vài tuần, một tháng, vô tình khiến tình cảm vợ chồng ngày càng thêm xa cách, hôn nhân càng dễ tan vỡ. Lại có những cô nàng vì nhà ở gần bố mẹ đẻ mà siêng về chơi để được tiếp tục nếm trải cảm giác được cưng chiều như hồi còn chưa lấy chồng, tần suất ở nhà đẻ còn nhiều hơn ở chính nhà mình. Điều này khiến rất nhiều anh chồng thấy không hài lòng. Vậy phụ nữ về nhà đẻ ở bao lâu thì vừa? Câu chuyện dưới đây có thể là lời giải đáp thích đáng cho câu hỏi này.

Tâm sự của độc giả:

“Tôi và chồng là bạn học thời Đại học. Gia đình tôi ở thành phố lớn, còn gia đình chồng ở tỉnh lỵ. Vì tính cho sự phát triển trong tương lai nên chồng tôi theo tôi về thành phố ra mắt bố mẹ và gầy dựng sự nghiệp.

Vốn tưởng bố mẹ sẽ phản đối tình cảm của chúng tôi, không ngờ ông bà lại nói: “Cuộc đời của con thì do con quyết định”.

Một năm sau thì chúng tôi kết hôn. Bố mẹ hai bên đã cho số tiền bằng nhau để giúp chúng tôi mua một căn nhà (dưới hình thức thế chấp).

Vì nhà tôi cách nhà bố mẹ đẻ chưa đầy nửa tiếng đi xe máy nên tôi thường ghé qua nhà ông bà chơi, có khi đi với chồng, có khi đi một mình.

Thế nhưng mẹ tôi lại đặt ra một quy tắc cho tôi, đó là: Tuyệt đối không được ở nhà mẹ đẻ quá 3 ngày, kể cả khi hai vợ chồng cãi nhau, nếu không, ông bà sẽ “tống cổ” tôi đi bằng được.

Mỗi lần về nhà mẹ đẻ ở, chưa quá 3 ngày tôi đều bị bà đuổi về với chồng, lý do bà đưa ra khiến tôi không thể không đồng tình-1

Mẹ tôi nói: “Lấy chồng thì phải đặt gia đình riêng của mình lên hàng đầu. Chồng con là người sẽ cùng con đi hết cuộc đời. Dù chồng con là đàn ông, nên có trách nhiệm nhưng dù sao bố mẹ anh ấy cũng không ở bên cạnh. Đối với chồng con, con là người thân thiết nhất ở thành phố anh ấy đang sống, thế nên con phải thật tử tế”.

Nhiều khi vợ chồng có trục trặc, tôi sẽ tìm đến mẹ mình thở ngắn than dài, mẹ tôi không vào hùa mắng nhiếc hay chì chiết con rể mà còn dặn dò: “Đừng nóng tính quá, hãy sống thoáng hơn, xây dựng một gia đình không dễ con à”.

Có lẽ mẹ thường dạy dỗ như vậy nên tôi cũng nhận ra những khuyết điểm của mình trong hôn nhân.

Dưới sự tác động của mẹ, tôi dần trở thành một người phụ nữ hiểu chuyện, biết điều.

Hiện tại, tôi và chồng đã kết hôn được 6 năm. Trong 2 năm trở lại đây, số lần cãi vã cá nhân giữa chúng tôi đã giảm đi đáng kể.

Có thể, đối với một người phụ nữ,  ít kiêu ngạo hơn, cũng sẽ ít rắc rối hơn.

Ý kiến chuyên gia:

Dù là một người phụ nữ lấy chồng xa hay một người đàn ông đến lập nghiệp tại thành phố nơi người phụ nữ sinh sống, thực tế họ đều rất cô đơn.

Lúc này, họ cần nửa kia hỗ trợ về mặt tinh thần.

Mẹ của chị là một người phụ nữ vĩ đại, luôn nhìn nhận vấn đề một cách bao quát.

Với một người mẹ hiểu biết, là con gái của bà, hẳn nhiên chị sẽ không để bà phải thất vọng. Chị thật may mắn khi có người mẹ như vậy. Tin rằng dưới sự chỉ dẫn, bảo ban của bà, cuộc sống hôn nhân của anh chị sẽ hạnh phúc dài lâu.

Theo V.A - Vietnamnet


chuyện hôn nhân

chuyện vợ chồng


Đưa hôn nhân qua mùa... thất vọng
Thất vọng là một "liều thuốc độc" của hôn nhân. Nó không gây ra cái chết ngay lập tức mà từ từ ngấm vào cuộc hôn nhân và đến một ngày, nếu không phát hiện ra mà "chữa" kịp thời, hôn nhân sẽ tử vong…

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.