Để giảm thiểu ô nhiễm không khí trong nhà vào mùa đông, bạn cần vứt ngay những thứ cực độc luôn "vô tư" tồn tại mỗi ngày

Nhiều người có suy nghĩ rằng tình trạng ô nhiễm không khí chỉ xảy ra trên đường phố hay tại các khu công nghiệp. Nhưng thực ra, không gian trong chính ngôi nhà bạn đang sống cũng có thể bị ô nhiễm nghiêm trọng và có thể gây nên nhiều vấn đề nguy hại với sức khỏe.

Chất lượng không khí ngày càng xấu đi, đặc biệt là tại các thành phố lớn, với mật độ dân cư đông đúc hay các khu công nghiệp có rất nhiều các công ty sản xuất thì mức độ ô nhiễm càng nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên, có một thực tế là không chỉ tại các khu vực trên mới bị ô nhiễm không khí mà ngay trong nhà, nơi bạn sinh hoạt, nghỉ ngơi hàng ngày cũng có thể xảy ra tình trạng này. Đặc biệt là vào mùa đông, ô nhiễm không khí trong nhà đôi khi nghiêm trọng hơn ngoài trời. 

Để giảm thiểu ô nhiễm không khí trong nhà vào mùa đông, bạn cần vứt ngay những thứ cực độc luôn vô tư tồn tại mỗi ngày-1Để giảm thiểu ô nhiễm không khí trong nhà vào mùa đông, bạn cần vứt ngay những thứ cực độc luôn vô tư tồn tại mỗi ngày-2

Ô nhiễm không khí đang trở thành vấn đề "nhức nhối" của xã hội hiện đại.

Trong nhà, ô nhiễm không khí không chỉ là các loại hạt bụi PM2.5 mà còn cả các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC), formaldehyde và các chất ô nhiễm hóa học khác tồn tại trong các đồ vật như vật liệu trang trí, đồ đạc sàn nhà... cũng như các vi khuẩn, virus và mạt bụi khác nhau. Ngoài việc gây ra các triệu chứng khó chịu ở họng, dị ứng và ho, ô nhiễm không khí trong nhà còn có thể gây hại cho sức khỏe con người, đặc biệt là hệ hô hấp và hệ tim mạch, mạch máu não, thậm chí trở thành nguyên nhân gây ra các bệnh nghiêm trọng.

Để giảm thiểu ô nhiễm không khí trong nhà vào mùa đông, bạn cần vứt ngay những thứ cực độc luôn vô tư tồn tại mỗi ngày-3

Không khí trong nhà không sạch như bạn nghĩ!

Những nguồn gây ô nhiễm không khí trong nhà

Nến: Khi bị đốt cháy, nến giải phóng benzen và toluene… là những chất gây ung thư nguy hiểm. Ngoài ra, còn có thuốc nhuộm nhân tạo, hương liệu tổng hợp để tạo màu, mùi cho nến. Trong thành phần đó thường có chứa acrolein, chất gây ung thư phổi.

Để giảm thiểu ô nhiễm không khí trong nhà vào mùa đông, bạn cần vứt ngay những thứ cực độc luôn vô tư tồn tại mỗi ngày-4

Hóa chất tẩy rửa: Có chứa hợp chất dễ bay hơi.

Nấm mốc: Phát triển ở những nơi ẩm ướt như nhà bếp, nhà tắm, thực phẩm hư hỏng, tường ẩm... Việc hít phải các bào tử với nấm mốc có thể kích hoạt các cơn ho, gây ra tình trạng dị ứng ở trẻ nhỏ và cả người lớn.

Sưởi ấm, nấu ăn bằng các loại than: Tạo ra Carbon monoxide, một loại khí độc hại đối với sức khỏe con người.

Khói thuốc lá: Nicotine trong khói thuốc là một chất gây ung thư phổ biến.

Để giảm thiểu ô nhiễm không khí trong nhà vào mùa đông, bạn cần vứt ngay những thứ cực độc luôn vô tư tồn tại mỗi ngày-5

Thảm chùi chân, thảm trải sàn: Nơi trú ngụ của rất nhiều vi sinh vật như ve, mạt bụi nhà, bụi, vi sinh vật gây bệnh... Ngoài ra, những chiếc thảm được làm bằng chất liệu nhân tạo cũng có thể chứa các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC) như toluene, formaldehyd và benzene. Đây là những chất có khả năng gây ung thư đã được các nhà khoa học xác nhận.

Để giảm thiểu ô nhiễm không khí trong nhà vào mùa đông, bạn cần vứt ngay những thứ cực độc luôn vô tư tồn tại mỗi ngày-6

Sơn tường: Có chứa chì, các hợp chất dễ bay hơi tác động xấu đến sức khỏe.

Sơn, véc ni trên đồ gia dụng, nội thất: Thường chứa bột sắt công nghiệp, thủy ngân, chì… là những chất gây nguy hại cho sức khỏe.

Thú cưng: Lông, phấn, động vật ký sinh (giun, sán, bọ, ve)… trên cơ thể vật nuôi có thể gây dị ứng cho nhiều người.

Để giảm thiểu ô nhiễm không khí trong nhà vào mùa đông, bạn cần vứt ngay những thứ cực độc luôn vô tư tồn tại mỗi ngày-7

Sáp thơm, xịt phòng nhân tạo làm mát không khí: Chứa glycol ether gốc ethylene, gây ra các vấn đề về thần kinh cũng như liên quan đến máu.

Sử dụng hóa mỹ phẩm như keo xịt tóc, sơn móng tay... có chứa các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC).

Theo nghiên cứu, formaldehyde là một chất có độc tính cao. Ở nồng độ trên 0,1 mg/m3 không khí, việc hít thở phải formaldehyde có thể gây ra các kích thích mắt và màng nhầy, làm chảy nước mắt, đau đầu, cảm giác nóng trong cổ họng và khó thở. Formaldehyde đã được Tổ chức Y tế Thế giới xác định là chất gây ung thư và là một trong những chất có khả năng gây đột biến mạnh ở người, được liệt vào danh sách chất gây ung thư số một và có thể gây ra nhiều bệnh nguy hiểm.

Vậy, làm thế nào để ngăn ngừa việc sản sinh quá nhiều formaldehyde và gây ngộ độc?

1. Để phòng tránh ngộ độc formaldehyde, trước hết phải tìm ra nguyên nhân gây ra formaldehyde, khi mua đồ nội thất và sàn nhà, hãy cố gắng chọn những vật liệu thân thiện với môi trường.

2. Quá trình trang trí phải xem xét việc bảo vệ môi trường của vật liệu, cố gắng không sử dụng MDF, hạn chế tối đa lượng keo sử dụng.

3. Sau khi trang trí xong, nên nhờ cơ quan kiểm tra formaldehyde chuyên nghiệp để tiến hành kiểm tra môi trường trong nhà. Nếu hàm lượng formaldehyde vượt quá tiêu chuẩn thì ngôi nhà cần được để thông thoáng một thời gian hoặc nhờ công ty chuyên nghiệp để xử lý. Tốt nhất, bạn cần đợi đến khi hàm lượng formaldehyde đạt tiêu chuẩn mới chuyển đến.

4. Thời hạn thải của formaldehyde là 3-15 năm, thông gió trong thời gian ngắn không thể giải quyết được vấn đề, nhất là đối với những gia đình có trẻ em.

Hãy chú ý đến những chi tiết nhỏ sau đây, bạn có thể tận hưởng sự ấm áp của căn phòng và tránh được những phiền toái do ô nhiễm không khí trong nhà:

1. Không hút thuốc trong nhà


Nhiều người có thói quen hút thuốc trong nhà, thực tế điều này không tốt cho bản thân và gia đình. Nguyên nhân chính khiến PM2.5 trong nhà vượt quá tiêu chuẩn là do khói thuốc lá. Ba điếu thuốc có thể làm tăng nồng độ PM2.5 trong nhà lên 70 lần! Không chỉ PM2.5 mà khói thuốc thụ động cực kỳ có hại cho trẻ em và phụ nữ mang thai. Vì vậy, nếu muốn không khí trong nhà tốt thì phải tuyệt đối tránh hút thuốc lá.

2. Thông gió thích hợp

Thông gió là một thói quen tốt, nhưng nó còn tùy thuộc vào từng trường hợp. Khi chất lượng không khí ngoài trời tốt, chúng ta cần mở cửa sổ để thông gió, nhưng trong sương mù, khói bụi thì phải cố gắng tránh việc này. Bạn cũng có thể sử dụng máy lọc không khí để thanh lọc không khí trong nhà, đem đến môi trường sống trong lành hơn.

Để giảm thiểu ô nhiễm không khí trong nhà vào mùa đông, bạn cần vứt ngay những thứ cực độc luôn vô tư tồn tại mỗi ngày-8

3. Làm sạch bụi trong nhà

Chúng ta luôn dễ dàng bỏ qua bụi ở nhiều góc chết trong phòng, ngoài bụi sàn quen thuộc thì bụi đồ đạc, bụi chăn ga gối đệm, bụi rèm, bụi đồ gia dụng… phải được dọn dẹp kịp thời. Nếu không, chỉ cần một cơn gió thổi qua, ngôi nhà sẽ đầy bụi lơ lửng trong không trung và bạn rất dễ hít phải. Sau khi được hít vào cơ thể con người, bụi sẽ gây nhiều nguy hại tới sức khỏe của bạn như các bệnh về đường hô hấp như viêm mũi, viêm họng, viêm phổi… Vì vậy, bạn nên hình thành thói quen dọn dẹp nhà cửa thường xuyên.

Để giảm thiểu ô nhiễm không khí trong nhà vào mùa đông, bạn cần vứt ngay những thứ cực độc luôn vô tư tồn tại mỗi ngày-9

4. Chọn vật liệu trang trí xanh

Ngôi nhà là một phần cuộc sống của chúng ta, thông qua việc trang trí, bạn có thể làm cho chúng trở nên ấn tượng, trang nhã, thoải mái và dễ chịu. Tuy nhiên, nhiều vật liệu trang trí sẽ thải ra khí độc hại, trực tiếp gây ô nhiễm không khí trong nhà. Do đó, khi trang trí nhà cửa, hãy mua qua nhà sản xuất uy tín và chọn vật liệu trang trí xanh, thân thiện với môi trường.

5. Không hoặc hạn chế tối đa việc sử dụng các sản phẩm có mùi thơm

Hạn chế sử dụng các sản phẩm có thành phần là có chất liệu tổng hợp như chất tẩy rửa, nhang, nến, sáp thơm, chất phun diệt côn trùng, tinh dầu tổng hợp… bởi chúng có thể tạo ra hợp chất dễ bay hơi gây ô nhiễm nặng nề cho bầu không khí trong nhà.

Theo An Nhiên - Vietnamnet


bảo vệ sức khỏe

ung thư

ô nhiễm không khí


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.