- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
8 phong tục đón năm mới thú vị trên thế giới
Không phải quốc gia nào cũng ăn mừng năm mới bằng những màn pháo hoa rực rỡ và những bữa tiệc linh đình. Sau đây là những quốc gia với nghi lễ chào đón năm mới rất độc đáo.
1. Edinburgh, Scotland
Lễ mừng năm mới ở Edinburg, thủ phủ của Sclotland, kéo dài 3 ngày. Vào ngày 30 tháng 12, 8.000 người dự hội cầm đuốc tạo thành "một dòng sông lửa" rồi tỏa ra khắp các con phố của Old Town, từ Quảng trường Quốc hội cho đến Đồi Calton. Đi đầu đoàn rước là đội nhạc công chơi kèn túi và trống.
Giao thừa, mọi người thường cùng nhau tụ họp lại để thưởng thức rượu wee dram (một loại whisky của Scotland), cùng nhau khiêu vũ theo âm nhạc và điệu nhảy truyền thống. Những buổi vũ hội như thế này (vẫn thường gọi là ceilidh) sẽ tiếp tục cho đến hết ngày đầu tiên của năm mới. Người Scotland còn nổi tiếng với phong tục mừng năm mới bằng cách trần mình lao vào nước lạnh trong lễ hội Loony Dook được tổ chức ở cửa sông Firth of Forth, ngay bên ngoài thành phố. Dù thời tiết mùa đông giá lạnh, hàng năm hàng ngàn người vẫn tham gia vào lễ hội này.
2. Tây Ban Nha
Để khởi đầu một năm mới khỏe mạnh, người Tây Ban Nha có phong tục ăn 12 quả nho trong vòng 12 tiếng chuông điểm lúc Giao thừa. Quan niệm cho rằng, bất cứ ai có thể ăn được hết 12 quả nho trong những thời khắc đầu tiên của năm mới sẽ có một năm đầy đủ sung túc. Nghe có vẻ dễ dàng nhưng thực tế lại không như vậy, thậm chí nhiều người còn phải luyện tập.
Người dân Tây Ban Nha thường tập trung ở Puerta del Sol (có nghĩa là "Cổng Mặt Trời") hoặc theo dõi qua truyền hình, một tay cầm 12 quả nho và tay kia cầm ly rượu cava (loại rượu đặc trưng của đất nước này) rồi bắt đầu ăn từng quả nho một sau mỗi tiếng chuông. Sau nghi thức ăn nho là những bữa tiệc hoành tráng hoặc khiêu vũ thâu đêm ở một câu lạc bộ nào đó trong thành phố.
3. Đan Mạch
Ở nhiều nơi, người ta kiêng làm vỡ đồ đạc trong năm mới vì xem đó là điềm xấu. Thế nhưng người Đan Mạch lại xem việc đập vỡ bát đĩa là một cách để cầu hạnh phúc và may mắn cho năm mới. Những chiếc đĩa hoặc ly bị sứt vỡ được tích trữ suốt cả năm chỉ để chờ đến đêm giao thừa.
Vào thời khắc giao niên này, mọi người đi vòng qua nhà bạn bè và người thân, ném vỡ những chiếc đĩa ngay ở cửa chính. Sáng sớm hôm sau, nếu có nhiều mảnh vỡ bát đĩa trước nhà nghĩa là nhà bạn nhận được nhiều sự yêu mến của mọi người cũng như nhiều may mắn cho năm mới.
4. Brazil
Theo quan niệm của người Brazil, nếu vào ngày đầu năm mới bạn nhảy qua 7 con sóng thì cả năm mới bạn sẽ nhận được nhiều điều may mắn.
Ngoài ra, sẽ còn tốt lành hơn nữa nếu bạn mặc đồ trắng (biểu hiện của sự bình yên) và mang theo một bó hoa ném xuống biển như một lời cầu khẩn vị thần của biển cả.
5. Estonia
Những người thích ăn uống và sành ăn nên đến Estonia vào dịp đất nước này đón năm mới. Tại đây, bạn có thể trải nghiệm phong tục chào mừng năm mới độc đáo của người Estonia: ăn 7, 9 hoặc 12 bữa ăn trong ngày đầu năm.
7, 9, và 12 được xem là những con số may mắn nhất, và nếu ai ăn được hết từng đấy bữa ăn thì sẽ có sức mạnh của từng đấy người đàn ông trong năm mới. Người Estonia cũng quan niệm rằng, bạn không nên ăn hết tất cả thức ăn trên bàn mà để lại một chút cho những linh hồn đã khuất.
6. Nhật Bản
Ở Nhật, để tạm biệt năm cũ và chào đón năm mới, các ngôi chùa theo đạo Phật sẽ đồng loạt đánh chuông. Tuy nhiên, thay vì đánh 12 lần như ở nhiều nước khác thì người Nhật lại đánh 108 hồi chuông, đây là con số mà theo đạo Phật là biểu tượng cho sân si của con người, khiến con người chịu nhiều đau khố.
