Cảnh giác khi giá bên ngoài tăng nhiệt

Trong đó, cần nói rõ thêm rằng, nếu như giá nguyên, nhiên, vật liệu thế giới trong nửa đầu các năm từ 2004 đến 2009 tuy khác nhau về mức độ, nhưng có chung một điểm là hầu như liên tục tăng, thì trong nửa đầu năm nay có lúc trồi, khi sụt: tháng 1 tăng 2,34%; tháng 2 giảm 2,61%; hai tháng 3 và 4 tăng 4,02% và 6,04%; còn tháng 5 đã giảm mạnh 7,31% và hai tháng 6 và 7 vừa qua tiếp tục giảm nhẹ

Việc chỉ số giá tiêu dùng(CPI) tháng 7 tiếp tục đà tăng chậm lại của quý II là điều hết sức đáng mừng.Tuy nhiên, vẫn phải theo sát tình hình để dự phòng các giải pháp nhằm ổnđịnh kinh tế vĩ mô trong những tháng tới.

Trước hết, thay vì 0,2 -0,3% như dự báo, việc CPI chỉ tăng 0,06% trong tháng 7, thấp nhất so vớicùng kỳ trong 7 năm trở lại đây, thế nhưng, cũng không thể phủ nhận rằng,chúng ta đã đạt được kết quả rất đáng mừng trong những điều kiện kháchquan thuận lợi kể từ khi cơn sốt nóng giá cả thế giới bùng phát trêndiện rộng với cường độ cũng mãnh liệt chưa từng có từ năm 2004 đến nay.Thực tế này được thể hiện rất rõ ở hai khía cạnh chủ yếu sau đây:

Thứ nhất, với đặc thù củamột nền kinh tế mà “rổ hàng hoá nguyên, nhiên, vật liệu nhập khẩu” tới60 - 64% GDP, khác hẳn cùng kỳ từ năm 2004 đến nay, những tháng đầu nămnay, thị trường trong nước không còn bị “gia nhiệt” bởi giá nguyên liệuthế giới.

Cụ thể, các số liệu thốngkê của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) cho thấy,tính đến giữa năm, trong khi giá nguyên, nhiên, vật liệu thế giới trongnăm 2004 so với cuối năm 2003 tăng 22,03%; cùng kỳ năm 2005 tăng 18,80%;cùng kỳ 2006 tăng 18,80%; cùng kỳ 2007 tăng 9,80%; cùng kỳ 2008 tăng kỷlục 37,62% và cùng kỳ 2009 vừa qua cũng tăng rất mạnh 29,17%, nhưng 6tháng vừa qua chỉ tăng vỏn vẹn 1%.

Trong đó, cần nói rõ thêmrằng, nếu như giá nguyên, nhiên, vật liệu thế giới trong nửa đầu các nămtừ 2004 đến 2009 tuy khác nhau về mức độ, nhưng có chung một điểm là hầunhư liên tục tăng, thì trong nửa đầu năm nay có lúc trồi, khi sụt: tháng1 tăng 2,34%; tháng 2 giảm 2,61%; hai tháng 3 và 4 tăng 4,02% và 6,04%;còn tháng 5 đã giảm mạnh 7,31% và hai tháng 6 và 7 vừa qua tiếp tục giảmnhẹ.

Cảnh giác khi giá bên ngoài tăng nhiệt
CPI chỉ tăng 0,06% trong tháng 7, thấp nhất so với cùng kỳ trong 7 năm trở lại đây

Trong điều kiện như vậy,rõ ràng là việc giá nguyên, nhiên, vật liệu thế giới sốt nóng từ năm2004 đến năm 2009, đồng nghĩa với quy mô nhập khẩu sốt nóng giá cả thếgiới vào thị trường trong nước trong trong khoảng thời gian này liên tụctăng rất lớn, còn trong 7 tháng đầu năm nay thì “nhập khẩu sốt lạnh” đã“trung hòa” hầu như toàn bộ “nhập khẩu sốt nóng”, cho nên không thể nóilà, giá tiêu dùng trong nước tăng bởi yếu tố này như 5 năm trước đó.

Thứ hai, cũng do tác độngcủa giá cả thế giới, việc CPI trong nước 7 tháng qua tăng 4,84% còn đượchỗ trợ bởi giá gạo thế giới chẳng những không tăng, mà còn liên tục tụtdốc rất mạnh, khiến giá lương thực trong nước cũng tụt dốc theo.

