- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Những thí sinh trượt Đại học chỉ vì thiếu 0.1, 0.25 điểm: Gục ngã trước cổng trường Đại học là một điều quá sức chịu đựng
Ranh giới giữa đỗ và trượt Đại học thực sự quá mong manh, 0.1 hay 0.25 điểm chỉ là những con số nhỏ nhưng ảnh hưởng nặng nề đến tâm lý
Ranh giới giữa đỗ và trượt Đại học thực sự quá mong manh, 0.1 hay 0.25 điểm chỉ là những con số nhỏ nhưng ảnh hưởng nặng nề đến tâm lý những người trẻ mới mon men bước vào đời.
Nam sinh Hà Nội trượt Y Đa khoa Hà Nội do thiếu 0.1 điểmNăm 2017, dư luận từng xôn xao khi thí sinh N.P.H. (Thạch Thất, Hà Nội) thiếu 0,05 điểm và không đáp ứng được tiêu chí phụ của ĐH Y Hà Nội nên không trúng tuyển vào ngành Y Đa khoa trường.
Điểm thi của N.P.H. rất cao Toán 9,4; Hóa 9,75; Sinh 10 nhưng do gia đình hộ khẩu thuộc khu vực 3 nên không có điểm cộng ưu tiên, tổng điểm của H. là 29,15.
Năm đó, Đại học Y Hà Nội có điểm chuẩn vào trường là 29,25 nhưng yêu cầu tiêu chí phụ: Điểm xét tuyển chưa làm tròn. Như vậy, thí sinh N.P.H. dù điểm cao vẫn không thể đỗ vào trường.
Chia sẻ với Zing, N.P.H. cho biết, lúc làm hồ sơ tuyển sinh, cậu đăng ký nguyện vọng xếp theo thứ tự là: Học viện Quân y (hệ quân sự), ĐH Y Hà Nội, ĐH Y Thái Bình, Học viện Quân y (hệ dân sự). Nhưng sau khi thi xong, nam sinh thấy mình đạt điểm khá cao nên quyết định thay đổi nguyện vọng 1 là ĐH Y Hà Nội, nguyện vọng 2 là Học viện Quân y (hệ dân sự).
"Số phận của em rất cay đắng vì đây là năm thứ hai em thi đại học. Thật sự thiếu 0,05 điểm để gục ngã trước "cánh cổng thiên đường" là một điều quá sức chịu đựng với em”, N.P.H. tâm sự.
Thiếu 0.05 điểm, một thí sinh lần thứ 4 trượt Học viện Cảnh sát nhân dân
Năm 2017 điểm chuẩn D01 đối với nữ ngành Ngôn ngữ Anh (Học viện An Ninh Nhân dân) lên đến 30,5; Học viện Kỹ thuật Quân sự và Học viện Quân y cũng có ngành lấy 30 điểm kèm tiêu chí phụ... nên nhiều thí sinh dù thi 3 môn 30 điểm vẫn bị trượt Đại học.
Năm 2018, trên mạng xã hội cũng xuất hiện nhiều trường hợp chia sẻ rằng thiếu 0.5 điểm để đỗ vào Đại học Bách khoa, Đại học Ngoại thương hay Học viện Cảnh sát nhân dân.
Cá biệt, có một thí sinh tên B., điểm thi THPT Quốc gia 2018 là 21.6, cộng với 2 điểm ưu tiên nghĩa vụ và 0,5 điểm khu vực, B. có tổng điểm xét tuyển là 24,10. Nhưng năm 2018, điểm chuẩn Học viện Cảnh sát khối C3 là 24.15. Như vậy B. thiếu 0.05 điểm vẫn lần thứ 4 trượt Đại học.
Thí sinh Nam Định thiếu 0.25 điểm vẫn trượt Học viện An Ninh
Trang Vietnammoi cũng chia sẻ câu chuyện của một thí sinh có tên là Hoàng Bá Hùng (1988, Nam Định), năm 2018, Hùng quyết định không tiếp tục học ngành Công nghệ thông tin của trường ĐH Hà Nội để về ôn thi lại. Năm 2017, Hùng thi được 26 điểm khối D1 nhưng thiếu 0,25 điểm để đỗ Học viện An ninh.
Tổng điểm 3 môn khối D1 của Hùng được 24.4 điểm, cộng 0.25 điểm ưu tiên vùng là 24.65 điểm. Tuy nhiên, điểm chuẩn (đối với thí sinh Nam) ngành Nghiệp vụ An ninh tại Học viện An ninh xét theo tổ hợp D1 Toán - Văn - Tiếng Anh là 24,7 điểm. Hùng còn thiếu 0,05 điểm để trúng tuyển được vào Học viện An ninh.
Sau đó, Hùng phải chuyển hướng sang học ngành Quản trị Kinh doanh của trường ĐH Kinh tế Quốc dân.
