Vì sao chồng Công chúa Nhật Bản bị ghét cay ghét đắng và tiêu chuẩn về phò mã hoàn hảo "tưởng dễ mà không dễ" ở xứ Phù Tang

Chồng cựu Công chúa Nhật Bản, Kei Komuro, không phải là phò mã thường dân đầu tiên của Nhật Bản nhưng lại là chàng rể bị hắt hủi và kì thị nhất từ trước đến nay. Vì sao lại như vậy?

Kei Komuro có lẽ là chàng rể hoàng gia kém may mắn nhất hiện nay khi anh bị truyền thông lẫn dư luận vùi dập tơi tả không thương tiếc. Hơn 1 tuần sau khi kết hôn với cựu Công chúa Nhật Bản Mako, Kei Komuro chưa có lấy một ngày được bình yên. 

Người đàn ông 30 tuổi này liên tục bị réo tên trên truyền thông chỉ vì không đạt kết quả như mong đợi tại kỳ thi đánh giá năng lực luật sư ở New York, Mỹ. Kei Komuro cũng thường xuyên bị mỉa mai, châm chọc vì khoản nợ du học gần 10 triệu yên (gần 2 tỷ đồng) hay rắc rối tài chính của mẹ ruột với vị hôn phu cũ. 

Truyền thông quốc tế đã đặt ra dấu hỏi rằng vì sao chuyện kết hôn của Mako với Kei Komuro lại bị phản đối dữ dội đến như vậy dù đó là hạnh phúc riêng của hai người? Vì sao chàng phò mã thường dân lại bị ghét cay ghét đắng đến như thế? Trên thực tế, Kei Komuro hoàn toàn không phải là hình mẫu phò mã lý tưởng của hoàng gia Nhật, với nhiều người, anh KHÔNG XỨNG ĐÁNG làm chồng của Công chúa Mako.

Không môn đăng hộ đối

Với người dân Nhật Bản, Mako là một nàng công chúa hoàn hảo, cô nổi tiếng thông minh và có nhân cách tuyệt vời. Là cháu gái cả của Thượng hoàng Akihito, ngay từ khi sinh ra đời, Mako đã trở thành tâm điểm chú ý của truyền thông.

Vào năm 2004, lúc mới 13 tuổi, Mako khiến người Nhật "phát sốt" khi xuất hiện tại một sự kiện trong bộ đồ phong cách thủy thủ. Hình ảnh của cô được nhiều người hâm mộ vẽ lại và dựng thành video, nhận được hàng trăm nghìn lượt xem và bình luận.

Vì sao chồng Công chúa Nhật Bản bị ghét cay ghét đắng và tiêu chuẩn về phò mã hoàn hảo tưởng dễ mà không dễ ở xứ Phù Tang-1
Mako khi còn nhỏ đã thu hút sự chú ý của truyền thông và dư luận.

Vào mùa hè năm 2020, ở tuổi 20, Mako tiếp tục ghi điểm tuyệt đối trong lòng công chúng khi bí mật tham gia tình nguyện hỗ trợ các nạn nhân trận động đất và sóng thần ở vùng Tohoku. Cô đã dạy học cho trẻ em tại tỉnh Iwate và Miyagi, hai trong số những địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của thiên tai vào tháng 3 năm đó.

"Nhân cách của Mako không thể chê được điểm nào. Mọi người coi cô ấy như một thành viên hoàng gia hoàn hảo", Mikiko Taga, nhà báo chuyên đưa tin về hoàng gia Nhật, cho biết.

Vì sao chồng Công chúa Nhật Bản bị ghét cay ghét đắng và tiêu chuẩn về phò mã hoàn hảo tưởng dễ mà không dễ ở xứ Phù Tang-2Vì sao chồng Công chúa Nhật Bản bị ghét cay ghét đắng và tiêu chuẩn về phò mã hoàn hảo tưởng dễ mà không dễ ở xứ Phù Tang-3Vì sao chồng Công chúa Nhật Bản bị ghét cay ghét đắng và tiêu chuẩn về phò mã hoàn hảo tưởng dễ mà không dễ ở xứ Phù Tang-4
Vì sao chồng Công chúa Nhật Bản bị ghét cay ghét đắng và tiêu chuẩn về phò mã hoàn hảo tưởng dễ mà không dễ ở xứ Phù Tang-5
Mako là một công chúa hoàn hảo.

