Nhấp nhổm bởi giá xăng, điện tăng

Thu nhập mỗi tháng không quá 5 triệu đồng, gánh nặng chi tiêu đè lên vai những gia đình có ngân sách khiêm tốn, khi nhiều mặt hàng thiết yếu như xăng dầu, điện nước, thực phẩm kéo nhau tăng giá. TIN LIÊN QUAN

Thu nhập mỗi tháng không quá5 triệu đồng, gánh nặng chi tiêu đè lên vai những gia đình có ngân sáchkhiêm tốn, khi nhiều mặt hàng thiết yếu như xăng dầu, điện nước, thực phẩmkéo nhau tăng giá.

Từ tháng 3 giá điện tăngkhoảng 15% (tức gần 200 đồng mỗi kWh). Vào tuần cuối cùng của tháng 2, giáxăng đã được điều chỉnh từ 16.400 đồng lên 19.300 đồng (tức tăng 2.900 đồngmỗi lít, mức tăng kỷ lục trong vòng 2 năm qua). Trước đó, sữa cũng lên giátrung bình 10%. Bão giá lấn sâu vào từng ngõ ngách của đời sống và trực tiếpchọc "thủng túi" của những người có thu nhập khiêm tốn nhất.

Đều là công nhân, đang sốngvà làm việc gần khu công nghiệp Tân Bình, TP HCM, lương của vợ chồng chịTuyến gộp lại mỗi tháng chỉ tròm trèm 4 triệu. Đã thế, họ còn có con nhỏ 3tuổi. Cuối tháng 2, được người họ hàng cho cái máy giặt cũ, đôi vợ chồng trẻđành "trùm mền" cho nó, vì giá điện nhà trọ tăng từ 3.500 lên thành 4.500đồng mỗi kWh. Chi tiêu cho bữa ăn gia đình hàng ngày cũng trở thành bài toánhóc búa vì vật giá leo thang. "Bó rau, ký gạo, ký đường cũng đắt đỏ huốnghồ là thịt cá", bà nội trợ này tặc lưỡi than. 

Nhấp nhổm bởi giá xăng, điện tăng

Thu nhập thấp giữa thời bão giá, người tiêu dùng phải cân đong đo đếm từng ly từng tý một để tránh thâm hụt ngân sách gia đình (ảnh Gettyimages)

Chị Tuyến nhẩm tính, giá sữa,thuốc, thực phẩm cho trẻ tăng, chi phí cho con đội lên trung bình 200 nghìnđồng một tháng. Điện nhà trọ từ tháng 3 sẽ phải chi thêm 35-40 nghìn đồng,xe đi lại cũng mất thêm 30-50 nghìn. Đi chợ cho bữa ăn gia đình từ sau Tếtđã đội thêm 10 nghìn đồng một ngày, tức 300 nghìn đồng một tháng. Vị chitổng số tiền gia đình phải chi thêm khoảng 600 nghìn đồng, đó là chưa kể đếngiá nhà trọ đang lăm le bùng nổ trong nay mai.

Với gia đình nhỏ như chịTuyến, mỗi tháng các khoản tiêu cho phòng trọ, điện nước, con nhỏ, thực phẩmmất 3 triệu đồng. Tổng thu nhập hai vợ chồng được 4 triệu đồng, nếu mọi thứổn định, để dành được một triệu đồng. Nếu tổng chi phí đội thêm 600 nghìnđồng mỗi tháng, số tiền để dành chỉ còn lại vỏn vẹn 400 nghìn đồng. "Túitiền của chúng tôi sẽ bị thủng triền miên trong thời gian tới, chẳng biết sẽvá víu làm sao. Có lẽ gửi con về quê cho ông bà sẽ đỡ được phần nào",chị tặc lưỡi xuýt xoa.

Lo ngại bão giá, anh Hải làcông nhân ngành nhựa, vợ là phụ bếp cho một quán ăn ở gần khu chế xuất TânThuận, quận 7, TP HCM, cũng đứng ngồi không yên. Anh Hải cho hay, mặc dù thunhập của cả hai vợ chồng vừa được tăng thành 5 triệu đồng một tháng nhưng bàxã luôn cảnh báo anh phải tiết kiệm tối đa kẻo vung tay quá trán. Vợ anh Hảibộc bạch: "Hiện tiền thuê nhà, ăn uống, đi lại đã ngốn mất 3 triệu đồng.Tháng sau tiền phòng trọ, điện, nước đều bị tăng ít nhất 20%. Rồi còn tiềndự phòng giỗ chạp, cưới hỏi biết tính thế nào? Kiểu này tôi không dám sinhcon".

Là nhân viên văn phòng mộtcông ty viễn thông trên địa bàn thành phố, sống độc thân, lương 4 triệu đồngmỗi tháng, chị Uyên than: "Ngay cả khi lương của tôi được tăng lên thành4,5 triệu đồng để hỗ trợ trượt giá thì cuộc sống vẫn rất bấp bênh". 

Nhấp nhổm bởi giá xăng, điện tăng

So với dịp Tết, bài toán chi tiêu khi đi chợ, mua sắm của các bà nội trợ đang trở nên khó hơn  (ảnh Gettyimages)

Chị Uuyên phân tích, mỗitháng, chị chia thu nhập thành 4 khoản đều nhau, một phần trả tiền nhà,điện, nước. Một phần gửi về quê. Một phần ăn uống, chi phí xã giao và họcthêm, còn lại hơn một triệu đồng tiền để dành. "Nếu về quê làm việc, thunhập của tôi chỉ tầm 2-3 triệu đồng mỗi tháng, ở Sài Gòn được cao hơn. Thếnhưng, 5-10 năm nữa số tiền tôi tích lũy sẽ chẳng là gì vì trượt giá quá lớn",chị nói.

Không chỉ những người có thunhập khiêm tốn tỏ ra hoang mang, lo lắng vì bão giá, mà cả giới kinh doanhcũng khủng hoảng. Sau Tết, nhiều hàng quán, ngành dịch vụ bắt đầu có chiềuhướng suy giảm lợi nhuận. Nhân viên một hàng ăn gần chợ Thái Bình, quận 1,TP HCM, tiết lộ: "Từ giữa tháng 2, quán phải điều chỉnh tiết giảm lượngthực phẩm vì vắng khách".

Chủ một cửa hàng bán, sửachữa linh kiện và điện thoại di động ở gần bến xe miền Đông, quận BìnhThạnh, TP HCM, cho hay, doanh thu của tiệm đã sụt giảm mạnh, chỉ bằng 1/3 sovới quý IV năm ngoái. "Chưa bao giờ tình hình lại ảm đạm đến mức này",anh nói.

Tương tự, chủ một tiệm gộiđầu, làm tóc, móng tay tại chợ Trần Hữu Trang, quận Phú Nhận, cho biết: "Chỉtính riêng tuần vừa rồi lượng khách giảm đi một nửa dù tôi không hề tănggiá. Không biết đến tháng 3, khi giá điện chính thức tăng thì sẽ ra sao?".

Giới kinh doanh nhận định,các ngành dịch vụ, vận tải, sản xuất và người tiêu dùng sẽ chịu ảnh hưởngtrực tiếp từ việc tăng giá xăng, giá điện. Đầu tiên có thể chỉ là tác độngcủa yếu tố tâm lý làm tăng một vài mặt hàng nhưng sau đó sẽ có ảnh hưởng dâychuyền đến nhiều nhóm hàng. Kết quả là, mọi người sẽ tập dần một thói quenthích ứng với hoàn cảnh là cắt giảm chi tiêu để chạy bão giá.

Theo Trung Tín
VnExpress



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.