- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Có thể mã hóa thông điệp bí mật trong... nước ngọt?
Nghe rất giống phim trinh thám về điệp viên 007, nhưng các nhà khoa học Israel đã tìm ra một cách biến các hóa chất phổ biến...
Nghe rất giống phim trinh thám về điệp viên 007, nhưng các nhà khoa học Israel đã tìm ra một cách biến các hóa chất phổ biến như nước cola thành chìa hóa để mã hóa và giải mã những thông điệp bí mật.
Các nhà khoa học Israel đã tìm ra một cách biến các hóa chất phổ biến như nước cola thành chìa hóa để mã hóa và giải mã những thông điệp bí mật.Ảnh: SBS
Các điệp viên từ lâu đã cố gắng tạo ra các thông điệp mã hóa an toàn hơn bằng cách giấu chúng ở những nơi dường như ít khả nghi, từ bảng viết sáp bí mật do vua Sparta Demaratus nghĩ ra cho tới "gián điệp nước chanh" hồi Thế chiến thứ nhất. Chúng được gọi chung là thuật giấu thư (steganography).
Trong trường hợp sử dụng nước chanh làm mực vô hình, nguyên lý hóa học rất đơn giản. Khi bạn viết thông điệp bằng nước chanh và nó khô đi, chữ sẽ biến mất. Nhưng nếu bạn hơ nóng nó, axit từ nước chanh sẽ phản ứng với đường tạo thành caramen màu nâu, làm các chữ hiện ra.
Các nhà nghiên cứu đến từ Viện Khoa học Weizmann ở Israel đã tiếp tục những nỗ lực này và tìm ra một cách mã hóa thông điệp tinh vi, đủ để sử dụng như một tình tiết mới trong bất kỳ bộ phim nào về điệp viên. Phương pháp của họ đòi hỏi quá trình chuẩn bị phức tạp hơn, nhưng lại sử dụng khá đơn giản và kết hợp cả việc chuyển thông điệp thành mật mã, thuật giấu thư và quá trình bảo vệ mật khẩu.
Phương pháp mới nhìn chung dựa vào các phân tử phát huỳnh quang, có thể được dùng để phát tỏa các bước sóng ánh sáng khác nhau khi chúng tiếp xúc với một số chất hóa học nhất định. Việc đo bước sóng ánh sáng sẽ mang tới mã mà bạn cần để giải mật thông điệp.
Các nhà nghiên cứu đã tạo ra các phân tử chứa mã trong phòng thí nghiệm của họ, nhưng các chất hóa học này có thể là những sản phẩm gần gũi như một loại nước cola nào đó, cà phê hòa tan hay nước súc miệng.
Cách thực hiện
Để mã hóa thông điệp theo cách của các nhà khoa học Israel, bạn sử dụng một bảng mã đơn giản, trong đó mỗi chữ cái được thay thế bằng một biểu tượng khác hoặc trong trường hợp dưới đây là một dãy số. Chẳng hạn như, thông điệp của bạn là "open sesame", để mã hóa từ "open" bạn có thể sử dụng:
O = 4350
P = 4650
E = 1350
N = 4050
Bạn cũng có thể gắn một bước sóng ánh sáng (đơn vị đo là nanomet, nm) cho mỗi chữ cái:
O = 500nm
P = 520nm
E = 540nm
N = 560nm
Sau đó, bạn cho phân tử vào một chất hóa học mà mình chọn, chẳng hạn như nước cola và đo lượng ánh sáng mà nó phát tỏa ở mỗi ánh sáng. (Điều này có thể được thực hiện nhờ sử dụng một thiết bị cầm tay đơn giản và rẻ tiền, dù các điệp viên như 007 có thể nhận được tính năng tương tự tích hợp sẵn trong đồng hồ của họ).
Việc phát huỳnh quang có thể đo bằng đơn vị tùy ý, nên để có cùng các con số cho cả các công cụ mã hóa và giải mã, chúng cần phải được thiết lập cùng cách, tức là tăng thêm một lớp an ninh nữa. Tăng thêm giá trị đo lường cho các con số mã hóa sẽ mang đến cho bạn mật mã cuối cùng. Vì vậy, nếu bạn đo được 689 ở 500nm, bạn sẽ cộng thêm con số này vào 4350, tạo ra giá trị cuối cùng là 5039 cho chữ cái O.
Trong trường hợp sử dụng nước chanh làm mực vô hình, nguyên lý hóa học rất đơn giản. Khi bạn viết thông điệp bằng nước chanh và nó khô đi, chữ sẽ biến mất. Nhưng nếu bạn hơ nóng nó, axit từ nước chanh sẽ phản ứng với đường tạo thành caramen màu nâu, làm các chữ hiện ra.
