02h00, ngày 21/6, Pháp vs Thụy Sỹ: Thử thách đích thực

Không phải ngẫu nhiên, Thụy Sỹ được chọn làm hạt giống của bảng E. Không phải ngẫu nhiên, HLV Didier Deschamps rất thận trọng khi chạm trán đối thủ láng giềng này. Đây thực sự là thử thách lớn của ĐT Pháp trên hành trình tìm lại chính mình.

Không phải ngẫu nhiên, Thụy Sỹ được chọn làm hạt giống của bảng E. Không phải ngẫu nhiên, HLV Didier Deschamps rất thận trọng khi chạm trán đối thủ láng giềng này. Đây thực sự là thử thách lớn của ĐT Pháp trên hành trình tìm lại chính mình.
 

Benzema (trên) sẽ tiếp tục là niềm hy vọng trên hàng công ĐT Pháp

 
“Thật thất vọng nếu Thụy Sỹ không vượt qua được vòng bảng. Trong 3 đến 4 năm tới, chúng tôi sẽ lọt vào Top 10 đội bóng hàng đầu thế giới”, HLV Ottmar Hitzfeld nói về tham vọng của ĐT Thụy Sỹ tại World Cup năm nay. Quan sát cả hành trình vòng loại, giai đoạn chuẩn bị trước World Cup và trận đấu vòng bảng đầu tiên của đội bóng xứ sở đồng hồ, giới chuyên môn sẽ hiểu được vì sao chiến lược gia người Đức lại rất kỳ vọng vào các học trò tại giải đấu năm nay.
 
Là một trong những đội tuyển trẻ nhất tại Brazil 2014 (5/11 cầu thủ xuất phát trong đội hình đêm nay đều dưới 23 tuổi) nhưng Thụy Sỹ vẫn sở hữu một lối chơi cá tính, chắc chắn ở hàng thủ, sắc sảo trong tấn công, tinh thần kỷ luật cao và bản lĩnh thi đấu kiên cường. Những phẩm chất đáng quý nêu trên được hun đúc từ một nhà cầm quân điển hình Đức - Hitzfeld. Người ta tin rằng, với dàn tài năng trẻ ấy cùng tài thao lược và bộ óc của Hitzfeld, ĐT Thụy Sỹ sẽ gây được bất ngờ trước các ông lớn. Và nạn nhân đầu tiên có thể sẽ là ĐT Pháp của HLV Didier Deschamps.
 
Có lẽ, kể từ sau EURO 2000, đây là giải đấu lớn đầu tiên ĐT Pháp vào trận với tư cách không phải ứng viên vô địch, nhưng lại thi đấu ấn tượng ngay trận ra quân. Dưới sự dẫn dắt của HLV Deschamps, Les Bleus được trẻ hóa tối đa với rất nhiều tài năng dưới tuổi 23 được trao cơ hội đá chính. Chỉ trong một thời gian ngắn, những “măng non” như Raphael Varane, Mamadou Sakho hay Paul Pogba đã trở thành trụ cột không thể thiếu của Gà trống Gaulois. Và chính luồng gió mới này đã buộc các cựu binh như Hugo Lloris, Patrice Evra, Karim Benzema… phải chuyển mình.
 
 
Nếu như trước, Benzema nhất định “đòi” chơi trung phong sở trường, thì giờ đây tiền đạo đang khoác áo Real sẵn sàng lùi xuống đá tiền đạo trái, nhường vị trí yêu thích cho Olivier Giroud. Evra từng cư xử như “bố già” trên tuyển, thì bây giờ cũng sẵn sàng ngồi dự bị, tạo cơ hội để các tài năng trẻ xung trận. Mathieu Debuchy cũng từng “lười” phòng ngự mỗi khi trở về khoác áo ĐT Pháp, nay di chuyển như con thoi để hỗ trợ phòng ngự một cách hiệu quả nhất…
 
Lần đầu tiên sau giai đoạn đỉnh cao những năm 1998-2000, hình ảnh một Les Bleus đoàn kết, trên dưới đồng lòng và thi đấu ấn tượng mới lại xuất hiện tại World Cup 2014. Và để có thể tiếp tục gây được bất ngờ với Thụy Sỹ, HLV Deschamps sẽ thực hiện hai thay đổi mang tính chiến thuật. Thứ nhất, Giroud sẽ trở lại đội hình xuất phát, đẩy tài năng trẻ Antoine Griezmann lên băng ghế dự bị. Đối đầu với Thụy Sỹ đang có phong độ vào phom, Pháp rất cần một mẫu tiền đạo chớp thời cơ tốt như chân sút Arsenal.
 
Thứ hai, Benzema sẽ được kéo về cánh trái như trong trận giao hữu với Jamaica (thắng 8-0, Benzema lập cú đúp và dọn cỗ 3 lần) để Giroud đá trung phong. Trong những trường hợp cần tạo đột biến, Griezmann có thể chính là “con bài tẩy” của Deschamps và được tung vào sân ở thời điểm thích hợp. Chạm trán Thụy Sỹ là một thử thách lớn cho Pháp lúc này. Tuy nhiên, với dàn cầu thủ đồng đều hơn, lịch sử đối đầu nhỉnh hơn, Les Bleus sẽ giành chiến thắng tối thiểu?
 
TRỌNG TÀI: BJORN KUIPERS (Hà Lan, 41 tuổi)
 
THÔNG TIN
Pháp: Đội hình mạnh nhất.
Thụy Sỹ: Không có sự vắng mặt đáng tiếc nào.
Theo châu Á, Pháp thắng 7, hòa 2, thua 4 ở 13 lần chạm trán Thụy Sỹ gần nhất; thắng 9, thua 3 ở 12 trận gần nhất; toàn thắng cả 3 trận gần đây trên sân trung lập.
Theo châu Á, Thụy Sỹ thắng 6, thua 6 ở 12 trận gần nhất; thắng 1, thua 2 ở 3 trận vừa qua trên sân trung lập.
Pháp thắng 8, hòa 1, thua 1 ở 10 trận gần nhất; thắng cả 3 trận gần đây trên sân trung lập.
Thụy Sỹ thắng 8, hòa 2, thua 2 ở 12 trận gần nhất; thắng 1, thua 2 ở 3 trận gần đây trên sân trung lập.
6/7 cuộc đối đầu gần nhất giữa hai đội khép lại với tổng bàn thắng không quá 2.
Ở 3 trận hòa gần nhất, Thụy Sỹ đều mở tỉ số.
Ở 7 chiến thắng gần nhất, Pháp luôn là đội ghi bàn trước.
 
 
Pháp nhỉnh hơn Thụy Sỹ
 
 
Hai đội gặp nhau 36 lần, Pháp thắng 15, Thụy Sỹ thắng 12, hai đội hòa nhau 9 trận. Có một điều đặc biệt, Thụy Sỹ không thắng Pháp ở 4 trận gần nhất. Quan trọng hơn, mỗi khi đụng độ Thụy Sỹ ở sân chơi lớn, Pháp đều vào sâu. Cụ thể, ở vòng bảng EURO 2004, Les Bleus thắng 3-1 và lọt vào tứ kết; tại vòng bảng Cúp Thế giới 2006, Gà trống Gaulois hòa 0-0 và đi tới chung kết. Còn lần này thì sao?
 
 
 
DỰ ĐOÁN: 1-0
 
Theo Minh Huy (Bongdaplus.vn)


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.