- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Lo con hỏng thi vào lớp 10 cha mẹ tất tả tìm... hướng ra
Kỳ thi vào lớp 10 THPT trên cả nước vừa kết thúc, song, nhiều gia đình lại bước vào một “trận chiến” mới căng thẳng không kém. Nếu con làm tốt bài thi thì không sao, ngược lại sẽ đặt cả cha mẹ và sĩ tử “hỏng thi” trước bài toán: Tương lai nào chờ con?
Kỳ thi vào lớp 10 THPT trên cả nước vừa kết thúc, song, nhiều gia đình lại bước vào một “trận chiến” mới căng thẳng không kém. Nếu con làm tốt bài thi thì không sao, ngược lại sẽ đặt cả cha mẹ và sĩ tử “hỏng thi” trước bài toán: Tương lai nào chờ con?
"Cuộc chiến" vào lớp 10 của con giờ chuyển thành cuộc đua tìm "cánh cửa khác" của các phụ huynh. Ảnh minh họa |
Tìm "cánh cửa khác"
Cơ quan tổ chức đi nghỉ mát ở Hạ Long từ ngày 13/6, mặc dù con đã thi xong vào lớp 10 nhưng hai mẹ con chị Lại Thu Hà (Hà Nội) vẫn “cố thủ” ở “nội đô” để nghe ngóng tình hình.
“Nhà tôi chưa biết kết quả con đỗ vào trường nào thì không thể yên tâm nghỉ mát được”. Không phải tới bây giờ nhà chị Hà mới căng thẳng như vậy. “Từ đầu năm, sinh hoạt của cả nhà tôi đều xoay quanh chuyện thi cử. Trước là lo con ôn thi, sau đó lo chọn trường và bây giờ là lo xem con có trúng tuyển không? Nếu như ở bậc ĐH, không đỗ trường này còn có trường khác chứ với kỳ thi lớp 10, con không đỗ trường tốt là hỏng cả tương lai”.
Năm học 2017-2018, sẽ chỉ có khoảng 70% học sinh Hà Nội có cơ hội được học trong các trường THPT công lập; Khoảng 20.000 học sinh (HS) ở TPHCM không thể vào học tại các trường THPT công lập. Theo ông Nguyễn Tiến Đạt, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TPHCM: Không trúng tuyển vào công lập không có nghĩa sự nghiệp học tập của các em dừng lại. Các em vẫn có thể học tại hệ thống trường THPT tư thục, trung tâm giáo dục thường xuyên hoặc các trường trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng...
Chị Phan Thu Tân, có con trai học lực trung bình nên khiêm tốn chọn thi vào trường “nhóm cuối” ở TPHCM. Song, chị vẫn không dám tin vào cơ hội trúng tuyển của con. Vì thế, trong lúc việc chấm thi vẫn đang diễn ra, chị đã chủ động đi tìm kiếm các cơ hội vào đời khác cho con. Chị thấy, học trung cấp nghề cũng là một gợi ý tốt.
Kỳ thi vào lớp 10 ở các tỉnh, thành phố lớn được đánh giá là căng thẳng hơn cả thi ĐH. Ảnh minh họa |
Chấp nhận trường ngoài công lập với học phí cao
Đại diện trường Trung cấp nghề Việt Giao TPHCM, nơi đang tuyển sinh trung cấp nghề dành cho HS từ lớp 9 phân tích: “Khi vào học trung cấp nghề, học sinh còn được đào tạo song song chương trình văn hóa THPT và chương trình trung cấp nghề. Như vậy, sau 3 năm học, các em sẽ có thêm bằng trung học nghề chính quy trong khi nếu học THPT các em khác chỉ mới tốt nghiệp lớp 12. Như vậy, thời gian học tập sẽ được rút ngắn. Ngay khi mới 18 tuổi, các em đã có nhiều hướng đi để lựa chọn: Đi làm ngay để kiếm sống, liên thông lên CĐ, ĐH hoặc có thể thi đăng ký thi tuyển vào ĐH theo quy định của Bộ GD&ĐT. Khi học lên cao, các em cũng chỉ mất 5,5 năm thay vì 7 năm nếu chọn con đường từ THPT lên ĐH, 4 năm thay vì 6 năm nếu từ THPT học tiếp CĐ. Thêm vào đó, học trung cấp nghề còn có thể tiết kiệm chi phí cho gia đình do học viên được nhà nước hỗ trợ học phí (tương đương 15 triệu đồng/khóa)”.
Trong khi đó, nhiều phụ huynh có chút dư dả về tài chính lại tìm chọn cho con vào các trường THPT ngoài công lập (NCL). Chị Trịnh Thị Thoa (TPHCM) cho biết: “Ngay từ đầu, mình đã xác định sẽ cho con học trường NCL nếu con không trúng tuyển vào trường công lập top đầu. Mình nghĩ như vậy sẽ tốt cho con hơn là đợi hạ điểm chuẩn để cố xin vào trường công lập “top thấp” mà tuyển sinh chưa đủ chỉ tiêu”.
Hiện, chị Thoa đang “nhắm” tới trường THPT Việt Nhật, ở quận Gò Vấp với mức học phí bán trú khoảng hơn 3,7 triệu đồng/tháng - vẫn ở mức “chịu đựng” so với thu nhập của vợ chồng chị. Nhà trường cũng cam kết 100% đỗ vào ĐH nếu HS học ở đây từ lớp 10. “Chọn trường THPT tốt cũng chỉ để sau này con đỗ vào ĐH nên học ở đâu mà mục tiêu này thành hiện thực thì đều tốt cả”.
Theo Phụ nữ Việt Nam
-
Tin giáo dục09/02/2020Ghi nhận đến chiều ngày 8/2, trên cả nước đã có 63 tỉnh, thành thông báo cho học sinh các cấp được nghỉ thêm 1 tuần nữa để phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt tờ trình của Sở GD&ĐT Hà Nội, theo đó học sinh các cấp sẽ được nghỉ tới hết ngày 16/2 để phòng dịch do virus corona gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Tính đến 15h ngày 7/2 đã có 35 tỉnh/thành phố kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh thêm để phòng, chống dịch bệnh nCoV.
-
Tin giáo dục07/02/2020Học sinh các cấp tại Hà Nội có thể được nghỉ tiếp 1 tuần nữa và đến 17/2 sẽ quay trở lại trường học.
-
Tin giáo dục06/02/2020Chiều 6/2, ông Nguyễn Thành Trung, Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết học sinh trên địa bàn thành phố nghỉ đến ngày 16/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020So với kế hoạch ban đầu, các trường đại học đã lùi lịch học lại 2 tuần và dự kiến sinh viên quay trở lại trường vào ngày 17/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020Sở GD&ĐT TP.HCM đề nghị cho toàn bộ học sinh thành phố nghỉ đến ngày 16/2 để phòng chống dịch nCoV.
-
Tin giáo dục06/02/2020Tỉnh Quảng Ngãi cho học sinh nghỉ đến ngày 16/2. Đây là tỉnh đầu tiên kéo dài lịch nghỉ cho học sinh thêm một tuần.