Lỗ thủng ozone ở Nam Cực đang thu hẹp dần

Lỗ thủng tầng ozone ở Nam Cực đang co lại sau gần 30 năm, kể từ khi hiệp ước quốc tế về bảo vệ tầng ozone được kí kết.

Lỗ thủng tầng ozone ở Nam Cực đang co lại sau gần 30 năm, kể từ khi hiệp ước quốc tế về bảo vệ tầng ozone được kí kết.

Theo kết quả ở lần đo gần nhất, lỗ thủng tầng ozone ở Nam cực đã thu hẹp gần 4 triệu km2 so với lỗ thủng năm 2000. Tuy nhiên, Giáo sư Susan Solomon của viện nghiên cứu Massachusetts, một chuyên gia về khí quyển cho rằng lỗ thủng này hiện vẫn đang có kích thước ở mức trung bình, khoảng 17 triệu km2.

“Nó không phục hồi hoàn toàn nhưng như vậy vẫn tốt hơn lỗ thủng 21 triệu km2 vào năm 2000. Sẽ mất một thời gian rất dài để lỗ thủng ozone có thể phục hồi hoàn toàn nhưng nó đang thu hẹp dần kể từ bây giờ”, Giáo sư cho biết.

Lỗ thủng ozone ở Nam Cực đang thu hẹp dần - 1

Clo phản ứng với các đám mây ở Nam Cực, nguyên nhân gây thủng tầng ozone (Cynthia Spence/NSF)

Lỗ thủng ozone ở Nam Cực được các nhà khoa học tình cờ phát hiện trong những năm gần đây. Đây là lỗ thủng lớn nhất từ trước đến nay. Tuy nhiên, Giáo sư Solomon và nhóm nghiên cứu đã xác định sự mở rộng lỗ hổng ozone này vào năm 2015 là do sự phun trào của núi lửa Calbuco ở Chile, làm tăng các hạt (phân tử clo, lưu huỳnh,… có trong bụi núi lửa) ở tầng bình lưu Nam Cực.

“Khí hậu lạnh giá ở Nam Cực khiến cho những đám mây hình thành trong tầng bình lưu Nam Cực và Clo phản ứng với nhau trên bề mặt những hạt tích điện của đám mây (làm tăng nồng độ clo trong khí quyển). Đây là nguyên nhân gây thủng tầng ozone.

“Các hạt bụi núi lửa là các hạt được ví như là những hạt ngô giống. Chúng sẽ nhanh chóng nảy mầm trên những đám mây. Do đó, một vụ phun trào núi lửa sẽ làm tăng kích thước của đám mây lên đáng kể và làm chậm quá trình chữa lành lỗ thủng ozone”, Giáo sư Solomon giải thích.

Lỗ thủng ozone ở Nam Cực đang thu hẹp dần - 2

Lỗ thủng ozone ở Nam cực năm 2015 (NASA)

Hậu quả của sự ô nhiễm

Tầng ozone có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sự sống trên Trái Đất bằng cách hấp thụ tia UV (tia cực tím) từ Mặt Trời. Đây là một tia có thể gây ra bệnh ung thư da, gây biến đổi gen di truyền và ức chế hệ thống miễn dịch trong cơ thể sống. Tia này cũng có thể làm giảm sản lượng nông nghiệp và làm biến đổi chuỗi thức ăn.

Năm 1987 các nước trên thế giới đã kí Hiệp ước quốc tế về việc bảo vệ tầng ozone bằng cách loại bỏ dần các chất làm suy giảm tầng khí quyển này. Theo đó, clo, đặc biệt là Chlorofluorocarbons (CFCs), một chất được cho là nguyên nhân gây thủng tầng ozone, bị cấm sử dụng.

Tuy nhiên, theo Giáo sư Solomom, các chất hóa học đốt cháy tầng ozone có thể tồn tại từ 50 đến 100 năm trong khí quyển. “Gần như suốt cuộc đời, các phân tử này tồn tại trong tầng khí quyển của chúng ta. Vì vậy, dù chúng ta không thải thêm các phân tử hóa học ra môi trường thì chúng vẫn có rất nhiều trong khí quyển”, Giáo sư nói thêm.

“Sẽ mất rất nhiều năm trước khi lỗ thủng ozone phục hồi hoàn toàn. Nhưng chúng ta có thể nhìn thấy những dấu hiệu cho thấy rằng nó không còn trầm trọng như trước và đang bắt đầu tốt dần lên. Thế giới đã quyết định hành động với những hóa chất gây thủng tầng ozone và chịu trách nhiệm với hành tinh của chúng ta. Mọi người cần phải thấy rằng sự lựa chọn của chúng tôi có thể cứu môi trường”, Giáo sư Solomon nhận định.

Thủng tầng ozone không phải là sự biến đổi tự nhiên

Một số nghiên cứu của các nhóm khoa học đã sử dụng những dữ liệu từ vệ tinh để cho thấy rằng lỗ thủng ozone lớn và sâu như thế nào; chúng mở rộng với tốc độ nhanh như thế nào, so với kích thước khí cầu. Từ đó, chúng ta có thể thấy được những ảnh hưởng mà nó đưa lại.

“Hai trạm nghiên cứu, Nam Pole và Syowa là những nơi mà con người có thể đo được ozone bằng khí cầu trong nhiều thập kỉ qua. Đó cũng là điểm mấu chốt cho thấy rằng tầng ozone phục hồi trở lại một cách chính xác nhất”.

Giáo sư cho biết, một trong những vấn đề cần quan tâm trong việc theo dõi “sức khỏe” của tầng ozone là sự biến đổi hằng năm của các yếu tố tự nhiên như độ lạnh, sự thay đổi của gió, hoặc các hạt bụi núi lửa…

Đồng thời, Giáo sư Solomon cũng cho biết thêm rằng các nghiên cứu gần đây đã giải thích được các quá trình này góp phần vào việc biến đổi khí hậu hằng năm như thế nào. “Điều đó cho phép chúng tôi khẳng định rằng xu hướng (suy giảm ozone) thực sự là do clo, chứ không phải chỉ vì những biến động tự nhiên”.

Khẳng định của các nhà khoa học

“Trong nhiều năm, các nhà khoa học đã chứng tỏ được rằng tầng ozone có thể phục hồi ngay từ bây giờ hoặc không bao giờ. Những nghiên cứu cứu mới được cho là phù hợp … với mô hình thí nghiệm cho thấy lỗ thủng tầng ozone đang thu hẹp dần và nó có thể biến mất vào nửa sau của thế kỉ”, Tiến sĩ Olaf Morgenstern của NIWA, New Zealand.

Tuy nhiên, tiến sĩ Joseph Lane của Đại học Waikato cho biết thêm, “vẫn còn một số bất ổn về tỷ lệ phục hồi, khi lượng khí thải nitơ oxit (một chất làm suy giảm ozone không được kiểm soát) trong khí quyển ngày càng tăng lên”.

Theo Khám phá



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.