Chính vì vậy, người dân Nhật luôn hy vọng "nửa kia" của Mako cũng phải là một người đàn ông môn đăng hộ đối, tương xứng với nàng công chúa hoàn hảo của họ. Tuy nhiên, Mako lại có sự lựa chọn khiến mọi người thất vọng. Kei Komuro hoàn toàn đi ngược lại với kỳ vọng của dân chúng Nhật.

Kei Komuro mất cha lẫn ông bà khi còn nhỏ và được một mình mẹ nuôi lớn. Điều khiến người Nhật bất mãn đó chính là việc mẹ của Komuro dính vào bê bối không hoàn trả 36.000 USD (gần 1 tỷ đồng) mà bà đã vay từ vị hôn phu cũ của mình. Kể từ đó, Komuro bị truyền thông gọi là "kẻ đào mỏ" không đáng tin vì cho rằng anh muốn lấy Công chúa Mako vì của hồi môn trị giá 1,35 triệu USD (hơn 30 tỷ đồng) của cô để giúp mẹ trả nợ.

"Mặc dù ở Mỹ, mọi người nghĩ rằng vấn đề tài chính của mẹ không liên quan đến Kei Komuro, một người đàn ông trưởng thành, độc lập, nhưng công chúng Nhật Bản coi đây là một vấn đề lớn và biến anh từ một thanh niên tốt bụng, trung thực thành một kẻ cơ hội, toan tính", bà Tonomura, chuyên gia nghiên cứu giới và phụ nữ, cho biết.

Bà Tonomura cho hay, dân chúng cũng ác cảm với bà Kayo, mẹ Komuro vì bà là mẹ đơn thân. Bà Tonomura phân tích: "Ở Nhật Bản, nỗi ác cảm đã hạ thấp địa vị của các bà mẹ đơn thân cả về mặt đạo đức lẫn kinh tế".

Vì sao chồng Công chúa Nhật Bản bị ghét cay ghét đắng và tiêu chuẩn về phò mã hoàn hảo tưởng dễ mà không dễ ở xứ Phù Tang-6

Ghét nhau ghét cả đường đi lối về

Xuất thân thường dân lẫn gia cảnh phức tạp, Kei Komuro đã sớm bị dân chúng Nhật coi là cái gai trong mắt. Họ không hề muốn Công chúa Mako sẽ từ bỏ tất cả mọi thứ để đi theo một người đàn ông không có chút giá trị tương xứng nào.

Kei Komuro càng bị ghét hơn khi anh từ Mỹ trở về Nhật với mái tóc buộc kiểu đuôi ngựa. Vào hôm 27/9, Kei Komuro trở về Nhật Bản sau 3 năm du học ở Mỹ để chuẩn bị kết hôn với Công chúa Mako. Hình ảnh anh buộc tóc, tay kéo vali khi đáp chuyến bay xuống sân bay Narita, tỉnh Chiba lập tức gây chấn động dư luận. Theo CNN, mái tóc của Komuro là đề tài được người dân Nhật Bản bàn tán liên tục, gây ra khủng hoảng ở hoàng gia.

Vì sao chồng Công chúa Nhật Bản bị ghét cay ghét đắng và tiêu chuẩn về phò mã hoàn hảo tưởng dễ mà không dễ ở xứ Phù Tang-7
Mái tóc đuôi ngựa của Kei Komuro bị chỉ trích.

Theo Japan Times, cụm từ "tóc đuôi ngựa của Kei Komuro" xuất hiện dày đặc trên khắp trang báo và mạng xã hội. Số đông người dân Nhật cho rằng kiểu tóc này thiếu đạo mạo, không phù hợp với hình ảnh chú rể hoàng gia tương lai. Họ viết: "Không xứng đáng với công chúa".