Các nhà nghiên cứu đến từ Viện Khoa học Weizmann ở Israel đã tiếp tục những nỗ lực này và tìm ra một cách mã hóa thông điệp tinh vi, đủ để sử dụng như một tình tiết mới trong bất kỳ bộ phim nào về điệp viên. Phương pháp của họ đòi hỏi quá trình chuẩn bị phức tạp hơn, nhưng lại sử dụng khá đơn giản và kết hợp cả việc chuyển thông điệp thành mật mã, thuật giấu thư và quá trình bảo vệ mật khẩu.
Phương pháp mới nhìn chung dựa vào các phân tử phát huỳnh quang, có thể được dùng để phát tỏa các bước sóng ánh sáng khác nhau khi chúng tiếp xúc với một số chất hóa học nhất định. Việc đo bước sóng ánh sáng sẽ mang tới mã mà bạn cần để giải mật thông điệp.
Các nhà nghiên cứu đã tạo ra các phân tử chứa mã trong phòng thí nghiệm của họ, nhưng các chất hóa học này có thể là những sản phẩm gần gũi như một loại nước cola nào đó, cà phê hòa tan hay nước súc miệng.
Cách thực hiện
Để mã hóa thông điệp theo cách của các nhà khoa học Israel, bạn sử dụng một bảng mã đơn giản, trong đó mỗi chữ cái được thay thế bằng một biểu tượng khác hoặc trong trường hợp dưới đây là một dãy số. Chẳng hạn như, thông điệp của bạn là "open sesame", để mã hóa từ "open" bạn có thể sử dụng:
O = 4350
P = 4650
E = 1350
N = 4050
Bạn cũng có thể gắn một bước sóng ánh sáng (đơn vị đo là nanomet, nm) cho mỗi chữ cái:
O = 500nm
P = 520nm
E = 540nm
N = 560nm
Sau đó, bạn cho phân tử vào một chất hóa học mà mình chọn, chẳng hạn như nước cola và đo lượng ánh sáng mà nó phát tỏa ở mỗi ánh sáng. (Điều này có thể được thực hiện nhờ sử dụng một thiết bị cầm tay đơn giản và rẻ tiền, dù các điệp viên như 007 có thể nhận được tính năng tương tự tích hợp sẵn trong đồng hồ của họ).
Việc phát huỳnh quang có thể đo bằng đơn vị tùy ý, nên để có cùng các con số cho cả các công cụ mã hóa và giải mã, chúng cần phải được thiết lập cùng cách, tức là tăng thêm một lớp an ninh nữa. Tăng thêm giá trị đo lường cho các con số mã hóa sẽ mang đến cho bạn mật mã cuối cùng. Vì vậy, nếu bạn đo được 689 ở 500nm, bạn sẽ cộng thêm con số này vào 4350, tạo ra giá trị cuối cùng là 5039 cho chữ cái O.
Cuối cùng, bạn chuyển các con số và phân tử phát huỳnh quang cho bất kỳ ai bạn muốn đọc được thông điệp của minh. Ví dụ, phân tử có thể được che giấu bằng cách sấy khô nó trên một chữ cái. Tất cả những gì người nhận cần làm là nhúng chữ cái vào đúng thương hiệu nước cola và đo ánh sáng phát tỏa để giải mã thông điệp.
Quá trình mã hóa là khác nhau, phụ thuộc vào chất hóa học bạn sử dụng để tạo ra nó. Do đó, nếu bạn cố gắng giải mã thông điệp bằng nước súc miệng thay vì nước cola, bạn sẽ nhận được các giá trị sai và các thông điệp nhận được sau đó sẽ vô nghĩa.
Tăng cường bảo mật
Nhóm nghiên cứu Israel cũng tìm ra một cách để bảo vệ mật mã của thông điệp bằng cách khiến ánh sáng phát tỏa từ phân tử phụ thuộc vào trình tự bạn cho thêm các hóa chất khác vào nó. Vì vậy, bạn có thể nhận được chìa khóa mã hóa khác biệt bằng cách cho thêm nước súc miệng, rồi đến nước cola thay vì ngược lại.
Toàn bộ quá trình trên có thể trông khá phức tạp, nhưng nhóm nghiên cứu đã thử nghiệm nó với các tình nguyện viên chưa qua đào tạo và nhận thấy rằng, họ có thể dễ dàng thực hành nó sau vài phút hướng dẫn.
