- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Sinh viên trở nên thụ động, nguyên nhân do đâu?
Chúng ta đang quá chú trọng về sự hào nhoáng bên ngoài mà quên mất rằng cái "chất" sinh viên cần có phải là nền tảng trí thức, sự ham học hỏi…
Lười học hỏi, khám phá
Bước vào môi trường đại học, điều tuyệt vời nhất mỗi sinh viên chúng ta là được tận hưởng, khám phá những điều mới mẻ. Cuộc sống sinh viên bạn bắt đầu độc lập, tự chủ về nhiều thứ trong đó việc tự giác trong học tập, nâng cao tri thức. Tuy nhiên, một số sinh viên hiện nay dường như đang lười học hỏi hoặc chỉ thụ động trong việc học tập cũng như những vấn đề liên quan đến cuộc sống xung quanh. Có thể do các bạn lãng phí quá nhiều thời gian với những sở thích: chơi game, lướt facebook… Thay vì chỉ nhanh nhanh chóng chóng học cho xong bài vở trên giảng đường, bạn có thể nâng cao kiến thức bằng cách học hỏi những bạn bè xung quanh, hoặc thay vì chỉ sử dụng internet để vào facebook, hay tìm kiếm những nguồn tài liệu để học thêm. Những điều này sẽ giúp bạn hiểu thêm nhiều điều, nền tảng kiến thức sẽ đa dạng phong phú hơn.
Không mở rộng các mối quan hệ
"Tri thức của các chuyên gia chỉ chiếm 15% trong thành công của họ, 85% còn lại phụ thuộc vào các mối quan hệ xã hội"- Andrew Carnegie , ông vua thép của Mỹ đã từng nói. Còn bạn thì sao nếu cuộc sống đại học của bạn là đường thẳng từ nhà đến trường, từ trường về nhà? Trong thời đại ngày nay, sinh viên cần đánh giá đúng tầm quan trọng của các mối quan hệ.
Mỗi người chúng ta đều có rất nhiều mối quan hệ xung quanh mình,hãy liên tục mở rộng các mối quan hệ
Người có mối quan hệ rộng sẽ được người khác đánh giá cao bởi chỉ có người năng động, tự tin, giỏi giao tiếp. Đôi khi các mối quan hệ cũng đem lại các lợi ích không ngờ cho bạn trên con đường tìm kiếm tri thức, là kênh thông tin cơ hội việc làm sau này… Chính vì thế đừng bó hẹp bản thân mình, lười giao tiếp với mọi người. Mỗi người chúng ta đều có rất nhiều mối quan hệ xung quanh mình,hãy liên tục mở rộng các mối quan hệ.
Chưa thấy được tầm quan trọng của ngoại ngữ
Có lẽ, chúng ta không cần nói nhiều về tầm quan trọng của ngoại ngữ đối với sự thành công của con người trong xã hội hiện đại, qua đây để thấy rằng sinh viên không thể thiếu ngoại ngữ được nếu không muốn bị thụt lùi, không hội nhập được với môi trường làm việc sau khi ra trường.
Chính vì thế không học ngoại ngữ là sai lầm lớn nhất của sinh viên. Bởi yếu tố này sẽ quyết định đến khả năng xin việc sau khi bạn tốt nghiệp. Và trong thời đại hội nhập ngày nay, không có ngoại ngữ bạn sẽ mất đi một "nguồn tài liệu" tham khảo lớn trong học tập, không tự tin giao tiếp trong môi trường quốc tế.
Quá chú trọng về hình thức mà "bỏ quên" tri thức
Cuộc sống hiện đại, phát triển dường như mỗi chúng ta đang quá chú trọng về sự hào nhoáng bên ngoài, mà quên mất rằng cái "chất" sinh viên cần có phải là nền tảng trí thức. Sẽ thật buồn nếu điều các bạn học hỏi, ghen tị với những sinh viên khác không phải bởi họ giỏi giang hơn, họ tự tin giao tiếp hơn mà chỉ bởi bộ cánh họ mặc trên người bạn cũng từng ao ước mà không đủ tiền mua. Và rồi bạn thầm than thở, giá như mình có điều kiện như người ta…
Cuộc sống hiện đại, phát triển dường như mỗi chúng ta đang quá chú trọng về sự hào nhoáng bên ngoài, mà quên mất rằng cái "chất" sinh viên cần có phải là nền tảng trí thức
Tin tôi đi, mặc một bộ quần áo đẹp, bạn nhìn có vẻ chất chơi và sành điệu, mọi người có thể chú ý đến bạn trong phút chốc rồi thôi. Nhưng nếu bạn là một người năng động, hiểu biết, nói chuyện thông minh có gu, ấn tượng bạn để lại cho người đối diện khó phai mờ. Do đó, bản thân mỗi sinh viên cần nắm rõ trọng điểm vấn đề, biết đặt cái nào nặng nhẹ, việc gì cần được ưu tiên trước. Chỉ như vậy, cuộc sống sinh viên của bạn mới thật sự có ý nghĩa và giá trị.
Theo Trí Thức Trẻ
-
Tin giáo dục09/02/2020Ghi nhận đến chiều ngày 8/2, trên cả nước đã có 63 tỉnh, thành thông báo cho học sinh các cấp được nghỉ thêm 1 tuần nữa để phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt tờ trình của Sở GD&ĐT Hà Nội, theo đó học sinh các cấp sẽ được nghỉ tới hết ngày 16/2 để phòng dịch do virus corona gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Tính đến 15h ngày 7/2 đã có 35 tỉnh/thành phố kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh thêm để phòng, chống dịch bệnh nCoV.
-
Tin giáo dục07/02/2020Học sinh các cấp tại Hà Nội có thể được nghỉ tiếp 1 tuần nữa và đến 17/2 sẽ quay trở lại trường học.
-
Tin giáo dục06/02/2020Chiều 6/2, ông Nguyễn Thành Trung, Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết học sinh trên địa bàn thành phố nghỉ đến ngày 16/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020So với kế hoạch ban đầu, các trường đại học đã lùi lịch học lại 2 tuần và dự kiến sinh viên quay trở lại trường vào ngày 17/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020Sở GD&ĐT TP.HCM đề nghị cho toàn bộ học sinh thành phố nghỉ đến ngày 16/2 để phòng chống dịch nCoV.
-
Tin giáo dục06/02/2020Tỉnh Quảng Ngãi cho học sinh nghỉ đến ngày 16/2. Đây là tỉnh đầu tiên kéo dài lịch nghỉ cho học sinh thêm một tuần.