Những vụ trao đổi điệp viên đình đám nhất lịch sử

Hai chiếc phi cơ đỗ song song trên đường băng sân bay Thủ đô Vienna, Áo. Thang máy che kín được đưa tới hai máy bay. Và sau đó, hai chiếc máy bay cất cánh mang theo điệp viên của mỗi nước, song không ai có thể nhìn thấy các điệp viên được trao đổi.

Hai chiếc phi cơ đỗ song song trên đường băng sân bay Thủ đô Vienna, Áo. Thang máy che kín được đưa tới hai máy bay. Và sau đó, hai chiếc máy bay cất cánh mang theo điệp viên của mỗi nước, song không ai có thể nhìn thấy các điệp viên được trao đổi.
Mỹ và Nga trao đổi điệp viên tại sân bay Vienna, Áo, tháng 7/2010

Đó là vụ trao đổi điệp viên lớn nhất kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc giữa hai cường quốc Nga và Mỹ. Trong vụ trao đổi diễn ra hồi tháng 7/2010 này, phía Nga đã đổi 4 điệp viên Mỹ bị Nga giam giữ lấy 10 điệp viên của Nga vừa bị tòa án Mỹ kết tội gián điệp. Trong vụ này, cả Nga và Mỹ đều không muốn làm rùm beng nhằm tránh làm trệch hướng cải thiện quan hệ hai nước.

Anna Chapman, 28 tuổi, là một trong 10 điệp viên Nga bị Mỹ bắt giữ năm
2010.

Chiếc máy bay Vision Airlines Boeing 767-200 chở 4 điệp viên Mỹ được phóng thích đã bay sang Anh. Không ai biết liệu 4 điệp viên này sẽ ở lại Anh hay bay sang một nước nào khác.

Trong khi đó, chiếc máy bay Yak của Nga sau khi rời Vienna đã hạ cánh xuống sân bay Domodedovo tại Thủ đô Moscow. Tại đây, người ta nhìn thấy một số người xuống máy bay và được chuyển sang một chiếc xe bus. Rupert Wingfield-Hayes – phóng viên của BBC cho rằng, 10 điệp viên này sẽ bị các nhà chức trách Nga cấm không được hé lộ bất cứ thông tin gì và tránh xa giới truyền thông.

Trước đây, Mỹ và Liên Xô cũng từng tiến hành nhiều vụ trao đổi điệp viên đình đám. Dưới đây là một số vụ tiêu biểu:

1962: Sau 5 năm ngồi tù tại Mỹ, ngày 10/2/1962, một trong những điệp viên đi vào huyền thoại của Liên Xô, Rudolf Abel, được trao đổi tại biên giới giữa Đông và Tây Đức lấy một phi công Mỹ Francis Gary Powers.

Rudolf Abel (đeo kính bên trái), Francis Gary Powers (phải)

Rudolf Abel, tên thật là Vilyam Fisher, hoạt động dưới vỏ bọc là một nhiếp ảnh gia tại New York. Abel được cho là người chỉ huy một mạng lưới tình báo của Liên Xô tại Mỹ vào thời điểm ông bị bắt. Ông đã giúp Liên Xô đánh cắp bí mật hạt nhân trong những năm 1940 và 1950. Cuối cùng, ông bị FBI bắt và bị kết án 30 năm tù vào năm 1957. 

1963: Bộ Ngoại giao Mỹ thông báo, 2 điệp viên bị buộc tội của Liên Xô bị bắt giữ tại Mỹ đã được đổi lấy 2 người Mỹ bị kết án và bỏ tù vì tội làm gián điệp. Người Mỹ được thả trong vụ trao đổi này là Marvin William Makinen, 24 tuổi, một sinh viên trường Ashburnham, Massachusetts, bị bắt tại Kiev năm 1961 khi đang đi du lịch và Rev. Walter M. Ciszek, sống tại Shenandoah, Pennsylvania, một nhà truyền giáo bị bắt tại Liên Xô năm 1941. Các điệp viên Liên Xô được thả gồm Ivan D. Egorov, cựu nhân viên ban thư ký Liên Hiệp Quốc và vợ ông ta Alexsandra.

