- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Hàng trăm gen vẫn hoạt động sau khi cơ thể chết đi
Khi trái tim và bộ não con người không còn tranh đấu cho sự sống, hệ thống hô hấp và tuần hoàn phải ngừng lại, đó là khoảnh khắc của cái chết. Cơ thể đã từ bỏ thế giới, không còn sự sống. Nhưng còn điều gì khác?
Khi trái tim và bộ não con người không còn tranh đấu cho sự sống, hệ thống hô hấp và tuần hoàn phải ngừng lại, đó là khoảnh khắc của cái chết. Cơ thể đã từ bỏ thế giới, không còn sự sống. Nhưng còn điều gì khác?
Hai nghiên cứu mới đây đã đề cập đến các bằng chứng cho thấy một số bộ phận nhất định của cơ thể vẫn hoạt động sau nhiều ngày, thậm chí, khi hầu hết các cơ quan khác đã ngừng hoạt động. Và điều này có thể thay đổi cách chúng ta nghĩ về việc cấy ghép nội tạng và khám nghiệm tử thi.
Được dẫn dắt bởi nhà vi sinh vật Peter Noble, một nhóm nghiên cứu thuộc trường đại học Washington đã thực hiện việc kiểm tra hoạt động gen ở chuột đã chết và cá ngựa vằn. Một nghiên cứu trước đây đã xác định được một số gen trong tử thi người vẫn còn hoạt động hơn 12 giờ sau khi chết.
Các nhà nghiên cứu đã kết thúc việc kiểm tra bằng cách xác định được hơn 1000 gen vẫn còn hoạt động thậm chí nhiều ngày sau khi vật chủ chết. Tuy nhiên, khác với suy nghĩ của chúng ta về việc các gen chỉ cố gắng cầm cự so với các bộ phận khác của cơ thể, các gen tăng cường hoạt động của chúng.
Ở loài chuột, 515 gen được nhìn thấy bắt đầu hoạt động và hoạt động hết công suất cho đến 24 giờ sau khi vật chủ chết. Trong khi đó, cá ngựa vằn có 548 gen giữ lại được chức năng của các gen lên đến bốn ngày sau khi vật chủ chết mà không có dấu hiệu suy giảm.
Nhóm nghiên cứu đã khám khá ra điều này bằng cách đo mức độ biến động của RNA thông tin (mRNA) hiện diện trong cơ thể chuột và cá ngựa vằn sau khi chúng chết trong vòng 96 giờ đồng hồ. mRNA giống như một bản kế hoạch chi tiết, nó cho các gen biết loại protein nào cần được sản xuất bởi loại tế bào nào. Vì vậy, nếu có nhiều mRNA trong một tế bào, đồng nghĩa với việc có nhiều gen hiện đang hoạt động.
Theo như báo cáo của Mitch Leslie từ Tạp chí Khoa học, chúng ta đang đề cập đến các nhiệm vụ như kích thích chứng viêm, hệ miễn dịch và chống lại stress.
Noble nói với Leslie “Điều đáng kinh ngạc là các gen phát triển trở nên hoạt động sau khi cơ thể chết”.
Tuy nhiên không phải tất cả các gen đều có lợi, nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra một số gen có thể thúc đẩy việc phát triển bệnh ung thư sau khi vật chủ chết ở chuột và các ngựa vằn. Điều này đã làm dấy lên nghi ngờ của các nhà nghiên cứu rằng trong xác vật chủ mới chết, cơ thể quay trở lại với trạng thái tế bào của một phôi thai phát triển rất nhanh chóng.
Các gen dù có lợi thế nào và khỏe mạnh ra sao cũng không đủ sức để mang một cá thể chuột, ngựa vằn hoặc thậm chí là con người quay trở lại sự sống. Tuy nhiên, chúng ta cần hiểu về những gì các nhà nghiên cứu đang làm và tại sao phát hiện này lại có tác động lớn đến các bệnh nhân đang sống chung với nội tạng cấy ghép.
Các nghiên cứu đã cho thấy rằng, những người nhận tạng có nguy cơ mắc phải 32 loại ung thư khác nhau cao hơn người khác, bao gồm cả các căn bệnh mà các bác sĩ đang phải nỗ lực từng ngày nhằm giảm thiểu chúng như ung thư hạch Hodgkin, ung thư thận, ung thư gan.
Eric A. Engels từ Viện nghiên cứu quốc gia về ung thư cho biết: “Cấy ghép là một liệu pháp nhằm đưa đến sự sống cho các bệnh nhân mắc các căn bệnh về nội tạng giai đoạn cuối. Tuy nhiên, nó cũng đặt người nhận tạng vào nguy cơ mắc các bệnh ung thư một phần vì các loại thuốc được sử dụng để ức chế hệ thống miễn dịch và chống thải của cơ quan được cấy ghép. Nguy cơ ung thư của những người được cấy ghép tương tự như các bệnh nhân nhiễm HIV, đều tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư liên quan đến lây nhiễm do ức chế miễn dịch”.
