Rảnh rỗi 2 đến 4 giờ mỗi ngày, sinh viên dùng để lướt mạng xã hội, xem phim

Sinh viên có thời gian rỗi từ 2 đến 4 giờ mỗi ngày, nhưng chủ yếu để nghỉ ngơi, thư giãn và giải trí bằng các hoạt động như xem phim, nghe nhạc, sử dụng mạng xã hội.

Đại học Quốc gia TPHCM vừa công bố đề án nghiên cứu mối quan hệ giữa việc sử dụng thời gian rỗi với hiệu quả học tập và sự hài lòng về cuộc sống đại học của sinh viên tại ký túc xá. Khảo sát thu hơn 21.655 câu trả lời từ sinh viên thuộc các trường đại học thành viên.

Kết quả cho thấy phần lớn sinh viên có thời gian rỗi từ 2 đến 4 giờ mỗi ngày (chiếm 66,71%); 22,95% sinh viên có thời lượng thời gian rỗi từ 1 đến 2 giờ mỗi ngày; 10% sinh viên có ít hơn 1 giờ rỗi.

Phần lớn thời gian rảnh rỗi, sinh viên dành để nghỉ ngơi, thư giãn và giải trí bằng các hoạt động như xem phim, nghe nhạc, sử dụng mạng xã hội. Sinh viên cũng quan tâm đến việc phát triển bản thân, tuy nhiên, mức độ quan tâm này còn khá khiêm tốn so với các hoạt động khác. 

Rảnh rỗi 2 đến 4 giờ mỗi ngày, sinh viên dùng để lướt mạng xã hội, xem phim-1

Ảnh minh hoạ. Ảnh: Lê Huyền

Các con số cho thấy sinh viên ít khi đặt mục tiêu rõ ràng, lập danh sách việc cần làm hoặc lên kế hoạch cụ thể cho thời gian rảnh rỗi của mình; ngoài ra còn khá hạn chế trong việc quản lý thời gian, tìm hiểu sở thích và sắp xếp các hoạt động một cách hợp lý.

Đáng nói là trong môi trường đại học, sinh viên đối mặt với nhiều áp lực trong quá trình học tập. Đa số sinh viên cho rằng, họ cảm thấy áp lực khi so sánh với bạn bè và áp lực thi cử. Điều này cho thấy áp lực đồng trang lứa tại môi trường đại học.

Nghiên cứu đề xuất sinh viên cần quan tâm đến việc cân bằng giữa nghỉ ngơi, giải trí và phát triển bản thân. Trường đại học cần khuyến khích sinh viên xây dựng các nhóm học tập nhằm thúc đẩy trao đổi, gắn kết giữa các sinh viên. 

Theo VietNamNet

Xem link gốc Ẩn link gốc https://vietnamnet.vn/ranh-roi-2-den-4-gio-moi-ngay-sinh-vien-dung-de-luot-mang-xa-hoi-xem-phim-2333640.html

Sinh viên


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.