Xu hướng thị trường bán lẻ Việt Nam:

Đến năm 2013, diện tích MBBL sẽ đạt con số 1 triệu m², gấp 3 lần hiện nay; trong đó, diện tích tại khu vực trung tâm không tăng trưởng nhiều nhưng khu vực ngoài trung tâm lại tăng gấp 7 lần hiện tại.

Theo nhận định của ông Richard Leech, Giámđốc điều hành Công ty TNHH CB Richard Ellis Vietnam (CBRE Việt Nam), xuhướng tương lai của thị trường bán lẻ Việt Nam là sự kết hợp giữa chợ truyềnthống và trung tâm thương mại (TTTM).

Ông Richard Leech chorằng: “Theo đà tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam và thị trường bán lẻ,cùng với sự phát triển về đô thị và khu dân cư thì các TTTM, siêu thị vàđại siêu thị dần trở nên là một phần của nhu cầu tiêu dùng trong cuộcsống của người Việt Nam”.

Theo ông Richard Leech,các TTTM lớn đã và đang dần thay đổi thói quen mua sắm của người ViệtNam từ các chợ truyền thống, cửa hiệu trên các tuyến phố và các siêu thịquốc doanh sang các siêu thị hiện đại, TTTM, khu mua sắm.

Xu hướng thị trường bán lẻ Việt Nam:
Người thành thị ngày càng quen với việc đến các TTTM hiện đại để mua sắm

Do đó, dù thị trường bấtđộng sản ở nước ta lên xuống thất thường nhưng riêng phân khúc mặt bằngbán lẻ (MBBL) tại các TTTM thì vẫn phát triển rất ổn định và sẽ còn pháttriển rất mạnh trong tương lai.

Theo thống kê của CBREViệt Nam, diện tích MBBL tại các TTTM ở TPHCM hiện nay đã tăng gấp đôitrong 3 năm qua và tăng gấp 7 lần cách đây 10 năm.

Đến năm 2013, diện tíchMBBL sẽ đạt con số 1 triệu m², gấp 3 lần hiện nay; trong đó, diện tíchtại khu vực trung tâm không tăng trưởng nhiều nhưng khu vực ngoài trungtâm lại tăng gấp 7 lần hiện tại.

Xu hướng thị trường bán lẻ Việt Nam:

Chính xu hướng phát triểntrên làm xuất hiện tình trạng khan hiếm MBBL hiện đại tại khu vực trungtâm TP, đẩy giá thuê trong khu vực trung tâm lên mức kỷ lục; trong khiđó, các dự án ngoài trung tâm thì đang phải đối mặt với áp lực giảm giáđể cạnh tranh.

Nguyên nhân chính củatình trạng trên là sự khan hiếm mặt bằng tại khu vực trung tâm thành phố.Đây không phải là đặc trưng của riêng TPHCM mà hầu hết các thành phốđang phát triển khác ở Châu Á cũng đều gặp phải.

Ông Richard Leech chorằng, sự kết hợp giữa chợ truyền thống và TTTM sẽ giải quyết được vấn đềnày. Theo mô hình ông giới thiệu thì chợ truyền thống có thể được cảitạo, xây cao ốc thấp tầng. 1, 2 tầng dưới tiếp tục kinh doanh như chợtruyền thống, các tầng trên thì kinh doanh theo hình thức bán lẻ hiệnđại. Ông cho rằng: “Sự tái sinh của chợ truyền thống sẽ tạo ra một môhình bán lẻ hiện đại và tiện lợi”.

Theo ông, việc cải tạocác chợ truyền thống theo mô hình trên sẽ khai thác được rất nhiều lợithế như: nằm ngay tại khu trung tâm, là vị trí đắc địa cho bán lẻ; và vìlà khu vực mua sắm truyền thống nên có lượng khách hàng thân quen lớn;mặt khác khu vực tập trung dân cư đông nên đối tượng khách hàng và cácnhóm thu nhập đa dạng…

Xu hướng thị trường bán lẻ Việt Nam:

Mô hình kết hợp chợ truyền thống và TTTM (Nguồn: CBRE Việt Nam)

Mô hình khu bán lẻ vớimột phần là chợ truyền thống, một phần là TTTM hiện đại sẽ không làm mấtnhững khách hàng quen thuộc của chợ truyền thống; đồng thời thu hút thêmlượng khách trẻ, thu nhập cao thích thú với mô thức bán lẻ hiện đại.

Ngoài ra, với mô hình này,khách hàng của chợ truyền thống cũng có thể đến khu TTTM mua sắm, đóngvai trò khách hàng lớn của khu bán lẻ hiện đại; khách hàng của TTTM cũngcó thể đến chợ truyền thống mua sắm, thu hút nhiều khách hàng có thunhập cao cho chợ truyền thống.

Tuy nhiên, để thành côngvới mô hình mới lạ này, ông Richard Leech cho là công tác quản lý củachợ truyền thống và TTTM phải được kiểm soát chặt chẽ, chú ý kỹ đến chấtlượng hàng hóa, thương hiệu, đội ngũ nhân viên, phân bổ hợp lý vị trícác ngành hàng…

Theo Tùng Nguyên
Dân trí



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.