Xắn tay bước vào thị trường Myanmar

Theo các doanh nghiệp, tuy mới nhưng Myanmar được xem là thị trường nhiều tiềm năng và tương đối dễ tính.

Chính phủ Myanmar đang từng bước thực hiệnchính sách thúc đẩy thương mại và đầu tư với nước ngoài, và đây là cơ hộitốt để các doanh nghiệp Việt Nam xâm nhập thị trường này.

Theo các doanh nghiệp, tuy mớinhưng Myanmar được xem là thị trường nhiều tiềm năng và tương đối dễ tính.

Nhiều cơ hội

Xâm nhập thị trường Myanmar cáchđây 10 năm, Công ty Điện Quang là một trong những doanh nghiệp Việt Nam ít ỏitìm được đối tác phân phối và phát triển lâu dài tại đây.

Ông Nguyễn Bắc Sơn, giám đốc kinhdoanh Công ty Điện Quang, kể những năm trước đây hàng hóa đưa vào Myanmar phảicó giấy phép, chưa kể hàng phải đi vòng qua một nước thứ ba. Với chính sách mởcửa, hàng hóa đi vào thị trường này dễ dàng hơn, các thủ tục cũng được rút ngắn.

Hiện Điện Quang là thương hiệuđược ưa chuộng thứ hai về sản phẩm chiếu sáng tại thị trường này. Trung bình mỗitháng kim ngạch nhập khẩu vào Myanmar đạt khoảng 1,5 triệu USD. Đây cũng là mộttrong những thương hiệu bị làm giả nhiều nhất, đặc biệt từ Trung Quốc.

Xắn tay bước vào thị trường Myanmar
Quần áo trẻ em do Việt Nam sản xuất được ưa chuộng tại thị trường Myanmar (Ảnh: Viễn Sự)

Ông Sơn cho biết người tiêu dùngMyanmar có phong cách sinh hoạt khá giống người Việt, nên ngoại trừ bao bì thayđổi ngôn ngữ cho phù hợp thì các tiêu chí về chất lượng, mẫu mã sản phẩm đượccông ty giữ nguyên.

Hiện ở Myanmar sản xuất chỉ đápứng khoảng 15% nhu cầu của người dân nên nhu cầu nhập khẩu rất lớn. Anh Cường,phụ trách thị trường xuất nhập khẩu Công ty CP Kỹ nghệ thực phẩm VN (ViFon), chobiết lương thực, thực phẩm tại thị trường Myanmar thiếu trầm trọng. Cách đây hơnbốn năm, ViFon đưa hàng sang tham gia hội chợ tại Myanmar với mục đích thăm dòthị trường, không ngờ ai đến tham quan gian hàng cũng hỏi mua.

Xắn tay bước vào thị trường Myanmar

Theo bà Thân Thị Thảo - trợ lýtổng lãnh sự Liên bang Myanmar tại TP.HCM, thời gian gần đây có khá nhiều doanhnghiệp tìm đến Lãnh sự quán để được hỗ trợ các thủ tục, xin giấy phép và lập chinhánh, văn phòng tại Myanmar.

“Các đợt khảo sát tại thị trườngcho thấy người tiêu dùng Myanmar rất thích hàng Việt. Những mặt hàng như bút biThiên Long, hàng may mặc của các cơ sở sản xuất trong nước, nhôm Kim Hằng, dượcHậu Giang... đã đi vào đời sống người dân Myanmar” - bà Thảo nói.

Theo Trung tâm Xúc tiến thươngmại và đầu tư TP.HCM (ITPC), những năm qua Việt Nam đã xuất khẩu một số mặt hàngsang Myanmar, song thị phần còn thấp so với lượng xuất khẩu của các nước khác.Nhiều mặt hàng mà doanh nghiệp Việt Nam chưa có chỗ đứng như thuốc chữa bệnh vàthiết bị y tế, vỏ xe, đồng hồ đo điện, vật liệu xây dựng, thuốc trừ sâu, mỹ phẩm,phân bón các loại, nông - ngư cụ...

