Thứ "truyền thống" lỗi thời đang khiến Man United chết dần chết mòn

Trong một chương trình khá thú vị trên kênh BBC Radio 4 tuần này, người ta có nhắc đến loài Sứa Thuyền Chiến Bồ Đào Nha

Trong một chương trình khá thú vị trên kênh BBC Radio 4 tuần này, người ta có nhắc đến loài Sứa Thuyền Chiến Bồ Đào Nha.

Thứ truyền thống lỗi thời đang khiến Man United chết dần chết mòn-1

1. Có một điều khá thú vị về loài sứa này, đó là thực tế, chúng...không phải là sứa. Thực ra, chúng là một tập hợp của rất nhiều cá thể nhỏ lẻ liên kết lại với nhau, đan xen vào để tạo lập nên một xã hội thu nhỏ của các tế bào có tính tổ chức cao.

Trong chương trình nọ, Sứa Chiến Thuyền Bồ Đào Nha được ca ngợi là một thành công của thuyết tiến hóa, một minh chứng cho sự thành công của lối sống cộng đồng, đối nghịch lại hoàn toàn với lối sống đơn lẻ.

Qua đó, cũng phản ảnh được đời sống đô thị nước Anh thời kỳ đương đại với đủ dạng văn hóa từ khắp nơi trên thế giới đổ về, kết nối với nhau để tạo nên một nước Anh đa văn hóa và đoàn kết.

Thực sự, Chiến Thuyền Bồ Đào Nha là một ví dụ hoàn hảo cho cách một đội bóng vận hành. Cụ thể hơn là những đội bóng thích nhắc đến về một thứ "văn hóa" như Barcelona hay thậm chí là...Yeovil Town. Những giá trị vật chất đối với các đội bóng này có thể đến rồi đi, nhưng tinh thần thì vẫn giữ nguyên trong đó.

Và rồi, chúng ta lại quay lại Manchester United, một đội bóng đã đổ không biết bao nhiêu tiền vào thị trường chuyển nhượng, đem về hàng loạt những tài năng từ đủ mọi nơi trên thế giới.

Họ điên cuồng mua sắm, điên cuồng săn lùng những cầu thủ, thậm chí phải đem về một huyền thoại của sân Old Trafford là Ole Gunnar Solskjaer, dù anh vốn chỉ có kinh nghiệm dẫn dắt những đội bóng tầm trung như Molde hay... Cardiff City.

Những điều này khiến người ta luôn cho rằng đội bóng này đang cố gắng tìm về một thứ gì đó từ xa xưa, một thứ gì đó mang tên "văn hóa Man United", "đặc trưng Man United", "bản sắc Man United", những thứ mà các cầu thủ ở thế hệ này không bao giờ có thể hiểu được.

2. Để hiểu rõ vấn đề của Man United hiện tại, có lẽ chúng ta nên nhìn vào bản hợp đồng mang tên Ole Gunnar Solskjaer, một bản hợp đồng nghiệp dư tới mức khó hiểu, một bản hợp đồng thường thấy ở các đội bóng hàng trung bình kém của Châu Âu chứ không phải của một đội bóng hàng đầu nước Anh.

Và mới gần đây thôi, Man United còn được cho là sẽ đem Darren Fletcher về cho vị trí giám đốc. Rio Ferdinand cũng là một ứng cử viên. Rõ ràng, Man United đang quá dựa vào những cái tên lớn chỉ vì họ đem lại chút gì đó hào quang xưa.

Thứ truyền thống lỗi thời đang khiến Man United chết dần chết mòn-2

Các CĐV Man United luôn nhớ về quá khứ vàng son

Solskjaer rõ ràng đang bị bóp nghẹt bởi thứ văn hóa đã giúp anh có được chiếc ghế nóng ở Man United. Thứ văn hóa luôn được Paul Scholes, được Gary Neville nhắc đến mỗi khi các cầu thủ đội nhà thi đấu không tốt, thứ danh dự nặng nề "khi khoác lên màu áo đỏ của Man United". Thứ văn hóa cổ lỗ và đã quá lỗi thời của sân Old Trafford thời Ferguson.

Có lẽ, những cầu thủ trẻ ở Man United là những người chịu áp lực lớn nhất từ những sự ảo tưởng này.

Hãy nhìn cái cách người hâm mộ Manchester United đem họ so sánh với những đàn anh như Beckham, Jaap Stam hay Schmeichel sau khi chứng kiến họ thi đấu trong trận đấu gặp huyền thoại Bayern Munich hồi đầu tháng để thấy rằng NHM Man United đã quá khắt khe với các cầu thủ của Man United hiện tại như thế nào.

