- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Tấm ảnh cháu bé miền núi phía Bắc "bị xuất huyết dưới kết mạc" do thời tiết rét lạnh đỏ ngầu cả 2 mắt: BS chuyên khoa Mắt nói sự thật về nguyên nhân
Dễ thấy đôi mắt bị xuất huyết dưới kết mạc của cháu bé chính là chi tiết gây thương cảm nhất.
Hơn một tuần nay, nhiệt độ ở miền Bắc xuống thấp đến nỗi băng tuyết xuất hiện trên nhiều vùng núi. Một tấm ảnh chụp cháu bé dân tộc thiểu số với đôi mắt đỏ ngầu cũng xuất hiện trên vô số trang facebook cá nhân và hội nhóm, kèm với dòng chú thích "Nhìn không thể nào cầm được lòng. Trẻ con ở vùng núi nhất là vùng tây bắc mấy đợt rét đậm rét hại rất cần quần áo ủng tất. Rét đến độ xuất huyết dưới kết mạc vỡ mạch máu như thế này thì còn gì để nói ạ".
Đúng là không ai có thể cầm lòng trước tấm ảnh này. Do vậy, tiếp nối phong trào mang quần áo ấm lên vùng núi, hàng ngàn lời kêu gọi, quyên tiền mua áo ấm và lương thực thực phẩm cho trẻ em miền núi bùng phát và nhận được vô số ủng hộ từ khắp cả nước, cho đến nước ngoài. Dễ thấy đôi mắt bị xuất huyết dưới kết mạc của cháu bé chính là chi tiết gây thương cảm nhất.
Hình ảnh cháu bé đỏ ngầu 2 mắt xuất hiện trên vô số trang facebook.
Nhưng, có thật sự thời tiết lạnh giá là thủ phạm gây ra hiện trạng ở đôi mắt của cháu bé?
Nhận tấm ảnh, bác sĩ chuyên khoa mắt Lê Thành (Bệnh viện Mắt TP HCM) nhận xét:
Quan sát thấy mắt em bé bị xuất huyết dưới kết mạc cả hai bên nhưng mi mắt không sụp xuống nên tôi thiên về khả năng giác mạc không bị tổn thương. Tổn thương ở giác mạc (tròng đen) sẽ đi kèm nhức mờ mắt, chảy nước mắt liên tục, tăng nhạy cảm với ánh sáng, mi mắt sẽ sụp xuống để che lại. Còn trong tấm ảnh này mắt bé mở to, zoom lên thì không thấy ghèn cũng không đọng nước mắt, nên tôi nghĩ nhiều khả năng xuất huyết dưới kết mạc do bé dụi mắt mạnh quá.
Có nhiều trẻ bị dị ứng kết mạc mắt, tăng nặng vào thời điểm chuyển mùa đông sang mùa xuân, nên y học đặt cho cái tên là "bệnh viêm kết mạc mùa xuân". Bản chất của bệnh này là do dị ứng. Em bé ngứa mắt nhiều thì tự động thò tay dụi mắt. Dụi mạnh là động tác cơ học làm vỡ các mao mạch nhỏ ở kết mạc, gây hiện tượng xuất huyết như trong hình.
Các nguyên nhân gây xuất huyết dưới kết mạc thường gặp nhất là do chấn thương: động tác dụi mắt mạnh cũng là cơ chế gây chấn thương, khiến mạch máu bị vỡ ra.
Hoặc em bé bị ho nhiều, ói nhiều cũng gây xuất huyết dưới kết mạc.
Chúng ta hay thấy người lớn ói nhiều xong thì kết mạc mắt ở một hoặc cả hai bên bị xuất huyết đỏ, là lý do để người bệnh đi khám. Người lớn tuổi có nhiều bệnh lý đi kèm như tăng huyết áp, đái tháo đường, uống thuốc kháng đông... cũng hay bị xuất huyết dưới kết mạc, có khi xuất huyết dưới da.
Còn hắt hơi nhiều (sneezing) gây xuất huyết dưới kết mạc thì tôi cũng chưa từng gặp. Tôi cũng chưa từng gặp trường hợp nào bị xuất huyết dưới kết mạc mắt do lạnh cả.
Bác sĩ chuyên khoa Lê Thành, Bệnh viện Mắt TP HCM, cho rằng nhiều khả năng xuất huyết dưới kết mạc do bé dụi mắt mạnh quá.
Trở lại với em bé trong ảnh, nên cho bé uống nước chanh tươi hàng ngày trong vòng một tuần, vừa tăng sức đề kháng, vừa làm chắc các mao mạch. Máu sẽ hấp thu trong vòng 7-14 ngày. Trẻ nhỏ có thể được uống thêm siro chống dị ứng cho đỡ ngứa. Thuốc nhỏ mắt chống dị ứng ví dụ Collyre Alergysal nhỏ 2 mắt ngày 4 lần, mỗi lần một giọt.