Vì sao chồng Công chúa Nhật Bản bị ghét cay ghét đắng và tiêu chuẩn về phò mã hoàn hảo tưởng dễ mà không dễ ở xứ Phù Tang-8
Kiểu tóc của phò mã trở thành đề tài bàn tán xôn xao.

Tờ Guardian lý giải kiểu tóc được xem là bình thường ở các nước phương Tây, nhưng ở Nhật Bản, người dân cho rằng tóc đuôi ngựa không đáp ứng những tiêu chuẩn xã hội. Bà Hitomi Tonomura - giáo sư tại Đại học Michigan - nói với CNN: "Nếu anh ấy là nghệ sĩ, mái tóc đuôi ngựa hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, với văn hóa truyền thống Nhật Bản, mọi người cho rằng nó không phù hợp với một luật sư và đặc biệt là vị hôn phu của công chúa".

Trước khi tới diện kiến bố mẹ vợ tương lai ở cung Akasaka hôm 18/10 để bàn chuyện hôn lễ, Komuro đã cắt tóc gọn gàng. Nhưng mái tóc cũ của anh vẫn ám ảnh người dân. Họ cho rằng kiểu tóc là dấu hiệu các thành viên hoàng gia không còn sẵn sàng tuân theo những luật lệ trong quá khứ, báo hiệu những phá cách không phù hợp với truyền thống.

Ngôn ngữ cơ thể của anh Komuro cũng bị đưa vào tầm ngắm khi những người khó tính cho rằng anh đút tay vào túi quá nhiều. Trong cuộc họp báo sau khi kết hôn vào ngày 26/10, dù Kei Komuro khẳng định tình yêu mãnh liệt với Mako, nỗi khát khao cháy bỏng về một tổ ấm yên bình và nói rằng truyền thông đang thêu dệt những thông tin sai sự thật về gia đình anh, dư luận vẫn không có cái nhìn thiện cảm dành cho vị phò mã này. 

Vì sao chồng Công chúa Nhật Bản bị ghét cay ghét đắng và tiêu chuẩn về phò mã hoàn hảo tưởng dễ mà không dễ ở xứ Phù Tang-9

Sau khi kết hôn, truyền thông Nhật Bản lại xoáy sâu vào việc Kei Komuro thi trượt trong kỳ thi kiểm tra năng lực luật sư ở New York và khoản vay 10 triệu yên (gần 2 tỷ đồng) để trang trải phí sinh hoạt ở bên Mỹ. Trong mắt nhiều người, Kei Komuro không khác gì một kẻ nợ nần chồng chất, phải bám vào nhà vợ.

Có thể nói rằng, khi đã bị ghét thì Kei Komuro làm gì cũng sẽ không vừa mắt dân chúng và truyền thông Nhật Bản dù anh có cố gắng điều chỉnh để phù hợp với nguyện vọng của mọi người.

Tiêu chuẩn của một phò mã hoàn hảo

Kei Komuro là phò mã hiếm hoi của hoàng gia Nhật bị nhiều người phản đối nhiều đến như vậy. Phò mã Yoshiki Kuroda, con rể của Thượng hoàng Akihito, chồng cựu Công chúa Sayako (1969) cũng là một người mồ côi cha. Ông sinh trưởng trong một gia đình thuộc tầng lớp trung lưu, sống cùng mẹ trong một căn hộ cũ và hàng ngày đi làm bằng tàu điện ngầm. So về gia thế và học vấn, phò mã thua xa vợ mình nhưng Yoshiki Kuroda vẫn được lòng dân chúng.

Phò mã Kei Moriya, chồng của cựu Công chúa Ayako (1990) cũng xuất thân là thường dân, làm việc trong ngành hàng hải, từng du học tại Anh và Thụy Sĩ. Kể từ khi công khai tình cảm cho đến lúc kết hôn, vị phò mã này cũng đều được dân chúng đón nhận. Có thể thấy rằng, hoàng gia và dân chúng Nhật Bản không hà khắc trong vấn đề xuất thân của các phò mã.

