- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Mong thầy cô đừng “để mắt” đến con tôi!
Câu cửa miệng quen thuộc của nhiều bậc cha mẹ với thầy cô trong ngày nhập học: “Mong thầy cô để mắt đến cháu”. Tôi thì cho rằng cha mẹ đừng mong thế
Không! Không phải tôi thuộc chòm sao Thiên Bình mà lúc nào
cũng đòi hỏi sự công bằng đâu. Dù vẫn biết rằng nhiều khi, chính cha mẹ
đang "thúc đẩy" sự thiên vị xảy ra trong môi trường học tập của con em
mình (trong khi sẽ phẫn nộ phản ứng nếu nhà trường hoặc thầy cô quan tâm
đến trẻ khác hơn con mình). Bằng chứng là việc dù quy định rõ ràng
không được phong bì này nọ cho thầy cô nhưng ngày lễ, dịp Tết vẫn lén
nhét trong bó hoa, hộp quà một cái phong bì. Rồi lý giải rằng: Ai cũng
thế! Mình lo cho con mình nên mới phải thế. Quả thực, có tí quan tâm
thầy cô, thế nào con mình cũng "dễ thở" hơn rất nhiều ở lớp. Chuyện biếu
xén thầy cô diễn ra từ xưa và luôn được coi là chuyện bình thường, là
tôn sư trọng đạo, là tình nghĩa. Đến nỗi bây giờ, cha mẹ nào không biếu
xén mới là "hạng cha mẹ" không quan tâm đến con.
Đến nỗi bây giờ, cha mẹ nào không biếu xén mới là "hạng cha mẹ" không quan tâm đến con. (Ảnh: Eric Chow)
Thầy cô để mắt hẳn là rất tốt cho con, nhiều cha mẹ nghĩ vậy. Con có nghịch ngợm, đứa trẻ nào chẳng hiếu động, thầy cô cũng sẽ từ hiền mà nhắc nhở thay vì ăn thước kẻ, ngậm khăn lau bảng, thụt dầu, bêu tên trước lớp… Con có học kém, đứa trẻ nào chả ham chơi hơn ham học, thầy cô cũng sẽ tận tình kèm cặp, chỉ dẫn thay vì cứ thẳng tay "phệt" điểm kém. Lý sự thì là vậy. Nhiều cha mẹ còn tự hào: "Đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn". Lương giáo viên thấp vậy, thầy cô cũng cần phải sống chứ. Nên nhiều thứ bất thường lại thành bình thường ở ta. Phí để mắt vì thế mà thành tục lệ. Đến độ nhiều cha mẹ khi chuyển con từ trường công sang trường tư, môi trường vốn rất gay gắt chuyện biếu xén, bỗng thành "tâm tư" khi thầy cô từ chối nhận phong bì vì sợ bị đuổi việc. Hay nhiều trường tư ban đầu nghiêm khắc lắm nhưng vì quá nhiều cha mẹ "tâm tư" mà cuối cùng "phí để mắt" lại được hồi sinh.
Tôi thì nghĩ khác. Ngay từ khi cậu con trai đầu tiên đi học đến cô con gái thứ hai và năm nay, cô con gái thứ ba đi học, tôi luôn xin các thầy cô đừng để mắt đến con mình. Tôi không "nộp phí để mắt" cho các thầy cô dạy con tôi. Không phải vì tôi là một nhà báo, mà chỉ đơn giản, tôi không thích "mua" sự để mắt. Tôi vẫn muốn ba đứa nhà tôi là ba đứa trẻ bình thường. Thậm chí chúng có thể còn không được thầy cô nhớ tên. Thì đã sao nào? Kể cả khi hai đứa đầu học trường công, dịp lễ Tết, tôi còn "keo xỉn" bắt lũ trẻ tự làm thiệp tặng cô thay vì đi mua quà tặng cô. Đến sau này, khi hai đứa lớn "tự làm ra tiền" thông qua việc dành dụm tiền ăn sáng hoặc thực hiện nhiệm vụ có thưởng, chúng yêu mến thầy cô nào thì tự lấy tiền đó đi mua quà tặng thầy cô.
Để ý, để mắt có thể khiến thầy cô phát hiện ra đứa trẻ này học tốt môn Toán, đứa trẻ kia học kém môn Văn để "đầu tư" luyện cho chúng. (Ảnh: Eric Chow)
Thứ tôi muốn là tình cảm thực sự mà chính thầy cô và lũ trẻ tự xây dựng lên cùng nhau. Nếu
giả dụ có cô giáo nào, thầy giáo nào lũ trẻ chẳng quan tâm cũng là bởi
thầy đó, cô đó chẳng khiến lũ trẻ yêu thương. Tại sao tôi lại bắt con
mình - những đứa trẻ chưa đủ tiếng nói mạnh mẽ, phải yêu thương, phải
tôn sư trọng đạo khi mà bản thân thầy cô ấy không khiến lũ trẻ yêu
thương, tôn trọng? Tình cảm đâu phải thứ ép uổng là thành? Ai còn muốn
cưới chỉ định theo cha mẹ nữa?