Cụ thể, các số liệu thốngkê của Tổ chức Nông lương Liên hiệp quốc (FAO) cho thấy, giá gạo thếgiới tháng 2 giảm 8,02%; tháng 3 giảm 5,96%; tháng 4 giảm kỷ lục 9,76%;tháng 5 giảm 2,16%, còn tháng 6 tuy có tăng 3,31%, nhưng tính cả 6 thángvẫn “rơi tự do” tới 21,10% và trong tháng 7 lại tăng, nhưng chắc chắnmức tăng không lớn. Đây chính là “thủ phạm chính” khiến cho giá lươngthực trong nước 5 tháng gần đây liên tục giảm và đây là điều chưa từngcó trong vòng 6 năm trở lại đây.

Cảnh giác khi giá bên ngoài tăng nhiệt

Tác dụng “làm mát” thịtrường trong nước của nhóm hàng này trong 5 tháng gần đây đương nhiênkhông chỉ giới hạn ở quyền số 8,18% của nó trong “rổ hàng hoá và dịch vụtiêu dùng”, mà với vai trò của một mặt hàng nông sản chiến lược, sức lantoả của nó sang các nhóm hàng hoá và dịch vụ khác, đặc biệt là đối vớinhóm hàng thực phẩm và dịch vụ ăn uống ngoài gia đình chiếm tổng cộnggần 1/3 trong “rổ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng” của toàn xã hội.

Không chỉ có vậy, chỉ sốgiá lương thực, thực phẩm nói chung trên thị trường thế giới 6 tháng đầunăm nay cũng hầu như liên tục giảm và tổng mức giảm trong 6 tháng cũnglên tới 6,57%. Do vậy, đối với một quốc gia xuất khẩu một loạt nông sảnchủ yếu như nước ta, đương nhiên thị trường thực phẩm trong nước cũngđược “làm mát” bởi thị trường thế giới.

Nói cách khác, khác vớigiá nguyên, nhiên, vật liệu thế giới ở đầu vào nhập khẩu, sự biến độngcủa giá cả thế giới trong những tháng qua còn có tác dụng “làm mát” thịtrường trong nước thông qua đầu ra xuất khẩu của nền kinh tế nước ta.

Tất cả những điều nóitrên có nghĩa là, trong khi không những không bị sốt nóng giá cả thếgiới làm “gia nhiệt” ở các đầu vào nhập khẩu như 6 năm 2004 - 2009, màcòn được “làm mát” thông qua các đầu ra xuất khẩu, cho nên mức tăng4,84% của giá tiêu dùng trong 7 tháng đầu năm không phải là thấp, bởicùng kỳ năm 2009 chỉ tăng 3,22%, cùng kỳ năm 2006 cũng chỉ tăng 4,46%.

Điều này cũng có nghĩa là, việc CPI trong nước tăng mạnh như vậy trong 7tháng qua, chỉ có thể là do những yếu tố nội tại của bản thân nền kinhtế nước ta.

Không những vậy, nếu loạitrừ yếu tố “làm mát” của riêng thị trường gạo thế giới đối với thịtrường lương thực trong nước, thì giá của tất cả các nhóm hàng hoá vàdịch vụ còn lại trong 7 tháng qua đã tăng 5,17%, chứ không phải chỉ là4,84% như của “rổ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng” nói chung như các sốliệu thống kê.

Cảnh giác khi giá bên ngoài tăng nhiệt

CPI trong nước 7 tháng qua chỉ tăng 4,84% còn được hỗ trợ bởi giá gạo thế giới

Tất cả những điều nóitrên cũng có nghĩa là, một khi giá nguyên, nhiên, vật liệu thế giới tăngtrở lại, tác nhân gây sốt nóng rất quan trọng này đối với nền kinh tếnước ta đương nhiên sẽ “cộng hưởng” với các tác nhân trong nước khiếnlạm phát sẽ tăng mạnh trở lại.

Sở dĩ như vậy là bởi lẽ,như dự báo mới nhất của IMF, bình quân giá dầu mỏ thế giới năm nay sẽtăng 21,8%, còn giá các loại nguyên liệu phi dầu mỏ sẽ tăng 15,5%. Trongkhi đó, với việc liên tục giảm trong 3 tháng gần đây, giá nguyên liệuthế giới vẫn còn thấp khá xa. Do vậy, với đà hồi phục của kinh tế thếgiới, việc giá nguyên, nhiên, vật liệu thế giới hồi phục là điều khótránh khỏi.

Nói tóm lại, tuy đã đạtđược những kết quả đáng mừng, nhưng đó là trong những điều kiện kháchquan thuận lợi chưa từng có, còn trong những tháng tới, trong khi nhữngnguyên nhân gây tái lạm phát bên trong vẫn đang tồn tại, những nguyênnhân bên ngoài vẫn đang rình rập, vì vậy, cần tính đến các giải pháp dựphòng để bảo đảm chắc chắn thực hiện được mục tiêu đã được điều chỉnh.

Theo Nguyễn Đình Bích
Đầu tư



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.