Vạn sự khởi đầu nan

Các tập đoàn lớn của Việt Nam đã triển khai nhiều dự án đầu tư vào Myanmar. Tính đến tháng 7-2010, tổng vốn đăng ký đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam vào thị trường này đã đạt 173 triệu USD với 20 dự án đầu tư. Trong năm tháng đầu năm 2010, kim ngạch thương mại hai chiều đã gấp đôi cùng kỳ năm ngoái, đạt 70 triệu USD. Trong quý 1-2010, Việt Nam là nhà xuất khẩu hàng hóa tới Myanmar đứng thứ 12 với những mặt hàng chủ yếu: thép các loại, nguyên phụ liệu may mặc, săm lốp các loại, thuốc chữa bệnh và thiết bị y tế, ăcquy, hóa chất, phụ tùng máy móc, hàng điện tử, sản phẩm nhựa, dụng cụ nhà bếp...

Đại sứ Việt Nam tại Myanmar ChuCông Phùng lưu ý doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ các thủ tục khi đưa hàng vàoMyanmar vì khoảng cách địa lý xa, thanh toán khó khăn, thủ tục pháp lý rườm rà...Thời gian chờ một bộ hồ sơ kinh doanh tại Myanmar ít nhất 4-6 tháng. Để đượctham gia kinh doanh xuất - nhập khẩu hàng hóa, doanh nghiệp Myanmar cần phải cógiấy phép kinh doanh xuất - nhập khẩu hàng hóa do Bộ Thương mại Myanmar cấp,trong khi số doanh nghiệp được cấp phép hằng năm tăng lên rất nhanh.

Theo các doanh nghiệp từng khảosát thực tế thị trường Myanmar, cạnh tranh về giá được xem là một trong nhữngyếu tố cực kỳ quan trọng. Một số sản phẩm Trung Quốc bằng giá sản phẩm Việt Namnhưng chất lượng kém hơn nên hàng Việt khá được ưa thích. Trong khi đó hàng TháiLan được xem là hàng cao cấp. Nhưng đó đôi khi cũng là trở ngại. Đại diện Biti’scho biết: “Thị trường Myanmar vốn quen với các sản phẩm kém chất lượng, giá rẻcủa Trung Quốc nên đối tác đề nghị giá phải giảm 30-40% so với hiện nay. Điềunày là rất khó vì thuế suất ngành hàng giày dép lên đến 25%”.

Quy định về hạn ngạch nhập hàngvà việc thiếu ngoại tệ để thanh toán cũng là trở ngại khi làm ăn tại Myanmar. Ởquốc gia này chỉ có ba ngân hàng có khả năng cung ứng dịch vụ thanh toán quốc tế.Phần lớn doanh nghiệp phải mở thư tín dụng tại ngân hàng nước thứ ba làSingapore. Về vấn đề này, đại diện Ngân hàng Công thương VietinBank cho biếthiện ngân hàng trong nước đã có các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam thanhtoán khi làm ăn với thị trường Myanmar.

Theo ITPC, các doanh nghiệp ViệtNam khi thâm nhập thị trường này cần phải kiên trì, chịu khó nghiên cứu, khảosát thị trường. Tốt nhất là liên doanh để sử dụng đối tác Myanmar trong việc mởrộng quan hệ, xử lý các thủ tục hành chính, nghiên cứu cung - cầu và giá cả thịtrường.

Theo Cục Đầu tư nước ngoài, đến nay cơ quan này chỉ mới cấp phép cho hai dự án đầu tư vào Myanmar với tổng vốn đầu tư 7 triệu USD: một dự án liên quan đến khai thác dầu khí và một dự án khai thác khoáng sản.

Các tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai và Hoa Sen cho biết đang lập kế hoạch đầu tư vào quốc gia này. Ông Đoàn Nguyên Đức, chủ tịch Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai, nói đang xúc tiến thủ tục đầu tư 300 triệu USD xây dựng một cụm phức hợp trung tâm thương mại, văn hóa Việt Nam - Myanmar tại Rangoon. Theo kế hoạch, ngoài trung tâm thương mại, văn hóa, Hoàng Anh Gia Lai sẽ xây khách sạn 5 sao, khu căn hộ và văn phòng cho thuê trên diện tích 8ha ngay tại thủ đô cũ của Myanmar này. Còn Tập đoàn Hoa Sen cũng có kế hoạch xây dựng nhà máy sản xuất tôn thép tại đây. Ông Phạm Văn Trung, phó tổng giám đốc Tập đoàn Hoa Sen, cho biết do sản lượng tôn xuất khẩu vào thị trường Myanmar khá ổn định nên đại hội cổ đông của tập đoàn đã cho phép đầu tư xây dựng nhà máy ở đây.

L.N.Minh

Theo Như Bình
Tuổi trẻ



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.