Vì sao chồng Công chúa Nhật Bản bị ghét cay ghét đắng và tiêu chuẩn về phò mã hoàn hảo tưởng dễ mà không dễ ở xứ Phù Tang-10
Phò mã Yoshiki Kuroda là trẻ mồ côi, sống khiêm nhường và giản dị.

Vì sao chồng Công chúa Nhật Bản bị ghét cay ghét đắng và tiêu chuẩn về phò mã hoàn hảo tưởng dễ mà không dễ ở xứ Phù Tang-11
Phò mã Kei Moriya có lối sống kín tiếng.

Hai phò mã trên đều đáp ứng tiêu chuẩn "sạch scandal", sống kín tiếng, chuẩn mực và đặc biệt là không dính vào nợ nần hay rắc rối tài chính. Họ cũng không phụ thuộc hay tận dụng gia đình hoàng gia để chuộc lợi cho bản thân. Các phò mã là người sống có trách nhiệm với gia đình và xã hội, họ không làm ảnh hưởng đến hình ảnh của hoàng gia cũng như đất nước. Các phò mã đều là dân trí thức và có công việc ổn định, họ cùng các cựu Công chúa duy trì lối sống như bao dân thường khác.

Trong khi đó, Kei Komuro không đáp ứng được tiêu chuẩn của một phò mã trong lòng hoàng gia cũng như dân chúng Nhật. Bê bối tài chính của gia đình Kei Komuro vẫn chưa được giải quyết dù 4 năm đã trôi qua. Việc Komuro bất ngờ đi du học khi gia đình vẫn chưa trả hết nợ và để một mình Công chúa Mako đối mặt với áp lực dư luận trong nước đã khiến anh càng thêm mất điểm.

Trong mắt nhiều người, Kei Komuro là một người đàn ông thiếu trách nhiệm, không có lòng tự trọng, có những động thái không đứng đắn ảnh hưởng đến hình ảnh chuẩn mực và danh tiếng của hoàng gia. Với người dân Nhật Bản, hoàng gia là một nơi lưu giữ các giá trị truyền thống, do đó các thành viên liên quan đến hoàng gia cũng đều phải là những viên ngọc không tỳ vết.

Vì sao chồng Công chúa Nhật Bản bị ghét cay ghét đắng và tiêu chuẩn về phò mã hoàn hảo tưởng dễ mà không dễ ở xứ Phù Tang-12
Công chúa Nhật Mako - Kei Komuro trong cuộc họp báo sau khi kết hôn vào ngày 26/10.

Sau khi kết hôn, việc vợ chồng Mako - Kei Komuro ở nơi sang trọng, vẫn nhận được sự hỗ trợ từ hoàng gia càng khiến dân chúng thêm ác cảm và phẫn nộ. Người dân không muốn cặp đôi trở thành những kẻ ăn bám hoàng gia và phải thực sự sống như một thường dân giống như họ đã tuyên bố. 

Giữ chữ tín, sống khiêm nhường và có lòng tự trọng đó là những điều mà người Nhật kỳ vọng ở một phò mã. Thật đáng tiếc thay, Kei Komuro từ lâu đã không được lòng người dân xứ Phù Tang vì cách xử lý bê bối tài chính của mẹ anh cách đây 4 năm về trước. Sai lầm nối tiếp sai lầm, dù Mako và Komuro yêu nhau thật lòng nhưng họ cũng không thể nào thoát được những quy chuẩn hà khắc đã tồn tại từ lâu của xã hội.

Theo Pháp luật và bạn đọc

Xem link gốc Ẩn link gốc https://phapluat.suckhoedoisong.vn/vi-sao-chong-cong-chua-nhat-ban-bi-ghet-cay-ghet-dang-va-tieu-chuan-ve-pho-ma-hoan-hao-tuong-de-ma-khong-de-o-xu-phu-tang-162210411193800753.htm

Công chúa Nhật Bản


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.