Thứ tôi mong muốn ở thầy cô không phải là để mắt đến con mình mà phải là để tâm. Thay vì dùng điểm số để đánh giá năng lực của các con, hãy dùng kỷ niệm để khăng khít cùng các con, dùng sự để tâm đến từng đứa trẻ thay vì chỉ để ý, để mắt. Để ý, để mắt có thể khiến thầy cô phát hiện ra đứa trẻ này học tốt môn Toán, đứa trẻ kia học kém môn Văn để "đầu tư" luyện cho chúng. Điều đó có thể khiến thầy cô trở thành giáo viên giỏi. Nhưng để tâm sẽ nhận ra đứa trẻ này sẽ thành nhà thơ, đứa trẻ kia sẽ trở thành nhà toán học, đứa trẻ nọ tưởng chả ra cái tích sự gì nhưng nó lại là nguồn cảm hứng rất tuyệt cho lũ bạn kết nối với nhau. Để tâm có thể không biến lũ trẻ thành gà nòi, gà chiến nhưng chắc chắn sẽ biến thầy cô thành gà mẹ và lũ trẻ chiêm chiếp như lũ gà con.
Tại sao tôi lại bắt con mình - những đứa trẻ chưa đủ tiếng nói mạnh mẽ, phải yêu thương, phải tôn sư trọng đạo khi mà bản thân thầy cô ấy không khiến lũ trẻ yêu thương, tôn trọng? (Ảnh: Eric Chow)
Là tin rằng thầy cô kết nối với các con bằng trái tim chứ không phải và không chỉ bằng khối óc. Khối óc hay ra mệnh lệnh. Trái tim thì không! Trái tim tìm sự đồng thuận. Khối óc đưa ra phép tính thiệt hơn. Trái tim thì không! Trái tim tìm sự đồng điệu. Khối óc đưa ra đúng sai. Trái tim thì không! Trái tim tìm sự đồng lòng.
Tôi biết nhiều cha mẹ sẽ cười vào mũi tôi rằng: Cái lão mơ mộng. Làm gì có thầy cô nào phân biệt nổi để tâm khác để mắt thế nào? Nhất là với những lớp đến 50 - 60 học sinh ở trường công thì để tâm đến hết từng học sinh là chuyện không tưởng. Vẫn cứ phải nộp "phí để mắt" như muôn đời nay vẫn vậy thôi. Là còn chưa kể thầy cô bị sức ép từ các hiệu trưởng, các tổ bộ môn, các đánh giá, mề đay mà "ở trển" giao xuống. Nhưng… Lũ trẻ là con tôi sinh ra thì tôi làm gì là việc của tôi. Tôi cứ lo hết lòng kể cả nhẵn túi cho con, rồi mai này nó nên cơm nên cháo gì là chuyện của nó. Tương lai nó sẽ tự quyết định. Cơ mà nó mà đòi thi sư phạm tôi sẽ cản nó. Đầu tư cả đống tiền thế sau này phải ra làm giám đốc, kiếm được thật nhiều tiền nuôi lại tôi. Tương lai của nó thì nó sẽ tự quyết miễn là không ngược lại với mơ ước của tôi, phải theo mơ ước của tôi!
Vâng, thưa nhiều phụ huynh yêu con và đang nộp phí để mắt cho con!
Theo Trí thức trẻ
-
Tin giáo dục09/02/2020Ghi nhận đến chiều ngày 8/2, trên cả nước đã có 63 tỉnh, thành thông báo cho học sinh các cấp được nghỉ thêm 1 tuần nữa để phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt tờ trình của Sở GD&ĐT Hà Nội, theo đó học sinh các cấp sẽ được nghỉ tới hết ngày 16/2 để phòng dịch do virus corona gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Tính đến 15h ngày 7/2 đã có 35 tỉnh/thành phố kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh thêm để phòng, chống dịch bệnh nCoV.
-
Tin giáo dục07/02/2020Học sinh các cấp tại Hà Nội có thể được nghỉ tiếp 1 tuần nữa và đến 17/2 sẽ quay trở lại trường học.
-
Tin giáo dục06/02/2020Chiều 6/2, ông Nguyễn Thành Trung, Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết học sinh trên địa bàn thành phố nghỉ đến ngày 16/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020So với kế hoạch ban đầu, các trường đại học đã lùi lịch học lại 2 tuần và dự kiến sinh viên quay trở lại trường vào ngày 17/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020Sở GD&ĐT TP.HCM đề nghị cho toàn bộ học sinh thành phố nghỉ đến ngày 16/2 để phòng chống dịch nCoV.
-
Tin giáo dục06/02/2020Tỉnh Quảng Ngãi cho học sinh nghỉ đến ngày 16/2. Đây là tỉnh đầu tiên kéo dài lịch nghỉ cho học sinh thêm một tuần.