Một thí sinh TPHCM trượt Y Đa khoa do thiếu 0.2 điểm tiêu chí phụ môn Tiếng Anh
Nam sinh V.H.H (trú tại TP.HCM) thi THPT Quốc gia 2017 với số điểm Toán 9,6; Hóa 9,75; Sinh 10; Tiếng Anh 8,8 (tổng 29,35 điểm, không có điểm ưu tiên do khu vực 3) nên đã tự tin đăng ký nguyện vọng ưu tiên số 1 là vào ngành Y đa khoa - ĐH Y Dược TP.HCM. Theo quy tắc làm tròn, điểm nam sinh V.H.H giảm xuống còn 29.25 điểm.
Năm 2017, NV1 ngành Y Đa khoa - ĐH Y Dược TP.HCM lấy đúng 29.25 điểm nhưng lại xét tiêu chí phụ: tiêu chí đầu tiên, Tiếng Anh đạt từ 9 điểm trở lên ( trong khi V.H.H chỉ được 8,8 điểm Tiếng Anh). Như vậy, V.H.H không thể đỗ vào Y đa khoa - ĐH Y Dược TP.HCM.
Cảm giác trượt ĐH vì 0.25, 0.5 điểm thật không dễ dàng để chấp nhận
Một người chị có em trai trượt Đại học vì 0.5 điểm đã có một bài viết chia sẻ rằng: "Ôn thi đại học từ năm lớp 10, 1 ngày em học 3 thậm chí 4 ca, tối về tự học đến 2h sáng. 5h sáng lại dậy chuẩn bị bài lên lớp, gần như trong mọi ngày suốt 3 năm em đều vậy, không 1 lời than vãn. Có những hôm cả nhà dọn cơm nhưng em bảo cả nhà ăn đi em đi học vì đến giờ học thêm và chỉ cầm tạm 5 nghìn ra mua hộp xôi rồi chạy vội đi học. Em luôn bảo mọi nỗ lực sẽ được ghi nhận và đền đáp xứng đáng, thầy cô và bạn bè đều bảo thế.
Tôi biết ngoài miệng em bảo em ổn không sao nhưng mấy đêm nay em đều trùm chăn khóc 1 mình vì không đủ điểm vào ngành mong muốn, em được 23 điểm khối A dù đã rất cố gắng ôn thi.
Tôi là 1 người chị mà chỉ biết bất lực đứng nhìn em mình khóc hàng đêm vì quá nhiều áp lực quá nhiều trách nhiệm mà nó phải mang bên mình. Em thức khuya, dậy sớm thậm chí quên cả ăn trong cả năm để lên được 0.5 điểm, đó là mồ hôi là nước mắt của em trong từng ngày."
Có thể thấy, ranh giới giữa đậu và trượt Đại học chỉ là 0.25, 0.5 điểm nên từng con số, câu chữ trên trang giấy thi của học sinh đặc biệt quan trọng. 12 năm ăn học, cố gắng hết mình, nỗ lực không mệt mỏi theo đuổi ngành mình yêu thích nên khi nhận được tin Đại học do 0.25 điểm thực sự là một điều rất khó để chấp nhận.
Bạn N.T.K.A., một người trượt trường Đại học yêu thích và phải chấp nhận học trường nghề tâm sư: "Chỉ thương bố mẹ thôi. Đội nắng đội mưa đưa mình đi thi. Lo cho mình suốt mấy năm trời nhưng cuối cùng điểm lại không đậu. Nhớ lại thời trước, đỗ đại học là niềm vinh dự của cả xóm, cả làng, cả dòng họ. Bây giờ đó là một điều gì đấy hiển nhiên và đơn giản quá. Nhưng cuộc sống đâu chỉ có đại học là sự lựa chọn duy nhất."
Theo Helino
-
Tin giáo dục09/02/2020Ghi nhận đến chiều ngày 8/2, trên cả nước đã có 63 tỉnh, thành thông báo cho học sinh các cấp được nghỉ thêm 1 tuần nữa để phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt tờ trình của Sở GD&ĐT Hà Nội, theo đó học sinh các cấp sẽ được nghỉ tới hết ngày 16/2 để phòng dịch do virus corona gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Tính đến 15h ngày 7/2 đã có 35 tỉnh/thành phố kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh thêm để phòng, chống dịch bệnh nCoV.
-
Tin giáo dục07/02/2020Học sinh các cấp tại Hà Nội có thể được nghỉ tiếp 1 tuần nữa và đến 17/2 sẽ quay trở lại trường học.
-
Tin giáo dục06/02/2020Chiều 6/2, ông Nguyễn Thành Trung, Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết học sinh trên địa bàn thành phố nghỉ đến ngày 16/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020So với kế hoạch ban đầu, các trường đại học đã lùi lịch học lại 2 tuần và dự kiến sinh viên quay trở lại trường vào ngày 17/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020Sở GD&ĐT TP.HCM đề nghị cho toàn bộ học sinh thành phố nghỉ đến ngày 16/2 để phòng chống dịch nCoV.
-
Tin giáo dục06/02/2020Tỉnh Quảng Ngãi cho học sinh nghỉ đến ngày 16/2. Đây là tỉnh đầu tiên kéo dài lịch nghỉ cho học sinh thêm một tuần.