Rửa lòng non cứ thêm 2 thứ này là sạch bong, luộc lên trắng giòn sần sật, không hôi

Để lòng non không bị hôi, bạn cần sử dụng 2 nguyên liệu này trong quá trình sơ chế.

Lòng lợn là món ăn khoái khẩu của nhiều người Việt. Thay vì mua sẵn ngoài hàng, nhiều gia đình sẽ tự chế biến tại nhà để đảm bảo an toàn vệ sinh. Tuy nhiên, việc sơ chế lòng lợn thường không đơn giản. Nếu không biết cách, lòng lợn sẽ có mùi hôi, luộc lên không được trắng giòn.

Theo các đầu bếp, để làm sạch lòng lợn, bạn có thể sử dụng các nguyên liệu có sẵn trong nhà bếp. Hãy tham khảo cách làm sạch lòng lợn dưới đây.

Cách chọn lòng non

Nếu mua lòng non, bạn nên chọn loại có màu hồng, sờ vào có cảm giác dày dặn.

Nên chọn những đoạn lòng có ống ruột bé, căng tròn, không bị thâm đen.

Dùng tay bóp thử phần lòng, nếu thấy phần bột bên trong có màu trắng sữa thì đó là lòng ngon. Nếu bột có màu vàng thì lòng có khả năng bị đắng, không nên mua.

Tránh mua những bộ lòng đã bị chảy nhớt, có mùi hôi tanh vì đó có thể là lòng lợn bệnh hoặc để lâu.

Cách làm sạch lòng lợn

Lòng mua về cần rửa với nước nhiều lần cho hết các chất bẩn bên trong.

Cho lòng vào bát tô và thêm 1 thìa muối. Bóp kỹ để loại bỏ các cặn bẩn.

Rửa lòng non cứ thêm 2 thứ này là sạch bong, luộc lên trắng giòn sần sật, không hôi-1

Tiếp đó, dùng dao hoặc kéo cắt bớt phần mỡ thừa xung quanh. Không nên cắt hết mà hãy chừa lại một ít mỡ sát phần lòng. Làm như vậy khi chế biến xong lòng sẽ không bị khô và giữ được vị béo ngậy.

Cho vào bát lòng một thìa bột mì (hoặc bột khoai lang). Dung tay bóp cho bột bám đều lên phần lòng lợn. Làm như vậy khoảng 3 phút rồi đem lòng lợn đi rửa với nước sạch.

Đổ 1/2 lon coca vào bát lòng lợn và tiếp tục dùng tay bóp để loại bỏ hết phần nhớt cùng các chất bẩn.

Sau khoảng 3 phút thì đem lòng rửa lại với nước cho sạch.

Tiếp đến, lấy một chiếc đũa và nhồi vào bên trong lòng non để lộn mặt trong ra ngoài. Rửa với nước khoảng 2 lần rồi tiếp tục cho bột vào bóp thật kỹ và vửa sạch. Sau đó, cho coca vào làm sạch tương tự như ở trên.

Rửa lòng non cứ thêm 2 thứ này là sạch bong, luộc lên trắng giòn sần sật, không hôi-2

Khi cả mặt trong và mặt ngoài của phần lòng non đã được làm sạch, bạn hãy dùng đũa để lộn lòng non như ban đầu. Rửa thêm một lần nữa cho sạch và để ráo.

Bây giờ bạn đã có phần lòng non sạch sẽ, sẵn sàng để chế biến các món ăn yêu thích.

Luộc lòng

Cho nước vào nồi và thêm vài củ hành khô (hoặc gừng, sả), 1 thìa muối, 1/2 thìa bột ngọt.

Trong lúc chờ nước sôi, bạn hãy chuẩn bị thêm 2 tô nước đá lạnh. Một tô chỉ có nước đá, một tô sẽ vắt thêm nước cốt chanh.

Khi nước sôi, hãy thả lòng lợn đã làm sạch vào nồi. Chần nhanh trong 30 giây thì vớt ra và ngâm vào bát nước đá đã chuẩn bị trước đó.

Rửa lòng non cứ thêm 2 thứ này là sạch bong, luộc lên trắng giòn sần sật, không hôi-3

Khi lòng nguội thì tiếp tục cho vào nồi nước sôi. Luộc tiếp 30 giây lại vớt ra ngâm vào bát nước đá cho nguội. Thực hiện thao tác này 4 lần liên tục để lòng lợn chín.

Tới lần thứ 4, bạn hãy vớt lòng lợn ra ngâm vào bát nước chanh. Ngâm khoảng 10 phút cho lòng lợn nguội hẳn. Phần nước phải ngập lòng lợn như thế lòng mới không bị thâm đen.

Rửa lòng non cứ thêm 2 thứ này là sạch bong, luộc lên trắng giòn sần sật, không hôi-4

Khi lòng đã nguội thì vớt ra để ráo nước rồi thái thành miếng vừa ăn.

Theo Xe và Thể Thao

Xem link gốc Ẩn link gốc https://xevathethao.vn/uncategorized/rua-long-non-cu-them-2-thu-nay-la-sach-bong-luoc-len-trang-gion-san-sat-khong-hoi.html

mẹo vặt nấu ăn


Đưa hôn nhân qua mùa... thất vọng
Thất vọng là một "liều thuốc độc" của hôn nhân. Nó không gây ra cái chết ngay lập tức mà từ từ ngấm vào cuộc hôn nhân và đến một ngày, nếu không phát hiện ra mà "chữa" kịp thời, hôn nhân sẽ tử vong…

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.