Cặp vợ chồng điệp viên Liên Xô hoạt động dưới vỏ bọc nhân viên Liên Hiệp Quốc.

1964: Greville Maynard Wynne, một doanh nhân Anh bị bỏ tù vào năm 1963 vì làm gián điệp cho Anh và Mỹ được trao đổi lấy Konon Trofimovich Molody, một sĩ quan quân đội Liên Xô bị Anh bỏ tù năm 1961 vì chủ mưu một đường dây gián điệp đánh cắp thông tin giá trị về các tàu ngầm của Anh. Vụ trao đổi diễn ra tại Heerstrasse trên tuyến biên giới Đông – Tây Đức.

Điệp viên huyền thoại Liên Xô Konon Trofimovich Molody

1979: Năm nhà hoạt động được phóng thích khỏi các nhà tù của Liên Xô và bay tới New York để đổi lấy hai người Nga bị kết án làm gián điệp tại Mỹ. Trong số các nhân vật bất đồng chính kiến có Alexander Ginzburg, một trong những nhân vật tiếng tăm tại Nga. Hai điệp viên của Nga là Valdik A. Enger và Rudolf P. Chernyayev, hoạt động dưới vỏ bọc quan chức Liên Hiệp Quốc, bị bắt ngày 20/5/1978 sau khi có được các tài liệu bí mật về tác chiến chống tàu ngầm của Mỹ.


Alexander Ginzburg (đeo kính bên phải)

1985: Mỹ và Liên Xô trao đổi 29 điệp viên. Vụ trao đổi diễn ra tại cầu Glienecke nằm giữa Đông và Tây Đức. Bốn điệp viên của Liên Xô bị kết án làm gián điệp tại Mỹ được trao đổi lấy 5 tù nhân người Ba Lan và 20 người khác bị cáo buộc làm gián điệp bị bắt giữ tại Đông Đức và Ba Lan. Đây được coi là một trong những vụ trao đổi tù nhân lớn nhất giữa hai khối Đông - Tây kể từ Thế chiến II.

Cầu "trao đổi điệp viên" Glienecke

Tháng 2/1986: Nhân vật người  Liên Xô gốc Do Thái Anatoly B. Shcharansky được trả tự do trong một vụ trao đổi liên quan tới tổng cộng 9 bị cáo buộc hoặc kết tội làm gián điệp. Vụ trao đổi diễn ra tại cầu Glienicke. Shcharansky bị kết tội làm gián điệp cho phương Tây tại Liên Xô vào năm 1978. Ông được phóng thích sau 8 năm ngồi tù và lao động bắt buộc. Trong khi đó, phía phương Tây thả 5 người: Karl và Hana Koechner, một cặp vợ chồng người Tiệp Khắc bị Mỹ cáo buộc làm gián điệp cho Tiệp Khắc; Yevgeny Zemlykov, một người Liên Xô bị bỏ tù tại Tây Đức năm 1985 vì đánh cắp các bí mật công nghệ; Jerzy Kaczmarek, một sĩ quan tình báo của Ba Lan bị giam giữ tại Tây Đức và Detlef Scharfenoth, một điệp viên của Đông Đức bị bắt tại Tây Đức vào năm 1985.

Anatoly B. Shcharansky (trái) được đại sứ Mỹ hộ tống trong cuộc trao đổi gián điệp.

Tháng 9/198: Một nhà báo người Mỹ Nicholas Daniloff và một điệp viên người Liên Xô Gennadiy Zakharov, hoạt động dưới vỏ bọc một nhân viên tại Liên Hiệp Quốc, được phóng thích sau 3 tuần đàm phán giữa Liên Xô và Mỹ.

Điệp viên Liên Xô Gennadiy Zakharov.

Theo Infonet



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.