Vì vậy, đánh 108 hồi chuông là để xua tan đi những cảm xúc tiêu cực và tà tính của con người. Nếu bạn có dịp đến Tokyo vào Giao thừa, hãy đến ngôi chùa Zojoji tham gia nghi thức linh thiêng này, để tâm hồn được tươi mới và thanh thản chào đón năm mới.
7. Quần đảo Bahamas
Junkano là một lễ hội truyền thống để chào đón năm mới của người dân quần đảo Bahamas, được tổ chức vào Boxing Day (Ngày tặng quà) và đêm Giao thừa (bắt đầu từ 2 giờ sáng đến 10 sáng ngày đầu tiên của năm mới).
Lễ hội này ra đời từ cuối thế kỷ 18, khi những người nô lệ được phép rời đồn điền và được tổ chức ăn mừng Giáng sinh như các tầng lớp khác. Junkanoo thực sự là một lễ hội náo nhiệt và rực rỡ mà bất cứ ai đến thành phố Nassau của quần đảo Bahamas đều không thể bỏ qua. Các nhóm vũ công trong những bộ trang phục sặc sỡ diễu hành khắp các con phố, nhún nhảy theo điệu nhạc phát ra từ những chiếc trống da dê và còi làm từ sừng bò.
8. Ý
Trước đây, người Ý có thói quen đón năm mới bằng cách vứt tất cả những thứ đồ không cần đến qua của sổ. Tuy nhiên ngày nay, người ta ưa chuộng phong tục đón năm mới an toàn hơn là mặc đồ lót màu đỏ và ăn đậu lăng hầm.
Trước khi qua năm mới, chuông sẽ điểm 12 tiếng đếm ngược về lúc 0 giờ của ngày mới, và cứ mỗi tiếng chuông vang lên người ta lại ăn một muỗng đậu hầm. Trong quan niệm của người Ý, đậu hầm đại diện cho tiền xu, vì vậy ai ăn được càng nhiều thì sẽ càng may mắn.
Theo Trí thức trẻ
-
Vào bếp12 giờ trướcCàng ghẹ rang me là món ăn hấp dẫn được nhiều người yêu thích, món ăn ngon này lại có cách chế biến cực kỳ đơn giản, nhanh gọn.
-
Vào bếp18 giờ trướcMón ức gà xào nấm sốt tiêu đen đáp ứng cả 3 tiêu chí: Dễ làm, ngon miệng và lành mạnh, vừa thỏa mãn thú vui ăn uống vừa không lo tăng cân.
-
Vào bếp1 ngày trướcChanh đào ngâm đường phèn mật ong là một phương thuốc dân gian có hiệu quả cao trong việc giảm ho, đau họng và tăng cường hệ miễn dịch trong mùa đông.
-
Vào bếp2 ngày trướcNhiều gia đình rất thích ăn sữa chua và tự làm sữa chua tại nhà, sau đây chúng tôi sẽ cùng bạn tìm hiểu cách làm sữa chua đơn giản nhất.
-
Vào bếp2 ngày trướcCá kèo kho nghệ là món ăn dân dã, dễ chế biến được nhiều gia đình yêu thích, món ăn này vô cùng hao cơm.
-
Vào bếp3 ngày trướcThịt lợn kho sữa chua Yakul là món ăn đang gây sốt dữ dội trên mạng xã hội Trung Quốc, mọi người đua nhau làm thử, chia sẻ công thức và kinh nghiệm.
-
Vào bếp4 ngày trướcBún mắm là món ăn đặc trưng của người dân miền Tây Nam Bộ, mang hương vị đậm đà từ mắm cá linh, cá sặc kết hợp với các loại hải sản và rau sống tươi ngon.
-
Vào bếp4 ngày trướcThực đơn cỗ cưới không những cần ngon, chất lượng mà còn cần sự bắt mắt và phù hợp với văn hóa địa phương từng vùng miền. Dưới đây là những mâm cỗ cưới ở miền Bắc được nhiều người lựa chọn để các cặp đôi có thể tham khảo cho đám cưới của mình.
-
Vào bếp5 ngày trướcLẩu gà lá é vốn là món đặc sản Phú Yên sau đó lan rộng ra nhiều nơi. Cùng VietNamNet tìm hiểu cách nấu lẩu gà lá é ngon chuẩn vị tại nhà.
-
Vào bếp5 ngày trướcẾch nướng lá lốt là món ăn thơm ngon, nhiều chất dinh dưỡng và rất dễ làm tại nhà, mọi người đều có thể thực hiện dễ dàng
-
Vào bếp6 ngày trướcKhông thể đơn giản hơn, món thịt ba rọi sốt tắc (quất) hot rần rần khiến chị em văn phòng chỉ mong đến chiều để bữa cơm gia đình có thêm món ngon.
-
Vào bếp15/11/2024Cá trắm nhúng mẻ là món ăn ngon, đặc trưng của người dân miền Bắc được nhiều gia đình ưa chuộng, nhất là trong những ngày mùa đông lạnh giá.
-
Vào bếp15/11/2024Giấm quả lê không chỉ có hương vị tinh tế, hấp dẫn mà còn có tác dụng làm đẹp da, phòng chống bệnh tật; cách làm giấm quả lê rất dễ, không gây tốn thời gian của bạn.