Nên làm gì khi không vào được Facebook?

Bạn có thể tìm nhiều cách để vào Facebook, nhưng cũng nên tạm rời xa Facebook và dành thời gian cho các hoạt động thực tế.

Bạn có thể tìm nhiều cách để vào Facebook, nhưng cũng nên tạm rời xa Facebook và dành thời gian cho các hoạt động thực tế.

Facebook đã trở thành một môi trường ảo không thể thiếu của hơn 1,5 tỉ người trên thế giới, trong đó có hàng chục triệu người Việt Nam. Tuy nhiên, dịch vụ này thỉnh thoảng vẫn xảy ra một số sự cố khiến người dùng không thể truy cập mạng xã hội này. Đặc biệt ở một số khu vực trên thế giới, trong đó có Trung Quốc, Facebook bị chặn khá nghiêm ngặt.

nen lam gi khi khong vao duoc facebook? hinh anh 1

Hãy tạm rời xa Facebook cho các hoạt động thực tế. (Ảnh minh họa: Internet)

Nếu đã từng không thể rời xa Facebook, người dùng chắc hẳn sẽ tìm nhiều biện pháp truy cập trong trường hợp Facebook bị chặn, từ đổi DNS, sử dụng VPN,... Tuy nhiên, trong trường hợp nhiều bạn bè cũng không thể truy cập được Facebook thì việc bạn tìm cách mở Facebook sẽ không có nhiều ý nghĩa, lượng tương tác cũng sẽ giảm theo.

Đối với người dùng vẫn muốn truy cập Facebook, thao tác thay đổi DNS sang 8.8.8.8 và 8.8.4.4 do Google quản lý đã khá quen thuộc. Nếu thay đổi DNS không có hiệu quả, Facebooker có thể nhờ tới sự hỗ trợ của UltraSurf trên máy tính Windows, Opera (có VPN) trên iOS hay Hotspot Shield Free VPN Proxy trên Android.

Mặc dù vậy, trong thời gian một lượng lớn người dùng cùng đứt kết nối với Facebook, bao gồm phần lớn bạn bè của mình thì Facebooker nên tạm gác Facebook sang một bên, dành thời gian cho các hoạt động thực tế như đọc sách, đi dã ngoại, cà phê trò chuyện cùng bạn bè. Nếu vẫn muốn "ôm" chiếc máy tính, thay vì cố vào Facebook, bạn có thể dành thời gian học thêm ngoại ngữ trực tuyến, xem, lọc lựa lại kho ảnh hay vệ sinh, làm mới chiếc máy tính đã sử dụng lâu ngày.

Theo Dân Việt



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.