Nói thêm, tôi cho rằng triệu chứng xuất huyết dưới kết mạc không có sự liên quan với thời tiết lạnh. Giả như bé mặc ấm đầy đủ mà bé có cơ địa dị ứng thì triệu chứng ngứa mắt vẫn xảy ra. Hơn nữa, hiện tượng xuất huyết dường như chỉ xảy ra đơn lẻ ở em bé này, các em bé khác không bị, thì không đủ cơ sở khoa học để kết luận xuất huyết này do thời tiết giá lạnh.
Trong hầu hết các trường hợp, xuất huyết dưới kết mạc không gây đau, không gây giảm thị lực hay chảy mủ mắt. Thông thường, mọi người sẽ không biết họ bị xuất huyết dưới kết mạc cho đến khi họ nhìn vào gương. Xuất huyết dưới kết mạc có thể do chấn thương mắt, ho hoặc hắt hơi dữ dội, nôn mửa hoặc bê vác nặng. Phần lớn tình trạng xuất huyết dưới kết mạc sẽ không có nguyên nhân rõ ràng.
Hầu hết các trường hợp xuất huyết dưới kết mạc không gây đau đớn hoặc vấn đề gì trầm trọng, có thể không cần điều trị vì nó sẽ tự hết trong vòng 1-2 tuần. Một số người chọn sử dụng thuốc nhỏ nước mắt nhân tạo khi họ khó chịu vì có cảm giác cộm ở mắt.
Còn nếu tình trạng xuất huyết dưới kết mạc xảy ra thường xuyên, có hoặc không có xuất huyết dưới da, xuất huyết chân răng đi kèm... thì nên đi khám chuyên khoa huyết học để được tầm soát các bệnh lý có liên quan tới rối loạn đông máu.
Theo Pháp luật và bạn đọc
- Đại dịch COVID-19 trên toàn cầuSức khỏe8 giờ trướcSau 4 lần xét nghiệm, một học sinh tiểu học ở vùng phong toả xã Nam Tân (Nam Sách, Hải Dương), là F1 (em trai) của BN2350 mới có kết quả dương tính Covid-19.
- Đại dịch COVID-19 trên toàn cầuSức khỏe11 giờ trướcBản tin 18h ngày 28/2 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết có 16 ca mắc mới, trong đó 12 ca ghi nhận trong nước tại Hải Dương, 4 ca nhập cảnh tại Tây Ninh (3 ca) và Đồng Tháp (1 ca).
- Sức khỏe13 giờ trướcDưới đây là một số băn khoăn của người dân trong tiêm phòng vắc-xin Covid-19 được CDC Hoa Kỳ giải thích rõ ràng.
- Sức khỏe18 giờ trướcĐây là một người đàn ông từ Sóc Trăng đến Bạc Liêu làm việc ngày 27/2.
- Đại dịch COVID-19 trên toàn cầuSức khỏe19 giờ trướcNgày 21/2, bệnh nhân nhiễm SARS-CoV-2 đầu tiên tại tỉnh Gia Lai được xuất viện sau khi có kết quả xét nghiệm 5 lần âm tính liên tục, đến nay lại tái dương tính.
- Sức khỏe20 giờ trướcĐược biết, trong khi gia đình vẩy nhiệt kế để đo thân nhiệt, chiếc nhiệt kế đâm thẳng vào bàn tay trái của cháu bé.
- Sức khỏe22 giờ trướcBản tin 6h ngày 28/2 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết không ghi nhận ca mắc COVID-19. Việt Nam vẫn đang có 2.432 bệnh nhân. Đến thời điểm này đã có 1.844 bệnh nhân được chữa khỏi. Hơn 63.000 người đang cách ly chống dịch.
- Sức khỏe1 ngày trướcViện Y tế Đại học Italy công bố kết quả nghiên cứu cho thấy lần đầu tiên, biến chủng của SARS-CoV-2 đã được tìm thấy trong hệ thống nước thải đô thị tại nước này.
- Sức khỏe1 ngày trướcCác ca vừa được công bố ghi nhận tại huyện Kim Thành, Kinh Môn và thành phố Hải Dương.
- Đại dịch COVID-19 trên toàn cầuSức khỏe1 ngày trướcTS Dương Hữu Thái cho biết kháng thể vaccine Covivac chống được biến chủng virus SARS-CoV-2 từ Anh và Nam Phi
- Sức khỏe1 ngày trướcTheo bản tin lúc 6h sáng ngày 27/2 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch Covid-19, Việt Nam không ghi nhận ca mắc mới.