Bản chất cuộc chiến tỷ giá Mỹ - Trung?

Trong chuyến công du sắp tới tại Indonesia, Tổngthống Obama sẽ đẩy mạnh việc xây dựng một khu vực tự do mậu dịch khu vực TháiBình Dương để cạnh tranh, ảnh hưởng với Hiệp định mậu dịch tự do giữa Trung Quốcvà ASEAN…

Trong chuyến công du sắp tớitại Indonesia, Tổng thống Obama sẽ đẩy mạnh việc xây dựng một khu vực tự do mậudịch khu vực Thái Bình Dương để cạnh tranh, ảnh hưởng với Hiệp định mậu dịch tựdo giữa Trung Quốc và ASEAN…

Dù áp lực tăng giá đồng NDT ngàycàng lớn, nhưng Bắc Kinh vẫn cân nhắc trong việc điều chỉnh tỷ giá đồng nội tệ.Không chỉ liên quan tới yếu tố kinh tế, đồng NDT được định hướng sử dụng như mộtvũ khí trên nhiều lĩnh vực.

Ngày càng nhiều sức ép

Ngay từ những năm đầu của thế kỷ XXI, cùng với sự tăng trưởng thần kỳ của kinhtế Trung Quốc, đồng NDT luôn chịu sức ép phải tăng giá từ Mỹ và phương Tây. Đểdung hòa lợi ích, ngày 21/7/2005, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã điều chỉnh tỷgiá đồng nhân dân tệ (NDT) từ mức 8,2765 USD/NDT (1 USD ăn 8,2765 NDT) lên mức8,11 USD/NDT.

Đồng thời, Trung Quốc cũng tuyên bố chấm dứt gần 1 thập kỷ cố định tỷ giá đồngNDT vào đồng đôla Mỹ trong một khung dao động rất hẹp là 8,26-8,28 USD/NDT (kểtừ năm 1996) để chuyển sang cơ chế tỷ giá mới linh hoạt hơn, quản lý tỷ giá đồngtiền dựa trên sự biến động của một rổ các đồng tiền của các nước đối tác thươngmại chính của Trung Quốc.

Từ đó đến nay, đồng tiền này vẫnchịu sức ép tăng giá và sức ép đó gia tăng tùy vào từng thời điểm cụ thể. Giaiđoạn 2008 - 2009,  khi thế giới phải đối mặt với cuộc khủng hoảng kinh tế tàichính, sức ép này tạm thời lắng dịu. Tuy nhiên, khi kinh tế thế giới đang có dấuhiệu hồi phục và tăng trưởng trở lại thì cuộc chiến tỷ giá giữa Mỹ và Trung Quốcđang có dấu hiệu căng thẳng trở lại.

Bản chất cuộc chiến tỷ giá Mỹ - Trung?

Cuộc chiến tỷ giá Mỹ - Trung

Ngày 17/3/2010, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã lêntiếng ủng hộ Mỹ trong việc kêu gọi Trung Quốcxem xét nâng giá trị NDT. Giám đốc điều hành IMFDominique Strauss-Kahn nói trước Nghị viện châuÂu tại Brussels: “Trong vài trường hợp, khôngthể tránh khỏi việc thay đổi tỷ giá. NDT củaTrung Quốc hiện ở mức quá thấp vì thế cần địnhgiá lại để giúp cân bằng cán cân thanh toán”.

Trước đó, Ngân hàng Thế giới (WB) đã thúc giụcTrung Quốc nâng giá trị NDT để giảm lạm phát vàgiảm sức nóng của nền kinh tế mà tổ chức này dựbáo năm nay sẽ đạt mức 9,5%.

Trong phiên điều trần tại Hạ viện ngày 24/3/2010vừa qua, nhiều nhà lập pháp và chuyên gia Mỹ đãyêu cầu chính quyền Tổng thống Barack Obama tiếnhành các biện pháp đa phương để chống lại chínhsách tiền tệ bị cho là không linh hoạt của TrungQuốc. Các nghị sĩ Mỹ cho rằng Washington cần đưavấn đề tỉ giá đồng nhân dân tệ ra các diễn đànquốc tế như Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàngThế giới (WB), hay nhóm G-20 để tận dụng sự hỗtrợ của các nước châu Âu và châu Á cũng quanngại về đồng NDT.

Tại sao Mỹ lại gia tăng sức ép với Trung Quốc?

Thứ nhất, Mỹ cho rằng Trung Quốc luôn cố tìnhđịnh giá đồng NDT thấp hơn so với giá trị thựccủa nó để hưởng lợi trong xuất khẩu hàng hóasang Mỹ. Quốc hội Mỹ dưới thời Tổng thống Bushcũng đã từng yêu cầu Bắc Kinh tăng tỉ giá đồngNDT. Từ tháng 7/2005 đến đầu năm 2008, TrungQuốc cũng đã có điều chỉnh tỉ giá đồng tiền củamình và tổng cộng lên được 20% so với đồng USD.

Nhưng đồng USD lại mất giá và cuộc suy thoáikinh tế thế giới năm 2008 đã khiến Bắc Kinh neođồng NDT vào đồng tiền Mỹ với tỉ giá thấp đểdùng xuất khẩu làm động lực tăng trưởng. Và nayvấn đề này lại gây khó khăn cho một nước Mỹ đangcần đẩy mạnh xuất khẩu và hạn chế nhập siêu. Mỹhiện bị nhập siêu hơn 800 tỉ USD và nặng nhấtvới Trung Quốc. Tỉ lệ thất nghiệp ở Mỹ đang ởmức rất cao: 9,7%.

Trong thông điệp Liên bang đầu năm 2010, Tổngthống Obama thông báo kế hoạch tăng xuất khẩugấp đôi từ nay cho đến 2015, nhằm tạo thêm 2triệu việc làm cho người dân Mỹ. Như vậy từ nay,xuất khẩu sẽ trở thành một mục tiêu nữa củachính trị và ngoại giao Mỹ.

Thứ hai, Mỹ cần gia tăng sức ép để các chínhkhách Mỹ tranh thủ lá phiếu cử tri vào tháng 11tới. 2010 là năm nước Mỹ có kỳ bầu cử nên cácnghị sĩ phải chứng tỏ rằng họ quan tâm tới việclàm của người dân và quyền lợi doanh nghiệp.

Cho nên, cả hành pháp và lập phápMỹ đều muốn nâng sức cạnh tranh của Mỹ và ngăn ngừa khả năng cạnh tranh củaTrung Quốc bằng hối suất thấp. Điều này càng được thúc đẩy bởi Đảng Dân chủ luôncó chủ trương bảo hộ mậu dịch do sức ép của các nghiệp đoàn đồng thời trong lúcđang bị thất thế, họ cũng cần phải tranh thủ từng lá phiếu.

Thứ ba, Mỹ muốn gây áp lực mạnh hơn đối với đồng NDT kết hợp cùng một loạt cácchính sách ngoại giao khác để tăng cường ảnh hưởng Đông Nam Á, kiềm chế TrungQuốc. Trong chuyến công du sắp tới tại Indonesia, Tổng thống Obama sẽ đẩy mạnhviệc xây dựng một khu vực tự do mậu dịch khu vực Thái Bình Dương để cạnh tranh,ảnh hưởng với Hiệp định mậu dịch tự do giữa Trung Quốc và ASEAN.

Tận dụng thời cơ, Mỹ nêu lý do xuất khẩu để mở ra chiến lược bao vây Trung Quốcvới hàng loạt quyết định gần đây như Mỹ tranh thủ các nước Đông Nam Á và 4 nướctrong lưu vực sông Mekong hay bán vũ khí cho Đài Loan... thì điều này sẽ gây bấtlợi cho Trung Quốc.

Phản ứng của Trung Quốc

Kết thúc phiên họp Quốc hội kỳ 3 khóa 11 vừa qua, Thủ tướng Trung Quốc Ôn GiaBảo khẳng định “ý chí sắt thép” của Trung Quốc về các vấn đề Tây Tạng, Đài Loanvà cho rằng chính Mỹ mới phải bày tỏ thiện chí thay vì gây mâu thuẫn về mậu dịchvà tỉ giá đồng NDT. Thủ tướng Ôn Gia Bảo cho rằng cuộc khủng hoảng kinh tế Mỹvừa qua là do chính họ gây ra vì thiếu khả năng quản lý nền kinh tế.

Việc kinh tế thế giới và Mỹ thoát khỏi báo động đỏ là nhờ vào Trung Quốc, do mứctăng trưởng cao của nước này trong năm 2009. Thâm hụt thương mại của Mỹ hiện nayvới Trung Quốc bắt nguồn từ sự toàn cầu hóa: 60% lượng hàng hóa Trung Quốc xuấtkhẩu vào Mỹ là của các công ty nước ngoài có cơ xưởng tại Trung Quốc... Thủtướng Trung Quốc kết luận: sẽ không có lý do nào để đánh giá lại đồng NDT. Vàtheo ông việc chỉ tập trung vào đồng NDT sẽ không giúp giải quyết các tranh chấpthương mại.

Tiếp đó, ngày 24/3, tại một hoạt động diễn ra ở thủ đô Washington (Mỹ) do giớicông thương Mỹ tổ chức, Thứ trưởng Bộ Thương mại Trung Quốc Chung Sơn tuyên bố:“Tăng giá đồng NDT không phải là phương thuốc hữu hiệu để có thể giải quyết tìnhtrạng mất cân bằng trong quan hệ thương mại Trung-Mỹ”.

Vai trò quốc tế của đồng NDT liên tục nâng cao có một hậu quả nghịch lý, nó đẩyđồng NDT lên cao, và đồng USD do ít người mua đã bị hạ xuống. Đồng NDT càng tănggiá, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc càng phải mua thêm công trái phiếu của Mỹđể tránh phải định giá lại đồng tiền quốc gia. Như vậy, theo đúng lý thuyết, BắcKinh phải chấp nhận tăng giá đồng NDT và cuối cùng chấp nhận đồng tiền này cókhả năng chuyển đổi.

Trong khi các lý do kinh tế chothấy sự điều chỉnh đồng tiền nước này ngày gần hơn thì các lý do chính trị lạikhông cho phép, đặc biệt trong quan hệ với Mỹ. Những bất đồng mới nảy sinh gầnđây lại làm bang giao hai nước tiếp tục nóng lên. Với vị thế hiện có, lãnh đạoBắc Kinh không muốn Mỹ gây ra sức ép khiến Trung Quốc phải nhượng bộ, đặc biệttrong vấn đề nhạy cảm liên quan tới Đài Loan và Tây Tạng.

Do đó, nếu có sự thay đổi đồng NDT thì có lẽ không phải một sớm một chiều. Haynói cách khác, Bắc Kinh sẽ tìm cách đi ngược lại những gì chính phủ Mỹ yêu cầu,ít nhất cho đến khi những căng thẳng ngoài vấn đề kinh tế được giải quyết.

Theo một số nhà phân tích, vào quý II tới đây, Trung Quốc có thể định lại dần tỷgiá đồng NDT. Điều này tác động tiêu cực trên sức cạnh tranh của Trung Quốcnhưng bù lại có thể giúp Bắc Kinh tạo thêm ảnh hưởng trên trường quốc tế. Tăngmạnh và nhanh tỷ giá đồng nội tệ sẽ làm giảm khối dự trữ ngoại tệ bằng USD củaTrung Quốc.

Cuộc chiến sẽ đi về đâu?

Sức ép nội tại của cả Trung Quốc và Mỹ đã đẩy hai cường quốc thế giới tiến tớibờ vực của một cuộc chiến thương mại quy mô lớn khó tránh khỏi trong thời giantới. Trong cuộc chiến ấy, Mỹ đã bắt đầu nhận được sự ủng hộ của các đồng minhchâu Âu cũng như các tổ chức tài chính hàng đầu của thế giới như Quỹ Tiền tệquốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB). Cuộc chiến này rồi sẽ đi về đâu?

Bản chất cuộc chiến tỷ giá Mỹ - Trung?

Theo các nhà bình luận, nếu Trung Quốc khôngtăng giá đồng NDT, Mỹ sẽ đơn phương áp các biệnpháp trừng phạt với hàng nhập khẩu của TrungQuốc nhưng Bắc Kinh cũng sẽ trả đũa như vụ lốpxe hơi hồi năm ngoái và như vậy cả hai bên đềubị thiệt. Còn nếu Mỹ nhờ IMF, WB hay WTO canthiệp thì xem ra giải pháp này rất khó khả thivì cơ chế của các tổ chức này.

Mặt khác, khi lấy lòng các nghiệpđoàn hòng nhận được sự ủng hộ đối với các chính sách trong nước, ông Obama lạilàm mất lòng Bắc Kinh trong khi Mỹ đang cần Trung Quốc giúp đỡ về những vấn đềnhư thay đổi khí hậu, thương thuyết về vũ khí hạt nhân với CHDCND Triều Tiên vàIran và vấn đề kinh tế toàn cầu.

Trong khi đó, điều mà nhiều nhà kinh tế Mỹ băn khoăn nhất hiện nay chính làTrung Quốc đang là chủ nợ lớn nhất của Mỹ. Với lợi thế nắm giữ hơn 1.000 tỷ tráiphiếu của Bộ Tài chính Mỹ, Trung Quốc có lợi thế trong các cuộc đàm phán về kinhtế với Mỹ. Nhiều nhà phân tích của Mỹ còn lo ngại khả năng từ chỗ lệ thuộc vàochủ nợ Trung Quốc, Mỹ sẽ lệ thuộc vào nhiều vấn đề khác, kể cả an ninh.

Trong vụ Mỹ bán vũ khí cho lãnh thổ Đài Loan (Trung Quốc) vừa qua, nhiều tiếngnói từ Trung Quốc kêu gọi trả đũa bằng cách bán phá giá trái phiếu của Bộ Tàichính Mỹ do Trung Quốc nắm giữ. Tuy nhiên, Trung Quốc cũng sẽ phải tính toán nếubán phá giá cổ phiếu của Mỹ như vậy, số tiền thu về của họ cũng sẽ bị giảm mạnh,điều mà bất cứ chủ nợ nào cũng không muốn.

Ở khía cạnh nào đó, việc cung cấp tài chính của Trung Quốc cho Mỹ thông qua việcmua trái phiếu chính phủ đã tạo thuận lợi cho chính sách phục hồi kinh tế vàgiải quyết các vấn đề mà Mỹ đang phải đối mặt. Tuy nhiên, chính việc cung cấptài chính này cũng làm ảnh hưởng đến sản xuất hàng hóa và dịch vụ nội địa và vềlâu dài sẽ làm suy yếu vai trò toàn cầu của Mỹ.

Như vậy, khả năng của Chính phủ Mỹ đưa ra các quyết định liên quan đến thươngmại và tài chính quốc tế thời gian tới sẽ bị hạn chế bởi sự phụ thuộc về tàichính từ Trung Quốc.

Nhưng vấn đề mấu chốt không phảilà do Mỹ thiếu sức mạnh để đối phó, mà là điều ràng buộc giữa hai nền kinh tếnày là quá lớn: Mỹ cần tiền của Trung Quốc còn Trung Quốc lại cần thị trường củaMỹ. Cuộc chiến sắp tới sẽ phức tạp nhưng cuối cùng nó cũng “bất phân thắng bại”vì cả hai bên đều cần duy trì quan hệ đôi bên cùng có lợi.

Theo Bình Nguyên - LêDũng
Bản chất cuộc chiến tỷ giá Mỹ - Trung?



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.