Thứ truyền thống lỗi thời đang khiến Man United chết dần chết mòn-3

Cách Beckham tạt trái bóng như đặt khiến CĐV Quỷ đỏ giận dữ với các cầu thủ hiện tại trong đội hình Man United

Họ đòi hỏi các cầu thủ phải thi đấu "như những người đàn anh" nhằm vực dậy một thứ vốn đã lui vào quá khứ từ lâu, một điều quá khó với họ.

Tuy nhiên, không chỉ có Manchester United mới lâm vào cảnh đó. Thực sự, đó là một căn bệnh chung của bóng đá Anh, hay nói rộng ra là căn bệnh chung của những nền bóng đá đỉnh cao ở Châu Âu, những nền bóng đá luôn coi trọng văn hóa và triết lý bóng đá của CLB.

Đến cả những CLB như Chelsea cũng đã bắt đầu nghĩ về những thứ như thế khi cố gắng đem Frank Lampard và Petr Cech về sân Stamford Bridge chỉ vì họ đã hiểu rõ thứ văn hóa Chelsea thời Mourinho, vì họ gắn bó với Chelsea đã lâu mà không xét đến việc liệu lối chơi và chiến thuật của Frankie có hiệu quả hay không, hay việc Petr Cech có kinh nghiệm gì cho chức vụ giám đốc của mình hay không ?

3. Mỉa mai thay, những HLV tiền nhiệm của Man United đều tạo dựng thành công bằng cách...phá sập hết những thứ truyền thống ngớ ngẩn này.

Thời kỳ nắm đội, Matt Busby là người tiên phong trong việc phá vỡ những gánh nặng truyền thông đặt lên vai các cầu thủ để xây dựng một thứ gì đó mới hơn.

Sir Alex Ferguson cũng phải bỏ ra 5 năm để đập đi xây lại Man United theo cách của ông. Arsene Wenger cũng là một ví dụ, vị HLV người Pháp này không hề cố gắng tái tạo lại hình ảnh cũ của Arsenal mà giật sập nó hoàn toàn.

Thứ truyền thống lỗi thời đang khiến Man United chết dần chết mòn-4

Sir Alex chính là một người đi tiên phong điển hình với rất nhiều thay đổi để tạo dựng một đế chế hùng anh

Tuy vậy, cũng thể trách được người hâm mộ khi bám vào những giá trị xưa cũ. NHM bóng đá là vậy, họ luôn muốn dựa vào một cái gì đó thuộc về quá khứ, dựa vào những truyền thống xưa cũ khi đội nhà lâm vào thời kỳ khủng hoảng.

Hãy nhìn cách NHM Barcelona vẫn thường chê trách Valverde đã khiến Barcelona đánh mất bản sắc trên sân như thế nào mỗi khi Barcelona để thua trước các đội bóng để thấy cái áp lực mang tên "văn hóa đội bóng" này lớn lao như thế nào.

Trong khi NHM luôn mơ mộng về quá khứ, thứ mà các ông chủ đội bóng nghĩ đến vẫn chỉ là...tiền và lợi nhuận. Thành công trên sân bóng hay đặc trưng của CLB rõ ràng chỉ là thứ yếu với những ông chủ người Mỹ, vốn rất thực dụng. Và nếu họ có thực sự quan tâm tới thứ văn hóa này, thì cũng chỉ là vì nó có thể sản sinh ra lợi nhuận mà thôi.

Ví dụ, nếu việc đem Sir Alex Ferguson có thể khiến họ hái ra tiền từ những bản hợp đồng quảng cáo, có lẽ BLĐ Man United sẽ chẳng ngại ngần gì mà không làm. Đó là thứ thực tế tàn nhẫn của bóng đá thời đại kim tiền: các giá trị lâu đời bị đem ra làm tiền.

Chừng nào còn bám vào quá khứ, chừng nào còn mơ mộng về một "văn hóa Man United", một "truyền thống Man United" của những năm 80-90, NHM và BLĐ Man United càng đẩy đội bóng sâu vào khủng hoảng chừng đó.

Giờ đây, việc cần nhất của CLB này đó là cố gắng ủng hộ hết mình Solskjaer trong việc tạo dựng nên một Man United theo hình ảnh của anh đúng với cái cách mà ông thầy Sir Alex Ferguson của mình từng làm, hơn là biến anh thành một người phải sao chép lại quy trình trong quá khứ.

Theo Trí Thức Trẻ


Man United


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.