Theo Tuấn Anh
VietNamNet
Quá trình mã hóa là khác nhau, phụ thuộc vào chất hóa học bạn sử dụng để tạo ra nó. Do đó, nếu bạn cố gắng giải mã thông điệp bằng nước súc miệng thay vì nước cola, bạn sẽ nhận được các giá trị sai và các thông điệp nhận được sau đó sẽ vô nghĩa.
Tăng cường bảo mật
Nhóm nghiên cứu Israel cũng tìm ra một cách để bảo vệ mật mã của thông điệp bằng cách khiến ánh sáng phát tỏa từ phân tử phụ thuộc vào trình tự bạn cho thêm các hóa chất khác vào nó. Vì vậy, bạn có thể nhận được chìa khóa mã hóa khác biệt bằng cách cho thêm nước súc miệng, rồi đến nước cola thay vì ngược lại.
Toàn bộ quá trình trên có thể trông khá phức tạp, nhưng nhóm nghiên cứu đã thử nghiệm nó với các tình nguyện viên chưa qua đào tạo và nhận thấy rằng, họ có thể dễ dàng thực hành nó sau vài phút hướng dẫn.
Theo Tuấn Anh
VietNamNet
-
Công nghệ22/12/2023VNPT Cyber Immunity với nền tảng quản lý An toàn thông tin (VNPT MSS) sẽ hỗ trợ doanh nghiệp tránh mất an toàn thông tin, lộ lọt dữ liệu, trước các cuộc tấn công từ trong và ngoài tổ chức.
-
Công nghệ16/11/2020Ngày 16/11 Công ty Cổ phần Nghiên cứu và Sản xuất VinSmart (Tập đoàn Vingroup) chính thức ra mắt Vsmart Bee Lite - mẫu điện thoại thông minh được trang bị tính năng 4G, mức giá thấp chưa từng có.
-
Công nghệ14/07/2020Chỉ trong một quãng thời gian ngắn, TikTok trở thành "mạng xã hội đáng sợ nhất thế giới". Tại sao ứng dụng Trung Quốc bị tẩy chay dữ dội như vậy?
-
Công nghệ24/06/2020iOS 14 mang đến vô số tiện ích mới lạ và tiện dụng trên dòng sản phẩm iPhone của Apple.
-
Công nghệ24/06/2020Với những bước đơn giản dưới đây, người dùng đã hạn chế thấp nhất nguy cơ bị hacker tấn công chiếm quyền Facebook.
-
Công nghệ24/06/2020Số lượng vụ trộm cướp tiền điện tử tăng nhanh trong năm 2019, các đối tượng cũng có xu hướng thực hiện các vụ trộm với quy mô lớn hơn.
-
Công nghệ23/06/2020Sắc lệnh vừa được tổng thống Mỹ ký sẽ cắt đứt nguồn cung lao động nước ngoài quan trọng cho các công ty công nghệ.
-
Công nghệ23/06/2020Đặc biệt với chị em công sở càng nên nắm vững để không mất tài khoản và thông tin cá nhân đáng tiếc nhé!
-
Công nghệ23/06/2020Nhiều thương hiệu lớn đang tẩy chay quảng cáo trên Facebook để phản đối việc yếu kém trong xử lý ngôn từ thù địch và thông tin sai lệch của mạng xã hội này.
-
Công nghệ23/06/2020Hệ điều hành mới dành cho iPhone hỗ trợ widget tại màn hình chính, cho phép xem video trong khi làm việc khác, cập nhật tính năng cho các phần mềm khác.
-
Công nghệ23/06/2020Apple bước vào Hội nghị WWDC 2020 trong lúc phải đối mặt với làn sóng phản ứng gay gắt nhất từ giới công nghệ kể từ khi App Store “chào đời" năm 2008.
-
Công nghệ22/06/2020FaceApp là ứng dụng đang “gây sốt” trên mạng xã hội với tính năng “chuyển đổi giới tính”. Tuy nhiên, có thông tin cho rằng ứng dụng này lấy cắp thông tin người dùng, liệu điều này có chính xác?
-
Công nghệ22/06/2020Khi xe sắp hết nhiên liệu, trước khi qua đoạn đường ngập nước, trước khi tắt máy,... là những thời điểm mà điều hoà trên ô tô cần phải được tắt.
-
Công nghệ22/06/2020Là một trong những ứng dụng phổ biến ở Việt Nam, nhưng TikTok đang bị liệt kê vào danh sách cấm từ phía Ấn Độ vì có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc.