Ong khổng lồ - Con "quái vật" kinh hoàng khiến cả châu Âu sợ hãi!

Đây là sát thủ nguy hiểm hàng đầu thế giới và đang gây ra nỗi khiếp sợ to lớn khi gây ra cái chết của hàng ngàn người Trung Quốc lẫn châu Âu.

Đây là sát thủ nguy hiểm hàng đầu thế giới và đang gây ra nỗi khiếp sợ to lớn khi gây ra cái chết của hàng ngàn người Trung Quốc lẫn châu Âu.

Ong là côn trùng có tổ chức xã hội và thể hiện tinh thần đoàn kết rất cao, ngoài sức mạnh đến từ chính số lượng và sự đoàn kết, có những loài ong còn mang trong mình một loại vũ khí bí mật chết người.

Trong số đó loài ong có nọc độc nhất phải kể đến chính là ong bắp cày khổng lồ Nhật Bản hay còn được mệnh danh là "ong sát thủ", "ong tử thần".

Ong sát thủ - "tử thần" tới từ châu Á

Trong tiếng Nhật, loài ong này có tên là osuzumebachi (nghĩa là "ong chim sẻ" vì kích thước của chúng rất lớn), còn tên khoa học là Vespa Mandarinia.

Về hình dáng bên ngoài thì ong bắp cày thường bị nhầm lẫn với ong vò vẽ, tuy nhiên ong vò vẽ cũng là một loài ong có độc rất nguy hiểm.

Ong bắp cày Nhật Bản có đầu lớn màu vàng cùng đôi mắt to và ngực màu nâu sẫm, khoang bụng hai dải màu nâu và màu vàng xen kẽ.

Kích thước của ong bắp cày khổng lồ Nhật Bản to bằng ngón tay cái (loài ong lớn nhất thế giới), có trường hợp ghi nhận một con ong lớn tới 8 cm ở Nhật.

Ong khổng lồ - Con quái vật kinh hoàng khiến cả châu Âu sợ hãi! - Ảnh 1.

Một con ong dài tới 8cm tại Nhật Bản. Ảnh Internet.

Những điều cần biết về sát thủ châu Á này

Ong khổng lồ - Con quái vật kinh hoàng khiến cả châu Âu sợ hãi! - Ảnh 2.

Một tổ ong bắp cày ở Trung Quốc. Ảnh Internet.

Loài ong này thường làm tổ ở trên cao như cây cối và chủ yếu tìm thấy ở vùng nông thôn ở các khu vực ôn đới và nhiệt đới Đông Á, nhất là Nhật Bản. Chúng sinh sản mạnh vào tháng 9 và tháng 10 khi nhiệt độ tăng cao.

Tuy là ong nhưng chúng lại không lấy mật mà trái lại còn là nỗi khiếp sợ của những tổ ong mật, bởi: Chúng là loài ong ăn thịt, do đó thường săn các loài ong khác, bọ ngựa hay các côn trùng to lớn.

"Đây là loài động vật có khả năng thích nghi cao và tồn tại ở khắp mọi nơi. Thức ăn của chúng là ong bắp cày, ruồi, bọ cánh cứng và nhiều loại côn trùng thụ phấn tự nhiên khác", ông Franck Muller, là chuyên gia nghiên cứu ong bắp cày, hiện đang làm việc tại Paris cho biết.

Xem Video ong bắp cày ăn thịt bọ ngựa:

Mỗi ngày, những sát thủ này bay tới 100 km với tốc độ 40 km/h để săn mồi. Nếu bị đe dọa chúng sẽ trở nên vô cùng hung hăng, hiếu chiến.

Theo lời kể của những nạn nhân "Càng chạy thì bầy ong càng muốn đuổi theo", có nạn nhân bị chúng bám riết tới 200 mét.

Với tốc độ và sức mạnh cơ bắp cũng như nọc độc, chúng gần như là những sát thủ không có đối thủ. Mỗi chuyến đi săn, chúng có thể tiêu diệt cả một tổ ong mật 30.000 con chỉ trong một giờ. Một ong khổng lồ duy nhất giết chết tới 40 con ong mật chỉ trong... 1 phút.

Sau đó, thưởng thức bữa tiệc mà chúng có được rồi đem một phần thân của nạn nhân về tổ cho những con ong bắp cày con.

Xem video 30 con ong bắp cày tiêu diệt 30 000 con ong mật:

Không chỉ các loài ong khác, trong điều kiện thức ăn thiếu thốn, chúng thậm chí còn sát hại cả những con bắp cày khác.

Chính sự hung hăng, tàn bạo này mà chúng còn được mệnh danh là "ong diệt chủng" do ăn thịt cả... đồng loại. Sự tàn sát tận gốc của chúng là nguyên nhân gây ra sự mất cân bằng sinh thái.

Nọc độc của một con ong đủ để giết chết một người trưởng thành

Ong khổng lồ - Con quái vật kinh hoàng khiến cả châu Âu sợ hãi! - Ảnh 5.

Một con ong khổng lồ.

Danh tiếng sát thủ của chúng tới từ chính vũ khí bí mật mà chúng mang theo: những vết đốt chết người!

Với vết chích dài tới 6,35 mm, trong nọc độc lại chứa Acetylcholine liều cao và một loại enzyme có thể hòa tan... thịt người.

Khi bị đốt quá nhiều có thể dẫn tới các chứng sốc hoặc tê liệt chức năng thận của nạn nhân, đồng thời tấn công vào hệ thần kinh, làm tổn thương mô, làm nạn nhân đau đớn cùng cực.

Nạn nhân sẽ chết nếu bị đốt quá nhiều mà không chữa trị kịp thời. Sau 2 giờ bị tiêm chất độc, xác suất để nạn nhân sống sót chỉ còn 2 %.

Do đó, bị một đàn ong bắp cày hung hăng tấn công vô cùng nguy hiểm vì bạn không có cơ hội chạy thoát. Đáng sợ hơn, trong nọc của chúng còn tiết ra mùi đặc trưng, chính mùi này làm thu hút đồng loại tới tấn công nạn nhân.

Tại Nhật, loài ong này được xếp vào loài vật nguy hiểm nhất Nhật Bản (không khác gì gấu và rắn độc) khi gây ra cái chết của trên 40 người hằng năm. Nhiều hơn bất cứ động vật nguy hiểm nào khác. Tại Trung Quốc, nạn nhân của chúng lên tới hàng ngàn người.

Lan tràn tới châu Âu

Ong khổng lồ - Con quái vật kinh hoàng khiến cả châu Âu sợ hãi! - Ảnh 6.

Ong bắp cày lan tràn châu Âu. Ảnh minh họa.

Theo các chuyên gia, ong bắp cày vốn không có tập tính di cư, thế nhưng chính sự xâm phạm của con người khiến chúng trở nên hung hăng hơn bao giờ hết, nguồn thức ăn thu hẹp khiến chúng dần xâm chiếm các lãnh địa của loài ong khác.

Từ đó mở rộng môi trường sống của mình. Trong một lô hàng gốm sứ xuất khẩu từ Trung Quốc, loài ong này đã tới với nước Pháp và sát thủ này nhanh chóng thích nghi với môi trường sống mới khi hoành hành 1 nửa đất nước này.

Máy bay không người lái được đưa vào để tiêu diệt loài ong nguy hiểm cho ong bản địa nhưng cũng không thành công. Sau đó, ong bắp cày còn "vượt biên" tới Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Italy và Bỉ, Anh.

Anh đã liệt chúng vào danh sách đen những sinh vật chết người nguy hiểm sau khi khiến 6 người Anh thiệt mạng.

Vậy biện pháp nào để đối phó với sát thủ biết bay này?

Ong khổng lồ - Con quái vật kinh hoàng khiến cả châu Âu sợ hãi! - Ảnh 8.

Sát thủ châu Á. Ảnh minh họa.

Hiện nay biện pháp khả thi và hiệu quả nhất chính là "chiến tranh sinh học" nhằm tiêu diệt chính ong chúa. Nhà sinh vật học Darrouzet cho biết:

Một loài ấu trùng khắc tinh của ong bắp cày mang tên Conops Vesicularis vô cùng hung hăng. Chúng sống ký sinh trên bụng ong chúa và rất thích ăn ấu trùng ong non.

Ông cũng cho rằng đây chắc chắn sẽ là 100 % phương pháp được lựa chọn để đối phó với sát thủ châu Á sắp tới.

Theo Trí thức trẻ



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.