Phát biểu với tạp chí khoa học, Noble cho rằng, việc sử dụng một lượng lớn thuốc ở các bệnh nhân cấy ghép nhằm đảm bảo cơ thể của họ không đào thải cơ quan được cấy ghép cũng có thể lý giải nguy cơ cao mắc các bệnh ung thư. Tuy nhiên, các gen vẫn hoạt động sau khi vật chủ chết trong cơ quan được cấy ghép cũng có thể là một nguyên nhân.
Công trình nghiên cứu này đã được công bố trước khi đăng trên trang web bioRxiv và cần phải nhấn mạnh rằng nó vẫn chưa được đánh giá đồng cấp bởi nhiều nhà khoa học khác.
Bằng việc xuất bản nghiên cứu trực tuyến, Noble và nhóm của ông đang mời gọi các nhà nghiên cứu khác cùng tham gia và đánh giá trước khi gửi cho các tạp chí khoa học. Và cho đến khi các kết quả nghiên cứu này được xác nhận một cách vững chắc, chúng ta vẫn có quyền hoài nghi về nó, nhất là khi những phát hiện tương tự cần được thực hiện trên người bên cạnh các loài động vật trong phòng thí nghiệm.
Phát hiện này cũng có thể là sự khởi đầu cho một phương pháp hoàn toàn mới giúp chúng ta định nghĩa thế nào là sự sống, cái chết, như Noble nói: “Chúng ta có thể nhận được rất nhiều thông tin về sự sống bằng cách nghiên cứu cái chết”.
Theo Khám phá
-
Công nghệ22/12/2023VNPT Cyber Immunity với nền tảng quản lý An toàn thông tin (VNPT MSS) sẽ hỗ trợ doanh nghiệp tránh mất an toàn thông tin, lộ lọt dữ liệu, trước các cuộc tấn công từ trong và ngoài tổ chức.
-
Công nghệ16/11/2020Ngày 16/11 Công ty Cổ phần Nghiên cứu và Sản xuất VinSmart (Tập đoàn Vingroup) chính thức ra mắt Vsmart Bee Lite - mẫu điện thoại thông minh được trang bị tính năng 4G, mức giá thấp chưa từng có.
-
Công nghệ14/07/2020Chỉ trong một quãng thời gian ngắn, TikTok trở thành "mạng xã hội đáng sợ nhất thế giới". Tại sao ứng dụng Trung Quốc bị tẩy chay dữ dội như vậy?
-
Công nghệ24/06/2020iOS 14 mang đến vô số tiện ích mới lạ và tiện dụng trên dòng sản phẩm iPhone của Apple.
-
Công nghệ24/06/2020Với những bước đơn giản dưới đây, người dùng đã hạn chế thấp nhất nguy cơ bị hacker tấn công chiếm quyền Facebook.
-
Công nghệ24/06/2020Số lượng vụ trộm cướp tiền điện tử tăng nhanh trong năm 2019, các đối tượng cũng có xu hướng thực hiện các vụ trộm với quy mô lớn hơn.
-
Công nghệ23/06/2020Sắc lệnh vừa được tổng thống Mỹ ký sẽ cắt đứt nguồn cung lao động nước ngoài quan trọng cho các công ty công nghệ.
-
Công nghệ23/06/2020Đặc biệt với chị em công sở càng nên nắm vững để không mất tài khoản và thông tin cá nhân đáng tiếc nhé!
-
Công nghệ23/06/2020Nhiều thương hiệu lớn đang tẩy chay quảng cáo trên Facebook để phản đối việc yếu kém trong xử lý ngôn từ thù địch và thông tin sai lệch của mạng xã hội này.
-
Công nghệ23/06/2020Hệ điều hành mới dành cho iPhone hỗ trợ widget tại màn hình chính, cho phép xem video trong khi làm việc khác, cập nhật tính năng cho các phần mềm khác.
-
Công nghệ23/06/2020Apple bước vào Hội nghị WWDC 2020 trong lúc phải đối mặt với làn sóng phản ứng gay gắt nhất từ giới công nghệ kể từ khi App Store “chào đời" năm 2008.
-
Công nghệ22/06/2020FaceApp là ứng dụng đang “gây sốt” trên mạng xã hội với tính năng “chuyển đổi giới tính”. Tuy nhiên, có thông tin cho rằng ứng dụng này lấy cắp thông tin người dùng, liệu điều này có chính xác?
-
Công nghệ22/06/2020Khi xe sắp hết nhiên liệu, trước khi qua đoạn đường ngập nước, trước khi tắt máy,... là những thời điểm mà điều hoà trên ô tô cần phải được tắt.
-
Công nghệ22/06/2020Là một trong những ứng dụng phổ biến ở Việt Nam, nhưng TikTok đang bị liệt kê vào danh sách cấm từ phía Ấn Độ vì có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc.