8 món ăn nổi tiếng nghe tên là biết ngay tỉnh thành của Việt Nam

Việt Nam có nền văn hóa đa dạng, chính vì vậy mà ẩm thực Việt Nam cũng hết sức phong phú, mỗi vùng miền đều có những món ăn đặc trưng riêng, hấp dẫn. Dưới đây là 8 món ăn nổi tiếng gắn liền với 8 tỉnh thành của Việt Nam

9 món ăn được giới thiệu dưới đây là những món ăn đặc sắc được gắn liền với tên tuổi địa phương sinh ra món ăn đó.

Chỉ cần nói đến tên là bạn có thể biết ngay được đó là món ăn đắc sắc của địa phương nào, thậm chí có những món ăn được gắn liền với tên tuổi của địa phương đó. Số thứ tự món ăn được người viết dựa trên tiêu chí địa lí chứ không phải bảng xếp hạng.

1. Phở chua Lạng Sơn

Lạng Sơn có Nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh nổi tiếng, nhưng Lạng Sơn còn có lắm món ăn thú vị. Dừng chân ở chợ Kỳ Lừa, hoặc bất kỳ hàng quán nào đó, bạn đều có thể thưởng thức món vịt quay, vị măng ớt cay đến... rụt lưỡi hay món cải nổi tiếng của xứ Lạng. Và, có một món ăn khá độc đáo mà ít người bỏ qua đó là món: Phở chua.

Phở chua Lạng Sơn phải ăn nhẩn nha mới thưởng thức hết hương vị đặc biệt của nó. Hiện nay, phở chua có bán ở một số vùng miền núi phía Bắc, nhưng chỉ có sản phẩm của Thất Khê, Lạng Sơn là có tiếng hơn cả.

món ăn 1

món ăn 2

Đặc sản xứ Lạng này được chế biến khá cầu kỳ và có hương vị vô cùng hấp dẫn. Phở chua gồm hai phần: nguyên liệu khô và phần nước. Đĩa phở chua sẽ được xếp lần lượt: Bánh phở, xá xíu, dưa chuột rồi dưới nước đủ vừa phải. Tiếp đó sẽ là lạc rang, khoai lang chiên, hành khô để lên trên, sau cùng thứ nước xốt chua ngọt làm nên món phở chua. Khi ăn, thực khách có thể trộn đều hoặc không. Món ăn này là món theo kiểu “hàn thực” nên rất thích hợp ăn vào mùa nóng. Tuy nhiên, nếu ăn vào mùa lạnh, thì bánh phở và nước đủ sẽ được hâm nóng trước khi đem ra cho khách.

2. Bánh đa cua Hải Phòng

Đến Hải Phòng, không thể không ăn bánh đa cua. Bánh đa cua Hải Phòng giờ đã xuất hiện ở nhiều tỉnh thành khác nhưng làm sao ăn được cái vị bánh đa cua ngon chuẩn phố Cảng khi mà nơi đây là “trùm” về cua biển? Dù là người kén ăn đến mấy, chỉ một lần thử món đặc sản Hải Phòng thôi, cũng sẽ phải tấm tắc khen về sự kết hợp hài hoà giữa sợi bánh đa dai sật, cua bể ngọt chắc, đầy ắp thịt, hương vị mặn mòi đúng chất miền biển nên lại càng khó phai.

món ăn 3

món ăn 4
Mùa hè, bánh đa cua Hải Phòng khéo léo gọi mời thực khách bằng màu xanh mát mắt của rau muống đầm xanh và giòn, còn mùa đông là vị ấm áp của cua đồng béo ngậy.

Nhưng điều làm cho bánh đa cua đặc biệt lại chẳng phải rau muống, chả lá lốt, vị cua đồng hay hành phi – những thứ đâu đâu cũng có, mà lại chính là thứ bánh đa đỏ, đặc sản của Hải Phòng. Bánh đa trong bát bánh đa cua Hải Phòng là loại bánh đa đỏ đặc trưng rất nổi tiếng: bánh đa Dư Hàng Kênh (quận Lê Chân, Hải Phòng). Nhiều nơi ở Hải Phòng làm bánh đa sợi, nhưng có tiếng nhất phải là bánh đa khu Dư Hàng Kênh và bánh đa chợ Hỗ.

3. Phở Hà Nội

Phở không còn là món ăn nổi tiếng của riêng Việt Nam nữa mà hương vị của nó đã chinh phục được tất cả những người yêu ẩm thực trên toàn thế giới. Và phở Hà Nội đã trở thành một thương hiệu khi người ta nhắc đến món ăn này. 

Ngày xưa, khách ăn phở thường gọi là những hàng phở gánh ở đầu phố hoặc đi rong ngoài đường. Một đầu gánh là chiếc chạn con đựng bát đũa, các lọ gia vị và có ngăn kéo đựng bánh phở, thịt bò. Đầu kia là bếp lò với nồi nước dùng lúc nào cũng sôi sùng sục được đun bằng than. Ngày nay, những hàng phở gánh đầu phố không còn nữa, nhưng cái ý nhị thanh tao của nó vẫn còn lại trong nhiều hàng phở ở Hà Nội. 

món ăn 3

món ăn4

món ăn 6
Để thưởng thức phở Hà Nội theo đúng cách của nó, bạn đừng ngại ngần khi ngồi xuống chiếc ghế nhỏ của một quán phở bên hè phố hoặc trong những căn nhà nhỏ sực mùi thịt bò và mùi thơm của nước dùng.

Phở đã có mặt ở nhiều địa phương trong cả nước và khắp nơi trên thế giới nhưng theo nhiều người thì phở Bắc, đặc biệt là phở Hà Nội vẫn ngon nhất.

4. Bún bò Huế

Bún bò Huế là một trong những đặc sản của xứ Huế, mặc dù món bún ở đâu cũng có. Tại Huế, món này được gọi đơn giản là "bún bò". Các địa phương khác gọi là "bún bò Huế" để chỉ xuất xứ của món ăn này. Món ăn có nguyên liệu chính là bún, thịt bắp bò, giò heo, cùng nước dùng có màu đỏ đặc trưng. Đôi khi tô bún còn được thêm vào thịt bò tái, chả cua, và các loại nguyên liệu khác tùy theo sở thích của người nấu.

món ăn 6

món ăn 7
Được xem là một món ăn tiêu biểu trong ẩm thực xứ Huế, cho đến nay dù bạn ở đâu cũng đều có thể tìm ra để thưởng thức món ăn này.

Món bún bò Huế nấu khá công phu và đòi hỏi sự kiên nhẫn tỉ mẩn của người nấu. Nước dùng được ninh nhừ từ xương bò hoặc xương đuôi bò, giò heo, thịt nạm, xả, muối và trong quá trình hầm được vớt bọt liên tục để nước dùng được trong. Khi giò heo và nạm chín nhừ lần lượt được vớt ra, riêng thịt nạm khi vớt ra sẽ được ngâm trong nước muối để thịt không bị thâm đen hay bị khô. Để thêm màu cho đẹp và thơm, nước dùng sẽ có thêm nước dầu điều, xả bằm đã phi vàng, ớt bột... Về phần bún, sẽ dùng bún sợi to, và trụng qua nước xôi... Nhiều người cho rằng món bún bò Huế nhất định phải do chính tay người Huế nấu mới ngon, tuy vậy với những người yêu hương vị ẩm thực của miền đất cố đô có dòng sông Hương thơ mộng, đều có thể tự tay chuẩn bị cho mình những tô bún bò Huế hấp dẫn.

5. Mì Quảng

Cùng với cao lầu, mì Quảng là một món ăn đặc trưng của Quảng Nam, Việt Nam, cùng với món cao lầu. Mì Quảng thường được làm từ sợi mì bằng bột gạo xay mịn và tráng thành từng lớp bánh mỏng, sau đó thái theo chiều ngang để có những sợi mì mỏng khoảng 2mm. Sợi mì làm bằng bột mỳ được trộn thêm một số phụ gia cho đạt độ giòn, dai. Dưới lớp mì là các loại rau sống, trên mì là thịt heo nạc, tôm, thịt gà cùng với nước dùng được hầm từ xương heo. Người ta còn bỏ thêm đậu phụng rang khô và giã dập, hành lá thái nhỏ, rau thơm, ớt đỏ... 

món ăn 7

món ăn 9
Để một tô Mì Quảng đúng chất và ngon, phải theo quy trình chế biến từ lá Mì cho đến các loại gia vị đi kèm.


Mì Quảng là một món ăn đặc trưng và phổ biến bậc nhất ở Quảng Nam. Không một khu phố, làng mạc, chợ búa, ngóc ngách nào ở Quảng Nam là không bán mì Quảng. Nhưng có một điều đặc biệt là: có thể có người Bắc suốt đời chưa từng nấu phở, có thể có người Nam từ bé tới giờ chưa từng nấu hủ tiếu, nhưng chắc chắn chưa có người Quảng nào chưa từng nấu mì Quảng tại gia. Có thể người nấu ngon, người nấu chưa ngon, song với người Quảng, điều đó mặc nhiên đúng. 

6. Bánh canh Trảng Bàng, Tây Ninh

Khi có dịp đến vùng đất Tây Ninh, du khách không thể bỏ qua món bánh canh Trảng Bàng, một trong những món ăn bình dân được chế biến từ bột gạo. Cùng với Bánh tráng Trảng Bàng phơi sương cuốn thịt luộc, món bánh canh đã được dân địa phương lưu truyền và gìn giữ thành một đặc sản không thể thiếu của vùng đất miền Đông Nam Bộ này.

món ăn 12

món ăn 13
Để có những sợi bánh canh trắng ngần, người ta thường chọn gạo ngon làm nguyên liệu. 

Từ những nguyên liệu rất phổ biến trong bữa cơm người Việt như gạo, thịt heo, xương, gia vị, qua quá trình chế biến công phu và khéo léo của người Trảng Bàng đã cho ra đời những tô bánh canh đậm đà hương vị. Một khi đã thưởng thức khó ai có thể quên được vị béo ngọt của thịt, vị thơm, dai nhưng mềm của bánh cộng với vị chua của nước mắm. Nếu có dịp ngang qua, đừng quên thưởng thức tô bánh canh đúng điệu ở mảnh đất Trảng Bàng đầy nắng và nhận lại nụ cười nồng hậu của người địa phương.

7. Bún cá Long Xuyên

Bún cá Long Xuyên còn gọi là bún cá Châu Đốc được bán khắp nơi trong vùng vào dịp tháng 9, tháng 10 âm lịch, khi những con cá lóc đã trưởng thành. Một tô bún cá thơm ngon thường có màu sắc vàng ươm của nghệ, cá lóc đồng, rau nhút bẻ cong hay rau muồn tuốt sợi và rau bắp chuối. Dù là bún cá nhưng khi ăn không hề nghe thấy vị tanh của cá bởi đã được trung hòa bởi mùi dễ chịu của nghệ. Chính vì vậy, nước lèo của món bún cá Long Xuyên rất ngon, có vị thanh ngọt của cá tươi rất hấp dẫn. Nếu có dịp ghé thăm vùng Châu Đốc – Ang Giang, hãy những quán bán bún cá Long Xuyên để thưởng thức món ngon đặc sản nhé.

món ăn 14

món ăn 15
Bún cá Long Xuyên - An Giang có hương vị đặc biệt được chế biến từ các loại cá bắt lên từ sông Hậu.


8. Lẩu mắm U Minh

Lẩu mắm (mắm kho cho vào lẩu) là một trong những món ăn dân dã không thể thiếu của người Nam bộ nói chung và U Minh nói riêng. Lẩu mắm phải ăn kèm với rất nhiều rau, như bông súng, đọt nhãn lồng, ngò gai, ngò om, cải xanh, rau muống, rau ngổ, đậu rồng, kèo nèo, rau đắng, càng cua, bông so đũa, cà phổi, bắp chuối, ớt hiểm, tỏi... Ngoài ra còn có đọt choại, loại rau rừng chỉ có ở rừng tràm U Minh. Rồi đậu bắp, nấm rơm bỏ vào khi lẩu vừa sôi, với các loài cá đồng tươi vừa chín như lươn, cá rô, các sặc rằn, cá dầy, cá lóc... cùng “lên lửa” với nước cốt mắm sặc thơm lừng. Cũng không thể thiếu bát ốc lác sôi sùng sục dưới đáy nồi lẩu.

món ăn 13

món ăn 14
Để có một lẩu mắm ngon, mùi thơm đặc trưng phải lựa từng con cá sặc bướm. Sau đó là khâu làm sạch vảy, ruột, rửa sạch, đem phơi cho cá ráo mặt, rắc muối giã nhỏ, cho vào một cái khạp, bên trên dùng mo cau và sống dừa cài chặt để giữ cho con nắm không nổi lên bề mặt.

Lẩu mắm đã trở thành món không thể thiếu ở nhiều nhà hàng sang trọng trong cả nước. Về nguyên tắc chế biến đều giống nhau. Tuy nhiên, mỗi nơi lại có sự khác biệt bởi việc sử dụng loại thịt cá nào và dùng rau nào ăn kèm cho hợp với phong thổ của quê hương. Song, dù bạn là người xứ nào, nhưng với bữa tiệc lẩu mắm ở rừng U Minh chắc chắn sẽ là dư vị đậm đà, dung dị và da diết không thể nào quên! Bởi nó gợi lại những ấn tượng quá khứ và kỷ niệm của lớp lớp tiền nhân thời mở cõi.

Theo Trí thức trẻ


Đưa hôn nhân qua mùa... thất vọng
Thất vọng là một "liều thuốc độc" của hôn nhân. Nó không gây ra cái chết ngay lập tức mà từ từ ngấm vào cuộc hôn nhân và đến một ngày, nếu không phát hiện ra mà "chữa" kịp thời, hôn nhân sẽ tử vong…

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.