- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Tâm sự "chọn trường cô giáo không đánh học sinh" gây sốt
Anh M.C (Hà Nội) đã có những chia sẻ thẳng thắn về quan điểm chọn trường nào cho con khiến nhiều ông bố bà mẹ đang chạy theo trào lưu trường điểm, lớp chọn phải giật mình.
Anh M.C (Hà Nội) đã có những chia sẻ thẳng thắn về quan điểm chọn trường nào cho con khiến nhiều ông bố bà mẹ đang chạy theo trào lưu trường điểm, lớp chọn phải giật mình.
Với các ông bố bà mẹ thời hiện đại thì việc chọn trường cho con luôn là mối quan tâm hàng đầu. Rất nhiều bậc cha mẹ lo từ trường mẫu giáo, tiểu học, trung học, phổ thông rồi cả đại học. Dân lập hay công lập, trường bình thường hay trường điểm,... luôn là nỗi băn khoăn thường trực. Hàng năm, cứ mỗi dịp tuyển sinh, không khó để thấy những cảnh chen đẩy, xô lấn để nộp hồ sơ cho con vào trường tốt.
Mới đây, anh M.C đã có những quan điểm hết sức thẳng về chuyện "Cho con học trường nào". Rất thẳng thắn,bài viết đã đánh trúng vào tâm lý nhiềubậc phụ huynh và khiến nhiều người giật mình. Được sự cho phép của tác giả, chúng tôi xin đăng tải lại bài viết:
Cho con học trường nào?
Bố mẹ nào cũng muốn con mình được học trường có tên tuổi - một đảm bảo cho thành công sau này.
Bắt đầu ở đây đã có ngộ nhận.
Cái gì quan trọng nhất đối với 1 con người? Suy nghĩ kĩ thì chúng ta sẽ nói là Hạnh phúc, chứ không phải Thành công. Vậy con cái được vào trường tốt là Hạnh phúc?
Đồng ý. Nhưng Hạnh phúc của nó? Hay của bố mẹ?
Hỏi buồn cười nhỉ, học trường tốt để ấm vào thân nó chứ? Chưa chắc, nếu nó 4 tuổi, đang học mẫu giáo thì biết gì? Kể cả khi 15 tuổi, chuẩn bị vào cấp 3, nó ko quan tâm việc chọn trường nào, hoặc nếu được chọn, nó sẽ chọn trường nào càng ít phải cố gắng càng tốt.
Vây thực ra ép con học, chọn trường này nọ là bố mẹ mưu cầu hạnh phúc cho mình và nghĩ rằng đang xây đắp hạnh phúc cho con, cái đứa rất ghét chuyện học hành.
Khi được tuyển vào chuyên toán Tổng hợp, danh giá nhất thời 70-80s, đó là sự đảm bảo 100% suất đại học và 70% suất học ở nước ngoài, tôi chẳng mảy may xúc động. Không thích thì đúng hơn vì phải xa gia đình, xa bạn bè, phải sống trong môi trường cạnh tranh vô cùng khốc liệt. Mỗi năm 3 đứa đứng cuối lớp sẽ bị đuổi học. Về trường cũ là một sự nhục nhã.
Nhiều bạn tôi rơi vào cảnh đó và bị sốc. Đang đứng đầu ở tỉnh, nay về Hà Nội học không ra gì, bị đuổi học. Nhiều kẻ không hiểu còn thì thào hay là trộm cắp, tham ô, hủ hoá?
Ừ thì chọn trường là cho bố mẹ, nhưng vấn đề còn đấy - trường nào?
Nếu bạn hỏi tôi - "nên chọn trường nào cho con?", tôi sẽ nói thế này:
Riêng mẫu giáo, nếu có điều kiện thì chọn trường khá một chút, vì lí do an toàn chứ không vì học hành, tuổi ấy thì học gì. Chọn trường nào mà cô giáo không đánh học sinh, không nhồi ăn như người ta nhồi đất sét vào diều con gà để mang bán là được.
Phổ thông thì trường nào cũng được. Trừ khi con bạn bị tự kỉ, là học sinh cá biệt, còn thì trường nào cũng thế cả. Càng gần nhà càng tốt.
