Quạt lạnh tự chế bằng thùng xốp: Tiền đắt, tật mang!

Mùa hè nóng nực đã bắt đầu, nhu cầu làm mát ngày càng tăng cao. Nhưng nếu nghĩ rằng bỏ ra dưới 500 nghìn đồng để mua một chiếc quạt lạnh tự chế là tiết kiệm, thì bạn đã lầm to!

Mùa hè nóng nực đã bắt đầu, nhu cầu làm mát ngày càng tăng cao. Nhưng nếu nghĩ rằng bỏ ra dưới 500 nghìn đồng để mua một chiếc quạt lạnh tự chế là tiết kiệm, thì bạn đã lầm to!

Những ngày gần đây, tại TP.HCM rộ lên phong trào làm hoặc mua "điều hòa nhiệt độ" tự chế để phục vụ nhu cầu làm mát trong mùa hè.

Gọi là "điều hòa" nhưng thực chất đây là một tổ hợp gồm 3 phần chính: quạt, thùng xốp đựng nước đá, và ống xả hơi lạnh. Vì thế, đây cũng được gọi là quạt lạnh tự chế. Tất nhiên nhìn nó rất thô sơ và được làm thủ công.

Theo thông tin trên báo chí, giá một chiếc quạt lạnh kiểu này rơi vào khoảng 200.000 đến 450.000 đồng, tức là "rẻ như bèo" so với một chiếc điều hòa nhiệt độ (ít nhất vài triệu đồng/chiếc). Vì thế, người mua chủ yếu là học sinh, sinh viên, công nhân các khu công nghiệp.

Nhưng nếu chúng ta nghĩ rằng chi phí "vận hành" loại quạt này cũng rẻ hơn điều hòa thì đó là một sai lầm. Bởi thực tế, nó "ngốn tiền" kinh khủng và tiềm ẩn cả nguy cơ về sức khỏe.

Bài viết bên dưới sẽ cho bạn thấy vì sao.

Một chiếc quạt lạnh tự chế

Một chiếc quạt lạnh tự chế

1. Tiền mua quạt tự chế không hề rẻ hơn mua máy điều hòa!

Với số tiền khoảng 6 triệu đồng một điều hòa 9.000 Btu đủ làm mát một căn phòng chừng 20m2, bạn có thể làm hoặc mua được ít nhất 20 chiếc quạt tự chế.

Thế nhưng, để làm mát (tương đương điều hòa 9.000 Btu) 1 căn phòng có diện tích như vậy, ước tính bạn cần 4 chiếc quạt tự chế đặt trong 4 góc phòng.

Máy điều hòa kèm chức năng lọc không khí

Máy điều hòa kèm chức năng lọc không khí

Đối với máy lạnh, bạn sẽ được bảo hành từ 3 đến 5 năm tùy theo nhà cung cấp. Trong khi đó, độ bền của những chiếc quạt tự chế là một dấu hỏi lớn.

Không ai đảm bảo nó sẽ còn tồn tại chỉ sau vài tháng hoạt động. Như vậy, giả sử dùng quạt tự chế liên tục trong khoảng chỉ từ 3 đến 5 năm, thì tổng số tiền đầu tư cho các lần mua/làm quạt tự chế gần như tương đương số tiền bỏ ra mua máy lạnh chuyên dụng.

Đó là chưa kể trên thực tế, những chiếc máy lạnh có thể hoạt động tốt sau 10 năm sử dụng nếu được bảo dưỡng thường xuyên.

2. Điều đáng quan tâm thứ hai là số tiền tiêu hao trong mỗi lần sử dụng.

Theo những người đã từng sử dụng loại "điều hòa nhiệt độ" tự chế cho biết, tiền mua đá lạnh cho 1 giờ đồng hồ sử dụng mất khoảng 2000 đồng. Tiền điện chạy quạt mất khoảng 20 đồng/giờ.

Trong khi đó, nếu bạn sử dụng điều hòa thông thường, một giờ đồng hồ cũng chỉ mất 1 kW.

Với cách tính điện bậc thang, tính ra tiền điện tốn chừng 2000 đồng/giờ cho một hộ gia đình bình thường. Như vậy, hiệu quả kinh tế của quạt tự chế trong từng lần sử dụng không hề rẻ hơn máy lạnh.


