Giả website Apple để ăn cắp tài khoản người dùng

Hãng bảo mật Kaspersky Lab ngày 5/8 cảnh báo, tài khoản dùng trên Apple (Apple ID) đang là mục tiêu tấn công của tội phạm mạng.

Hãng bảo mật Kaspersky Lab ngày 5/8 cảnh báo, tài khoản dùng trên Apple (Apple ID) đang là mục tiêu tấn công của tội phạm mạng.

Cụ thể, hình thức tấn công chủ yếu được tin tặc sử dụng là các trang web lừa đảo (phishing site), bắt chước trang web chính thức của apple.com. Theo Kaspersky Lab, số lần phát hiện mã độc của chức năng chống virus trên web từ các trang giả mạo apple.com đang rất cao. Tội phạm mạng đã sử dụng thư rác để phát tán các liên kết dẫn đến những trang lừa đảo và tại đây người dùng sẽ nhập Apple ID và mật khẩu.

Ví dụ, tin tặc tạo email hết sức tinh vi với ngôn ngữ trịnh trọng và ở mục “Người gửi” là địa chỉ email giả mạo service@apple.com. Trên thực tế, email gửi từ một địa chỉ khác nhưng bị ẩn đi, và người dùng chỉ nhận biết được khi kéo con trỏ đến các liên kết.

thu_hacker.jpeg
Bức thư của hacker giả mạo nhân viên Apple gửi tới người dùng. (Ảnh: Kaspersky Lab)

Ở một trường hợp khác, tin tặc tạo email rất tỉ mỉ như đặt logo của Apple trên nền bức thư và liên kết dẫn đến “Các câu hỏi thưởng gặp” và kí tên là “Apple Customer Support” (nhân viên hỗ trợ khách hàng Apple). Và, chỉ có 1 sơ hở để nhận biết đây là email giả mạo này thiếu tên người nhận ở phần mở đầu.

Người nhận mail thường được “dụ dỗ” đến các trang web giả mạo có giao diện giống trang chính thức của Apple và khai báo Apple ID và mật khẩu và tin tặc dễ dàng ăn cắp được tài khoản người dùng.

Theo Kaspersky Lab, trong hai ví dụ trên dù dòng địa chỉ giả mạo có thể chứa cụm từ “apple.com” ở dạng này hay dạng khác nhưng người dùng nếu để ý vẫn có thể nhận ra. Tuy nhiên, nếu trang web được mở bằng trình duyệt Safari di động trên iPhone hoặc iPad thì người dùng không thể nhìn thấy dòng địa chỉ vì nó được ẩn đi khi các trang được tải về.

web_Apple_gia.jpg
Tin tặc tạo ra những trang web giống hệt với Apple để lừa người dùng. (Ảnh: Kaspersky Lab)

Để bảo vệ tài khoản của mình, chuyên gia của Kaspersky Lab khuyến cáo người dùng có thể kích hoạt 2 yếu tố xác thực cho Apple ID, với 1 mã xác minh 4 chữ số gửi đến một thiết bị đáng tin hoặc nhiều hơn. Quá trình xác minh hai bước làm cho truy cập trái phép hoặc việc sửa đổi tài khoản không thể thực hiện trên các trang My Apple ID và ngăn chặn mọi hoạt động mua hàng được thực hiện bằng tài khoản người dùng với các bên thứ ba.

Ngoài ra, người dùng cần cảnh giác nếu nhận được một tin nhắn có tên Apple hoặc một nhân viên nào đó của hãng; tránh click vào bất kì liên kết nào nằm trong tin nhắn mà nên tự nhập liên kết đó vào dòng địa chỉ. Trong trường hợp đã click vào liên kết, người dùng phải kiểm tra nội dung cẩn thận và địa chỉ đang hiển thị trên trình duyệt.

Cũng theo Kaspersky Lab, từ đầu 2012 đến nay, số lượng các phát hiện chống virus cho web xảy ra khi người dùng sử dụng phần mềm bảo mật Kaspersky cố gắng truy cập vào những trang web có virus đã gia tăng đáng kể. Trong thời gian này, các chuyên gia Kaspersky Lab ghi nhận trung bình khoảng 200.000 phát hiện/ngày (con số này vào khoảng 1.000 phát hiện/ngày năm 2011).

Cá biệt, số lần phát hiện mã độc của chức năng chống virus trên web từ các trang giả mạo apple.com vượt quá mức trung bình nhiều lần (ví dụ ngày 6/12/2012 có 939.549 phát hiện, ngày 1/5/2013 có 856.025 phát hiện).

Theo Trung Hiền
Vietnam+



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.