Tại sao Việt Nam lại nhập siêu mạnh từ Trung Quốc?

Trong năm 2010, cán cân thương mại của Việt Nam với Trung Quốc thâm hụt12,7 tỉ USD, gần bằng với giá trị nhập siêu của toàn bộ nền kinh tếViệt Nam.

Trong năm 2010, cán cân thương mại của Việt Nam với Trung Quốc thâm hụt12,7 tỉ USD, gần bằng với giá trị nhập siêu của toàn bộ nền kinh tếViệt Nam. Cũng trong bốn tháng đầu năm 2011, giá trị nhập khẩu củaViệt Nam với Trung Quốc tiếp tục tăng gần 28% so với cùng kỳ năm 2010và đạt khoảng 7,1 tỉ USD, trong khi xuất khẩu chỉ có gần 3 tỉ USD. Vậy đâulà nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất cân đối trên?

Nhập khẩu hàng hoá Trung Quốc của Việt Nam bắt đầu gia tăng mạnh từnăm 2000. Trung Quốc đã trở thành đối tác thương mại nhập khẩu lớnnhất của Việt Nam, vượt qua cả Nhật Bản và Hàn Quốc. Tỷ trọng nhậpkhẩu hàng hoá Trung Quốc trong tổng kim ngạch nhập khẩu từ năm 2005 đếnnay hầu như đều ở mức trên 15%/năm, cao hơn từ hai đến ba lần so với tỷtrọng của hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc trên tổng kimngạch xuất khẩu.

Yếu tố tỷ giá giữa hai nước

Tỷ giá là một trong những yếu tố ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến cán cân thươngmại và ngược lại. Thông thường các quốc gia muốn đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sẽtheo đuổi một chính sách đồng tiền yếu. Hàng hoá sẽ trở nên rẻ tương đối so vớicác nước khác khi đồng tiền bản tệ bị định giá thấp.

Trong giai đoạn vừa qua, quan hệ Mỹ - Trung ngày càng trở nên căng thẳng khi Mỹcáo buộc Trung Quốc chủ động định giá đồng CNY thấp để hỗ trợ các doanh nghiệpxuất khẩu tạo ra sự mất cân đối giữa các nền kinh tế trên thế giới. Do sức éplạm phát ở trong nước, Trung Quốc đã đồng ý nhượng bộ Mỹ nâng giá CNY từ tháng6.2010. Đồng CNY đã liên tục mạnh lên kể từ thời điểm này. Tính cho đến ngày31.5.2011, tỷ giá USD - CNY đã tăng thêm gần 5,2% đạt mức 6,478.

Thế nhưng, dường như những thay đổi tỷ giá giữa VND và CNY lại không có ảnhhưởng nhiều đến cán cân thương mại Việt - Trung. Tính từ đầu năm 2007 đến hết2010, VND mất giá so với USD khoảng 21%.

Trong khi đó, đồng USD lại mất giáso với đồng CNY khoảng 15,35% trong cùng khoảng thời gian. Điều này cho thấytiền VND mất giá kép so với tiền CNY. Tuy nhiên, nhập siêu của Việt Nam từTrung Quốc, thay vì suy giảm, lại tăng thêm 40%, từ mức 9,06 tỉ USD của năm2007 lên mức 12,71 tỉ USD vào năm 2010.

Nguyên nhân từ cơ cấu xuất nhập khẩu

Tại sao Việt Nam lại nhập siêu mạnh từ Trung Quốc?
(Nguồn: Tổng cục Hải quan và tính toán của người viết)

Nhập siêu của Việt Nam từ Trung Quốc liên tục tăng kể từ khi hiệp địnhtự do thương mại giữa ASEAN - Trung Quốc (ACFTA) bắt đầu có hiệu lựctừ ngày 1.7.2005. Trung Quốc là đối tác đầu tiên ký thoả thuận mậudịch tự do với khối ASEAN. Nhưng đây chỉ là cơ sở pháp lý để Việt Nam chuyểnmạnh nhập siêu từ các nước ASEAN sang Trung Quốc, khi đồng CNY vẫn yếu tương đốiso với các đồng tiền trong khu vực trong những năm vừa qua.

Còn bản chất của việc Việt Nam nhập khẩu từ các nước láng giềng chủ yếu là do cơcấu xuất nhập khẩu của Việt Nam. Việt Nam nhập khẩu phần lớn máy móc thiếtbị cũng như nguyên vật liệu chế tác từ nước ngoài, sau đó gia công lắp ráp vàxuất khẩu đi các nước khác.

Số liệu của tổng cục Hải quan cho thấy, cơ cấu của từng nhóm mặt hàngtrong tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam với Trung Quốc vẫn khá ổnđịnh qua từng năm. Nhóm hàng hoá tiêu dùng và phương tiện giao thông vận tảithường chiếm từ 4 - 5,5%. Nhóm hàng hoá phục vụ sản xuất chiếm từ 55 - 60%. Cònnhóm máy móc thiết bị chiếm từ 22 - 25%.

