Nhập siêu tháng 7 thấp hơn dự báo

Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu tháng 7 đã đạt gần 6,03 tỷ USD, chỉ giảm 4,6% so với tháng 6. Với nhập khẩu, kim ngạch tháng 7 cũng đạt gần 7,01 tỷ USD, chỉ giảm 0,7% so với tháng trước đó. Nhưng do xuất khẩu giảm mạnh hơn nhập khẩu, nhập siêu trong tháng qua đã vào khoảng 980 triệu USD, tăng hơn so với con số thấp kỷ lục lập được trong tháng 6, chỉ có 740 triệu USD.

Kim ngạch xuất, nhập khẩu tháng 7/2010 đãkhông giảm quá lớn so với những dự báo được đưa ra vào cuối tháng trước, sốliệu thống kê xuất, nhập khẩu vừa được Tổng cục Hải quan công bố cho biết.

Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu tháng7 đã đạt gần 6,03 tỷ USD, chỉ giảm 4,6% so với tháng 6. Với nhập khẩu, kim ngạchtháng 7 cũng đạt gần 7,01 tỷ USD, chỉ giảm 0,7% so với tháng trước đó. Nhưng doxuất khẩu giảm mạnh hơn nhập khẩu, nhập siêu trong tháng qua đã vào khoảng 980triệu USD, tăng hơn so với con số thấp kỷ lục lập được trong tháng 6, chỉ có 740triệu USD.

Tuy nhiên, các con số đạt đượctrong tháng 7 vẫn duy trì ở mức khá tốt, với kim ngạch xuất khẩu tiếp tục vượt 6tỷ USD, nhập khẩu vượt 7 tỷ USD và nhập siêu dưới ngưỡng 1 tỷ USD. Đây cũng làtháng thứ 3 liên tiếp, các chỉ tiêu này được duy trì.

Mặc dù cán cân thương mại khá ổnđịnh trong 3 tháng trở lại đây, tuy nhiên theo TS. Võ Trí Thành, Viện trưởngViện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương, nhập siêu vẫn là vấn đề đáng quantâm trong bối cảnh dự trữ ngoại hối của Việt Nam đã “mỏng” hơn. 

Sự ổn định vẫn có thể được duy trì trong dài hạn khi nhiều dự báo cho thấy cáncân thanh toán tổng thể có thể thặng dư khoảng 2,5 tỷ USD trong năm 2010. VNDđược dự báo chỉ mất giá từ 3-5% so với USD, nhưng tỷ giá VND/USD thay đổi trongthời gian gần đây cũng đem đến những lo ngại về mất cân đối ngắn hạn.

Nhập siêu tháng 7 thấp hơn dự báo
Nhập siêu vẫn là vấn đề đáng quan tâm trong bối cảnh dự trữ ngoại hối của Việt Nam đã “mỏng” hơn

Trở lại với diễn biến xuất, nhậpkhẩu trong tháng 7 vừa qua, đáng chú ý là kim ngạch xuất khẩu giảm khá mạnh ở đáquý, kim loại quý và sản phẩm, tương ứng giảm 97% so với tháng trước. Tiếp theolà quặng và khoáng sản giảm 62,7%; dầu thô 43%; than đá 20,5%... 

Trong khi đó, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông sản (trừ sắn) tiếp tục tănghơn tháng trước.

Về phía nhập khẩu, có đến 1/2 trong tổng số 43 mặt hàng được liệt kê giảm về kimngạch so với tháng trước, có những mặt hàng giảm khá mạnh như phương tiện vậntải và phụ tùng giảm 57,1%; sắt thép giảm 12,4%; thức ăn gia súc và nguyên liệugiảm 12,2%; vải các loại giảm 5,1%...

Tuy nhiên, kim ngạch nhập khẩu phân bón đã tăng 88,8%; chất dẻo nguyên liệu tăng15,7%; bông các loại tăng 5,5%; máy tính điện tử và linh kiện tăng 6,1%; ô tônguyên chiếc tăng 7,7%... bù lại ít nhiều sự sụt giảm của các mặt hàng kể trên.

Nhập siêu tháng 7 thấp hơn dự báo

Tính chung 7 tháng đầu năm, tổngkim ngạch xuất khẩu đã đạt 38,52 tỷ USD, tăng 18,3% so với cùng kỳ và bằng 63,1%kế hoạch cả năm; kim ngạch nhập khẩu đã đạt gần 45,78 tỷ USD, tăng 25,7% so vớicùng kỳ và bằng 61,9% kế hoạch cả năm.

Như vậy, nhập siêu đến thời cuối tháng 7 đã đạt 7,26 tỷ USD, bằng 18,8% tổng kimngạch xuất khẩu cùng thời kỳ. Đây cũng là tháng thứ 2 liên tiếp, chỉ tiêu nàyxuống dưới ngưỡng mục tiêu 20% mà Quốc hội đã thống qua.

Theo Anh Quân
VnEconomy



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.