Các bước cấp cứu điện thoại bị dính nước

Không ít người đã khóc dở mếu dở vì xử lý không đúng cách sau khi chiếc điện thoại, smartphone của họ bị dính nước.

Không ít người đã khóc dở mếu dở vì xử lý không đúng cách sau khi chiếc điện thoại, smartphone của họ bị dính nước.

Không hiếm trường hợp người dùng bất cẩn để rơi điện thoại xuống nước, trong bồn cầu hoặc dính nước khi ra ngoài trong điều kiện trời mưa. Gặp phải trường hợp đó, bạn nên bình tĩnh và xử lý chiếc điện thoại, smartphone của mình theo các bước sau. Nếu may mắn, chiếc dế yêu của bạn sẽ bình an vô sự khi được cấp cứu đúng cách.

1. Đưa điện thoại khỏi phạm vi của nước ngay lập tức


Các cổng kết nối, cổng microphone, cổng sạc hoặc phần vỏ nhựa bọc quanh thân máy có thể dễ dàng để nước lọt vào sau ít giây. Bạn hãy đưa chiếc điện thoại khỏi phạm vi của nước một cách nhanh nhất có thể và tắt máy để tránh hiện tượng đoản mạch.

Tuy nhiên, nếu điện thoại đang sạc và dính phải nước, bạn hoàn toàn không được nhấc điện thoại lên bởi rất có thể, môi trường nước sẽ khiến bạn bị điện giật. Khi đó, bạn cần phải dùng một vật cách điện để đưa điện thoại khỏi nguồn nước, đồng thời ngắt mạch điện.

2. Đặt máy lên một tấm khăn mềm, khô


Đây là một trong những bước quan trọng nhất để “cứu” chiếc điện thoại của bạn. Với công đoạn này, rất có thể bạn đã cứu vớt thành công một số bản mạch của máy – những mạch đã dính nước nhưng chưa tiếp xúc với nguồn điện

Bạn cũng có thể xác định mức độ hư hại của máy khi dính nước bằng cách kiểm tra tấm hình tròn hoặc ô-van nhỏ đặt ở góc máy, gần vị trí của pin. Nếu như tấm giấy đó biến thành màu hồng hoặc đỏ, rõ ràng chiếc điện thoại đã bị ảnh hưởng bởi nước.

Lưu ý: bạn chỉ nên tháo nắp máy và pin, sau đó đặt ngay lên giấy khô, mềm. Không nên tháo quá nhiều linh kiện.

3. Tháo thẻ SIM


Một vài (hoặc tất cả) địa chỉ liên lạc của bạn đều được lưu trữ trong thẻ SIM và chắc chắn bạn không muốn việc liên lạc của mình bị gián đoạn trong một thời gian nhất định (trong lúc chờ làm lại thẻ SIM). Với một số người, gìn giữ thẻ SIM thậm chí còn quan trọng hơn cứu điện thoại.

Thẻ SIM có thể sống sót dưới nước nhưng điều đó không có nghĩa bạn bỏ qua chuyện tháo SIM. Sấy khô thẻ SIM và đặt ở một nơi khô ráo cho đến khi bạn chắc chắn, chiếc điện thoại của mình cũng đã an toàn.

4. Lau khô máy bằng khăn mềm


Ngay cả khi còn 1 giọt nước dính trên máy, nó cũng có thể phá hoại hoàn toàn chiếc dế yêu của bạn. Do đó, bạn cần loại bỏ càng nhiều nước càng tốt khỏi chiếc điện thoại. Trong quá trình làm việc này, bạn phải làm thật nhẹ nhàng, tránh để nước chảy lan ra các bộ phận khác trên điện thoại.

5. Hút ẩm


Sau khi đã lau khô bên ngoài, bạn nên dùng một thiết bị hút nào đó (có thể là máy hút bụi), hút tất cả các khu vực có thể tiếp cận được của máy trong khoảng 20 phút. Nếu may mắn, bạn có thể bật máy lên ngay lập tức sau 30 phút. Tuy nhiên, trong phần lớn trường hợp, chiếc điện thoại của bạn chưa thể sớm khởi động lại được trừ khi quãng thời gian rơi xuống nước đặc biệt ngắn. Chú ý, đừng đặt máy hút quá gần điện thoại bởi nó có thể gây ra tình trạng tĩnh điện.

Lưu ý: không nên sử dụng máy sấy tóc để sấy máy bởi máy sấy thường có tác dụng thổi nước vào trong hơn là hút ra ngoài. Bên cạnh đó, sức nóng từ máy phát ra cũng có thể gây ảnh hưởng đến các mạch trong máy.

6. Đặt máy trong một môi trường vật chất có khả năng hút ẩm cao


Cách đơn giản và tiết kiệm nhất bạn có thể làm là đặt máy trên một bát gạo khô. Ngoài ra, bạn cũng có thể đặt máy trong một hộp nhựa có khả năng niêm phong kín, sau đó thêm một gói hút ẩm vào. Tuy nhiên, có một nhược điểm là các gói hút ẩm này thường đã hấp thu một lượng nước nhất định từ môi trường, do đó khả năng hút ẩm của nó không quá cao. Bạn nên đặt điện thoại trong môi trường hút ẩm càng lâu càng tốt, ít nhất là qua một đêm để loại bỏ toàn bộ nước ra khỏi máy.

Lưu ý: bạn nên xoay điện thoại theo những vị trí khác nhau sau mỗi 1 tiếng để hiệu quả hút ẩm tốt hơn. Bạn cũng nên kiểm tra môi trường hút ẩm sau mỗi 4 – 6 tiếng để đảm bảo, môi trường này vẫn còn khả năng hút nước.

7. Kiểm tra điện thoại


Sau khi đã đợi khoảng 24 giờ, bạn cần kiểm tra kỹ lưỡng từng góc cạnh của máy để đảm bảo máy đã đủ khô. Sau đó kiểm tra các cổng kết nối hoặc các điểm có kẽ hở khác. Nếu có bụi hoặc vết bẩn, bạn nên lau sạch, sau đó lắp pin của máy vào. Khi bật máy, bạn nên để ý xem máy có phát ra âm thanh hoặc mùi bất thường hay không.Nếu chiếc máy có thể khởi động, tính năng hoạt động bình thường, bạn đã thành công.

Theo Zing.vn/Tri Thức


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.