Đá lạnh mua 1, 2 lần thì siêu rẻ, nhưng bạn thử mua đá hàng chục, trăm lần xem số tiền là bao nhiêu nhé!

Đá lạnh mua 1, 2 lần thì "siêu rẻ", nhưng bạn thử mua đá hàng chục, trăm lần xem số tiền là bao nhiêu nhé!

3. Cuối cùng là yếu tố sức khỏe đối với người sử dụng. Và đây là điều khác biệt cơ bản nhất, khiến bạn chắc chắn sẽ không dám "đánh đổi"!

Vì vùng làm mát của quạt lạnh khá hạn chế, phải ngồi gần nguồn gió trong khi sử dụng.

Theo các bác sỹ, sự chênh lệch nhiệt độ quá lớn khiến bạn cảm thấy mát mẻ lúc đầu nhưng sẽ gây ra các cơn ho, viêm họng, thậm chí viêm phổi nếu ngồi quá lâu.

Sử dụng lâu ngày dễ khiến da trở nên khô ráp, khó chịu. Việc liên tục phải thay đá, đổ nước đá cũng khiến tay bạn cóng, tăng nguy cơ gây bệnh xương khớp.

Quạt lạnh không có chức năng hút ẩm nên dễ khiến phòng ẩm ướt. Đây là môi trường thuận lợi cho nấm mốc và vi khuẩn phát triển và gây các bệnh về đường hô hấp (dị ứng, hen suyễn…), tiêu chảy.

Ngoài ra, bạn có thể phải dùng đá công nghiệp để chạy quạt lạnh. Chính nó cũng có thể tồn tại sẵn vi khuẩn gây bệnh, khi thổi ra ngoài không khí, vi khuẩn cũng phát tán theo và gây bệnh khi điều kiện thích hợp.

Đặc biệt, trẻ em hoặc người có sức đề kháng thấp, rất dễ mắc các bệnh tai, mũi, họng do không khí ẩm thấp.

Bệnh về đường hô hấp do không khí ẩm ướt

Bệnh về đường hô hấp do không khí ẩm ướt

Nấm mốc phát sinh có thể phát tán vào thực phẩm và gây bệnh khi bạn ăn phải. Bên cạnh đó, không khí ẩm thấp cũng dễ làm hỏng thức ăn, tạo điều kiện cho gián, ruồi… sinh sôi, gây ảnh hưởng xấu đến thực phẩm.

Để tăng khả năng làm mát của sản phẩm này, nhiều người phải đóng kín cửa phòng. Tuy nhiên, việc thiếu sự trao đổi khí với bên ngoài kết hợp với sự tiếp nhận không khí lạnh, ẩm khiến cơ thể cảm thấy khó chịu.

Đêm ngủ hít phải khí lạnh dễ bạt hơi, mệt mỏi. Lâu dài sẽ giảm sức đề kháng, tạo cơ hội cho mầm bệnh tấn công.

Với các căn phòng dùng nhiều thiết bị điện tử, hơi nước có thể bám vào và dễ làm hỏng thiết bị, nhất là khi độ ẩm lớn. Ngoài ra, nó cũng làm tăng nguy cơ chập mạch. Người dùng không cẩn thận có thể bị giật, đe doạ đến tính mạng.

Nguy cơ chập mạch do môi trường ẩm ướt

Nguy cơ chập mạch do môi trường ẩm ướt

* Kết luận: Như vậy, nếu bạn muốn đảm bảo sức khỏe lâu dài và có nhu cầu sử dụng thường xuyên, điều hòa nhiệt độ chuyên dụng là lựa chọn tốt nhất.

Đối với quạt lạnh tự chế, cần chú ý: Sử dụng nguồn nguyên liệu sạch để làm lạnh. Vệ sinh thùng đá hàng ngày và không phả trực tiếp hơi lạnh vào cơ thể, đặc biệt vùng mặt, cổ.

Chỉ nên sử dụng trong thời gian ngắn, sau đó ra ngoài nhiệt độ bình thường một lần. Phòng sử dụng quạt lạnh cần thường xuyên dọn dẹp sạch sẽ.

Theo Trí thức trẻ


Quạt tự chế

điều hòa tự chế

cách làm điều hòa


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.