Nếu con thích thì cứ để nó thi vào Amsterdam, chuyên Tổng hợp, Sư phạm. Vào được thì tốt, không vào được chẳng sao. Đừng có ép nó. Lằng nhằng nó tự tử, dại mặt...
Các môn tự nhiên như Toán, Lí, Hoá, Sinh ở mức phổ thông là kiến thức chung của nhân loại, dạy hay dạy dở thì nó vẫn thế, chẳng khác nhau mấy. Hơn nữa với sự phổ cập internet thì con bạn có thể kiểm tra thầy dạy đúng hay sai. Không thể nào ở trường Ams họ dạy 2+2 = 4, còn trường làng thì 2+2= 5.
Đơn giản là không thể, cho dù giáo viên có kém đến đâu.
50 năm trước tôi và nhiều bạn học cấp 1, 2 trường làng, nhưng kiến thức cũng chẳng khác gì các bạn học trường chuyên tốt nhất ở Hà Nội, hay Moscow.
Hồi đó làm gì có internet. Kiến thức là đồng nhất ở mọi nơi...
Tiện thể cũng nói rằng những thông tin kiểu như cháu nọ cháu kia đỗ đầu vào 5-6 trường đại học của Anh, Mĩ là nổ thôi. Người ta có bắt thi đâu mà đỗ đầu hay đít. Bạn chỉ cần tốt nghiệp phổ thông, biết tiếng Anh ở mức nghe hiểu, nộp hồ sơ là các trường đại học nhận tuốt. Trừ một số trường danh giá như Harvard, Stanford, Cambrige... phải có thêm bài luận, phỏng vấn.
Khi con tôi chuẩn bị đi học đại học nước ngoài, tôi đã thử làm vài bộ hồ sơ gửi chục trường hàng đầu của Mĩ, Anh. Nhận tất.
Lưu ý các bạn là bộ phận tuyển sinh đánh giá cao việc bạn tham gia các hoạt động tập thể như đội trưởng đội bóng, tổng biên tập báo trường, tham gia ban nhạc của trường hơn hẳn các thành tích cá nhân như huy chương vàng olimpique toán quốc tế.
Vậy nếu con bạn có ý thức học hành thì trường nào cũng được.
Còn đại học, nếu có điều kiện thì nên chọn trường khá 1 chút ở nước ngoài, không thì học trong nước. Thực ra cũng chẳng quan trọng lắm đâu.
Chỉ có 20% số người có bằng đại học làm đúng nghề đã học. Bằng đại học chỉ để loè người quen và phòng cán bộ thôi.
Theo Khám Phá
-
Tin giáo dục09/02/2020Ghi nhận đến chiều ngày 8/2, trên cả nước đã có 63 tỉnh, thành thông báo cho học sinh các cấp được nghỉ thêm 1 tuần nữa để phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt tờ trình của Sở GD&ĐT Hà Nội, theo đó học sinh các cấp sẽ được nghỉ tới hết ngày 16/2 để phòng dịch do virus corona gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Tính đến 15h ngày 7/2 đã có 35 tỉnh/thành phố kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh thêm để phòng, chống dịch bệnh nCoV.
-
Tin giáo dục07/02/2020Học sinh các cấp tại Hà Nội có thể được nghỉ tiếp 1 tuần nữa và đến 17/2 sẽ quay trở lại trường học.
-
Tin giáo dục06/02/2020Chiều 6/2, ông Nguyễn Thành Trung, Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết học sinh trên địa bàn thành phố nghỉ đến ngày 16/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020So với kế hoạch ban đầu, các trường đại học đã lùi lịch học lại 2 tuần và dự kiến sinh viên quay trở lại trường vào ngày 17/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020Sở GD&ĐT TP.HCM đề nghị cho toàn bộ học sinh thành phố nghỉ đến ngày 16/2 để phòng chống dịch nCoV.
-
Tin giáo dục06/02/2020Tỉnh Quảng Ngãi cho học sinh nghỉ đến ngày 16/2. Đây là tỉnh đầu tiên kéo dài lịch nghỉ cho học sinh thêm một tuần.