Nhóm hàng hoá phục vụ sản xuất bao gồm các nguyên liệu đầu vào chocác ngành sản xuất trong nước như phân bón, thuốc trừ sâu thức ăn giasúc và nguyên liệu; xăng dầu và khí đốt; chất dẻo, cao su, gỗ và hoáchất… và các nguyên liệu đầu vào để sản xuất các sản phẩm xuấtkhẩu như nguyên vật liệu dệt may da giày, chất dẻo, máy tính và hàngđiện tử… Đa phần các nguyên liệu nhập từ Trung Quốc đều là sản phẩmđầu vào của các hãng xuất khẩu trong chuỗi sản xuất toàn cầu.

Do các ngành phụ trợ sản xuất nguyên vật liệu phục vụ xuất khẩu củaViệt Nam chưa phát triển, nên Việt Nam buộc phải nhập từ Trung Quốc. Sựphụ thuộc này là một lẽ tự nhiên bởi Trung Quốc ở gần Việt Nam.Khoảng cách địa lý thuận lợi sẽ giúp cho việc vận chuyển hàng hoá dễ dàng vớichi phí thấp. Đơn cử như hàng dệt may da giày, Việt Nam nhập rất nhiều sợi và dagiày từ Trung Quốc, nhưng lại xuất rất nhiều thành phẩm cuối cùng sang các thịtrường lớn khác như EU và Mỹ. Hàng máy tính và linh kiện điện tử,chất dẻo… cũng tương tự như vậy.

Đối với nhóm hàng hoá máy móc thiết bị, Việt Nam ưa chuộng hàng Trung Quốcbởi công nghệ của Trung Quốc thường không quá đắt và phù hợp với tàichính của các doanh nghiệp trong nước. Hơn nữa, sản phẩm sản xuấttrong nước lại không phải đáp ứng các chất lượng tiêu chuẩn khắt khe của hàngxuất khẩu nên việc lựa chọn các máy móc thiết bị từ Trung Quốc làphù hợp. Còn với các hàng hoá xuất khẩu, Việt Nam thường xuất thôhoặc xuất khẩu hàng sơ chế nên các máy móc sản xuất cũng không quáphức tạp, và việc lựa chọn nhập khẩu từ Trung Quốc có thể giúpgiảm chi phí đầu tư lớn.

Một nguyên nhân quan trọng nữa khiến cho việc nhập khẩu máy móc thiếtbị từ Trung Quốc tăng mạnh là do các nhà thầu Trung Quốc liên tụcthắng thầu ở các công trình lớn và quan trọng tại Việt Nam, chủ yếulà xây dựng các nhà máy nhiệt điện, phân đạm, ximăng, bôxít, đườngsắt…

Với chi phí nhân công tại Trung Quốc thấp, máy móc thiết bị rẻhơn và nhận được sự hỗ trợ từ chính sách tỷ giá đồng CNY yếu, đãkhiến cho giá bỏ thầu của các doanh nghiệp Trung Quốc cạnh tranh hơn sovới các doanh nghiệp nước ngoài khác và các doanh nghiệp Việt Nam.

Các gói thầu mà doanh nghiệp Trung Quốc trúng thường được thực hiệntheo hình thức EPC, tức là các nhà thầu Trung Quốc sẽ làm trọn góitừ khâu thiết kế, mua sắm thiết bị đến xây dựng. Các chủ đầu tư trongnước chỉ làm nốt công đoạn cuối là vận hành và sử dụng.

Một số công trình lớn của Việt Nam đang do các nhà thầu Trung Quốcđảm nhận bao gồm: nhà máy đạm Cà Mau; nhiệt điện Hải Phòng 1 và 2;nhiệt điện Quảng Ninh 1 và 2; nhiệt điện Kiên Lương; dự án đường sắtnội đô Hà Nội gói thầu 350 triệu USD; dự án dây chuyền 2 ximăng Nghi Sơnvà dự án ximăng Công Thanh; dự án cao tốc Bắc Nam đoạn Sài Gòn - LongThành - Dầu Giây; dự án khai thác bô xít Tây Nguyên và nhiều dự ánkhác nữa…

Tuy nhiên, đồng CNY của Trung Quốc đang có xu hướng mạnh lên. Hàng hoáTrung Quốc sẽ trở nên đắt đỏ hơn và có thể Việt Nam sẽ lại quay sangnhập khẩu từ các nước trong khối ASEAN hoặc Ấn Độ để đáp ứng các nhucầu chế tác của mình.

Số liệu cho thấy, bốn tháng đầu năm 2011 tỷ trọngnhập khẩu từ Trung Quốc đã giảm thấp hơn so với năm 2009 và 2010, trong khi nhậpsiêu tổng thể vẫn tăng mạnh. Vì thế, nhập siêu tổng thể của Việt Nam chỉ cóthể giảm nếu như Việt Nam xây dựng được một chiến lược phát triểncông nghiệp phù hợp, đáp ứng được các nhu cầu tiêu dùng của người dâncũng như của doanh nghiệp xuất khẩu trong nước.

Theo Nguyên Minh Cương
SGTT



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.